Qua quá trình định giá cơng ty cổ phần sữa Việt Nam (Vinamilk) bằng
phương pháp DCF, chúng ta thấy được giá trị nội tại và mức độ hấp dẫn của cổ phiếu VNM so với các cơng ty trong ngành.
Giá trị thực của cổ phiếu VNM là 128.098 VNĐ. Tuy nhiên do hạn chế về số liệu báo cáo tài chính đầy đủ của cơng ty chỉ thu thập được đến thời điểm tháng 12/2006 cho nên giá trị cổ phiếu VNM xác định được là giá trị vào thời
điểm cuối năm 2006. Trên thực tế, vào khoảng thời gian những tháng cuối năm 2006 giá trị cổ phiếu VNM trên thị trường giao động từ 112.000 VNĐ đến
136.000 VNĐ và giá đĩng cửa vào ngày cuối tuần cuối cùng năm 2006 giá cổ
phiếu VNM là 125.000 VNĐ. Điều này cho thấy giá trị cổ phiếu VNM cũng đã cĩ những biến động khác nhau tuy nhiên cuối cùng nĩ cũng trở lại với giá trị
thực của nĩ. So với các cổ phiếu cùng ngành như KDC, NKD, IFS, BBC…thì VNM là một cổ phiếu hấp dẫn đối với các nhà đầu tư ngay từ khi cổ phiếu này được lên sàn (blue-chip). Vào thời điểm ngày 8/10/2007 thì giá cổ phiếu VNM vào phiên đĩng cửa là 172.000 VNĐ. Đây là do cơng ty đã cĩ được kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh tốt trong thời gian vừa qua (kết quả kinh doanh 8 tháng đầu năm 2007 của cơng ty: tổng doanh thu là 4.368 tỷ đồng (đạt tỷ lệ hoàn thành
kế hoạch 58,8%), lợi nhuận là 702 tỷ đồng (đạt tỷ lệ hoàn thành kế hoạch
78,1%). Tuy nhiên, sự tăng giá của cổ phiếu các cơng ty trong thời gian qua một phần là do thị trương chứng khốn Việt Nam đang phát triển rất “nĩng”, nhà đầu
tư cịn thiếu kiến thức và kinh nghiệm, việc mua bán khơng qua việc phân tích mà chủ yếu theo tâm lý “bầy đàn”, tâm lý và hành động đầu tư luơn theo cảm tính. Việc các nhà đầu tư tham gia ngày càng nhiều vào kênh đầu tư này cũng tạo một áp lực tăng giá các cổ phiếu được niêm yết. Thực tế từ đầu năm đến nay rất nhiều cơng ty niêm yết phát hành thêm cổ phiếu mới gĩp phần tạo thêm cung vào thị trường nhưng cĩ vẻ như vẫn chưa là dịu “cơn khát” cổ phiếu của các nhà đầu
tư. Giá tăng liên tục vượt xa giá trị thực cĩ nguyên nhân do kì vọng quá lớn của
nhà đầu tư vào thị trường chứng khốn, trước những triển vọng sáng sủa về sự đi
lên của nền kinh tế Việt Nam.
Nhưng dù xuất phát từ nguyên nhân nào đi nữa, sự phát triển quá nĩng của
thị trường chứng khốn Việt Nam sẽ dần được điều chỉnh để đi vào sự ổn định. Giá cổ phiếu sẽ phản ánh đúng giá trị thực của nĩ, khơng cịn hiện tượng “thổi phồng” giá như hiện nay.
CHƯƠNG 4:
HẠN CHẾ CỦA PHƯƠNG PHÁP DCF VÀ VIỆC ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP NÀY TRONG VIỆC ĐỊNH GIÁ DOANH
NGHIỆP TẠI VIỆT NAM