Các khoản chi
Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Số chi (tr.đ) Tỷ trọng % Số chi (tr.đ) Tỷ trọng % Số chi (tr.đ) Tỷ trọng % Số chi tr.đ) Tỷ trọng % Số chi (tr.đ) Tỷ trọng % Sự nghiệp KT 4.841 6,28 5.782 6,32 7.164 4,9 9.242 5,5 5.341 4 Sự nghiệp GD – ĐT 36.649 47,53 44.555 48,68 56.817 38,84 77.839 46,3 81.257 60,85 Sự nghiệp khoa học 66 0,09 75 0,08 86 0,06 112 0,07 132 0,1 Đảm bảo xã hội 5.932 7,69 6.392 6,98 7.468 5,1 17.325 10,3 7.613 5,7 Sự nghiệp y tế 2.178 2,82 3.051 3,33 4.449 3,04 5.561 3,3 5.756 4,31 Sự nghiệp VH – TT 1.437 1,86 1.617 1,77 778 0,53 1.082 0,06 1.147 0,08 Sự nghiệp PT – TH 452 0,59 374 0,41 749 0,51 1.011 0,06 679 0,05 Sự nghiệp TDTT 492 0,64 581 0,63 564 0,39 773 0,46 439 0,03 Quản lý hành chính 20.347 26,39 24.769 27,06 39.333 26,89 41.300 24,58 25.243 18,9 AN – QP 3.321 4,31 3.228 3,53 3.397 2,32 3.431 2,04 2.619 1,96 Chi khác 1.386 1,80 1.109 1,21 8.874 6,07 9.140 5,44 1.495 1,12
Nguồn : Phịng kế hoạch Tài chính – Kế hoạch huyện Nghĩa Hưng Qua bảng trên ta thấy trong chi thường xuyên thì chi cho sự nghiệp Giáo dục – Đào tạo chiếm tỷ trọng cao nhất, khoảng trên dưới 50% số thực chi. Nhưng tỷ trọng trong chi cho giáo dục đào tạo thường không ổn định, tuy rằng khoản chi này năm sau cao hơn năm trước. Tính riêng cho năm 2009 con số này lên tới 81.257 triệu đồng, chiếm tỷ trọng cao nhất đạt 60,85% trong chi thường xuyên, tăng
82,37% so với năm 2006. Như vậy có thể nói chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục đào tạo tăng lên là một điều rất cần được khích lệ nhưng tại sao năm 2009 con số này lại tăng mạnh như thế? Đó là vì năm 2009 huyện đã tăng kinh phí do tăng biên chế, tăng kinh phí thiết bị trường chuẩn, kinh phí tham gia giải điền kinh ASEAN, tăng mức phụ cấp cho giáo viên mầm non ngồi cơng lập lên mức 0,6 lương tối thiểu, tăng kinh phí để đưa tin học vào nhà trường…
Cùng với chi cho sự nghiệp giáo dục đào tạo thì tình hình thực hiện chi cho sự nghiệp kiến thiết kinh tế cũng rất đáng được quan tâm. Chi cho sự nghiệp kinh tế là khoản chi để đảm bảo cho sự phát triển ổn định của nền kinh tế, các khoản chi nhằm khắc phục những hậu quả bất thường do thiên tai, thời tiết làm ảnh hưởng đến đời sống xã hội. Đây là các khoản chi rất quan trọng với sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế.
Trong những năm qua ngân sách huyện đã chưa chú trọng đến những khoản chi này để đáp ứng được các yêu cầu trên địa bàn, thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao. Tỷ trọng chi ngân sách cho sự nghiệp kinh tế trên địa bàn huyện còn rất nhỏ chỉ trong khoảng 4 – 6% chi thường xuyên, cao nhất là năm 2006 thực hiện là 5782 triệu đồng, chiếm 6,32% chi thương xuyên và giảm dần qua các năm tiếp theo, rồi đến năm 2009 con số này chỉ còn 5341 triệu đồng , chiếm 4% chi thường xuyên. Điều này có thể lý giải rằng sự nghiệp kinh tế của huyện chưa được phát triển nên việc chi cho sự nghiệp kinh tế chưa cao. Do đó trong thời gian tới cần phải tăng mức chi cho lĩnh vực này trong cơ cấu chi thường xuyên nhằm phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn huyện, đáp ứng yêu cầu về phát triển kinh tế trong thời kỳ đổi mới, hội nhập kinh tế thế giới và để thực hiện kế hoạch 5 năm 2011 – 2015 phát triển kinh tế huyện.
Mặt khác, trong cơ cấu chi thường xuyên thì khoản mục chi cho sự nghiệp y tế là khơng thể thiếu. Trong những năm qua, khoản chi này chiếm tỷ trọng nhỏ trong chi thường xuyên và luôn giữ ở mức ổn định, năm sau tăng hơn năm trước một giá trị rất nhỏ. Năm 2006 khoản chi này là 3.051 triệu đồng chiếm 3,33% chi thường xuyên, đến năm 2008 chi 5561 triệu đồng chiếm 3,3% chi thường xuyên. Và đến năm 2009 con số này gần như giữ nguyên là 5756 triệu đồng, mặc dù tỷ trọng có tăng lên là 4,4%.
Trong khoản mục chi cho sự nghiệp y tế của huyện thì huyện đã rất chú trọng đến việc chăm sóc sức khỏe cho người nghèo, tăng kinh phí khám chữa bệnh
Trong cơ cấu chi thường xun thì chi quản lý hành chính chiếm tỷ trọng tương đối cao – một tỷ lệ mà bất cư nước nào cũng không mong đợi, đặc biệt là với các nước có nền kinh tế đang phát triển như nước ta, khi nhu cầu chi cho đầu tư phát triển ngày một tăng cao. Do đó để thực hiện việc chi có hiệu quả nguồn ngân sách nhà nước thì một trong những biện pháp đầu tiên là cần phải giảm tỷ trọng chi hành chính này xuống, góp phần giảm mức chi thường xuyên. Thực hiện mục tiêu này thì huyện đã giảm chi hành chính qua các năm, và đến năm 2009 khoản chi này chỉ còn chiếm 18,9% chi thường xuyên, trong khi đó năm 2006 khoản chi này chiếm tới 27,06% chi thường xuyên. Đây là điều đáng mừng đối với công tác chi ngân sách trên địa bàn huyện.
Công tác thực hiện kế hoạch chi quản lý hành chính nhà nước trong thời gian qua cũng rất tốt, ln hồn thành thậm chí vượt kế hoạch đề ra trong năm đó, năm vượt kế hoạch cao nhất là năm 2008, vượt 57% kế hoạch tỉnh giao.
Tóm lại, có thể nhận thấy rằng: chi hoạt động hành chính Nhà nước, Đảng, Đồn thể trong giai đoạn vừa qua diễn ra rất sn sẻ. Tình hình thực hiện các kế hoạch phân bổ đều gần sát với dự kiến, cho thấy công tác xây dựng kế hoạch chi khoản mục này khá sát với nhu cầu của thực tế. Tính riêng năm 2008 vượt kế hoạch khá lớn có thể cho thấy nhu cầu chi tiêu quản lý hành chính nhà nước tăng lên là do các hoạt động đồn thể, văn hóa, xã hội có xu hướng gia tăng, sự biến động của thị trường làm cho các khoản này tăng lên. Ngồi ra cịn có nhiều biên chế làm việc tăng lên trong việc thực hiện các chương trình và bộ máy quản lý hành chính làm cho tiền lương và các khoản khác cũng tăng theo.
Đặc biệt, trong chi thường xuyên không thể không nhắc tới chi cho các hoạt động an ninh – quốc phòng. Đây là khoản chi ngân sách mà bất cứ nhà nước nào cũng không thể bỏ qua. Chi ngân sách cho hoạt động an ninh – quốc phòng nhằm đảm bảo an ninh trật tự, phòng chống tội phạm, phòng chống các tệ nạn xã hội… trên địa bàn huyện, đáp ứng nhu cầu bảo đảm an ninh trật tự cho cuộc sống nhân dân. Các hoạt động an ninh quốc phòng ngày càng được tỉnh và huyện quan tâm kịp thời, có sự chỉ đạo đúng hướng trong cơng tác an ninh quốc phòng, phòng chống tội phạm thể hiện bằng các chính sách chi an ninh quốc phòng trong các năm qua. Cụ thể chi ngân sách trong lĩnh vực an ninh quốc phòng trên địa bàn huyện trong năm qua luôn giữ ở mức ổn định nhưng tỷ trọng có xu hướng giảm dần qua các năm. Đây khơng phải là do chi cho lĩnh vực này có xu hướng giảm xuống mà là do trong
những năm này tỷ trọng chi ngân sách giáo dục đào tạo tăng lên dẫn đến làm giảm tỷ trọng chi an ninh – quốc phòng trong cơ cấu chi thường xuyên.
Năm 2006 chi cho lĩnh vực này là 3.228 triệu đồng chiếm 3,53% chi thường xuyên ngân sách huyện, đến năm 2007 tăng lên là 3.397 triệu đồng, nhưng tỷ trọng lại giảm xuống còn 2,32%. Và các năm tiếp theo tiếp tục giảm đi về giá trị và về tỷ trọng, đến năm 2009 tỷ trọng này chỉ cịn 1,96%.
Ngồi ra, các hoạt động chi ngân sách nhà nước trong lĩnh vực văn hóa thơng tin, thể dục thể thao, đảm bảo xã hội, phát thanh truyền hình, sự nghiệp khoa học cũng hồn thành kế hoạch của tỉnh giao, góp phần thực hiện các mục tiêu mà Đảng bộ và nhân dân huyện đã đề ra, đặc biệt là trong lĩnh vực chi đảm bảo xã hội. Đây khoản chi chiếm tỷ trọng tương đối trong chi thường xuyên, đặc biệt trong năm 2007 khoản chi này chiếm hơn 10%. Trong khi đó chi khác ngân sách trong cơ cấu chi thường xuyên thường không ổn định, cao nhất là năm 2008 đạt 9.140 triệu đồng, nhưng đến năm 2009 con số này chỉ còn 1.495 triệu đồng. Tuy nhiên, trong các năm 2007, 2008 thì mức chi khác ngân sách đều vượt kế hoạch đề ra rất cao, cao nhất là năm 2008 vượt mức kế hoạch đề ra rất cao, cao nhất là năm 2007 vượt 96,21% kế hoạch, nếu khơng có các khoản tiết kiệm tăng lương do các khoản chi phát sinh ngoài dự kiến như hỗ trợ cho cơng tác đồn, cơng tác của chi cục thuế và các cuộc điều tra kinh tế, xã hội, của các phịng, ban chun mơn…Điều này cho thấy trong thời gian tới huyện phải có các giải pháp nhằm khắc phục hiện tượng trên để cho kế hoạch chi ngân sách trên địa bàn huyện sát với thực tế hơn.
2.2.3. Chi dự phòng ngân sách
Đây là khoản chi dùng để chi phòng chống, khắc phục hậu quả thiên tai,hỏa hoạn ; nhiệm vụ quan trọng về an ninh – quốc phòng; nhiệm vụ cấp bách khác phát sinh ngồi dự tốn trong năm ngân sách. Khoản chi này thường có tỷ trọng nhỏ trong chi ngân sách của huyện. Năm 2006 khoản chi này chỉ có 350 triệu đồng,chiếm 0,27% chi ngân sách, đến năm 2009 có tăng lên là 3.262 triệu đồng chiếm 1,82%. Cịn các năm 2007, 2008 khơng có chi dự phịng trong nội dung chi ngân sách. Qua phân tích các khoản mục chi thường xuyên, chi xây dựng cơ bản ta thấy các khoản chi đó thường vượt mức kế hoạch đề ra rất cao. Điều này cho thấy huyện nên tăng mức chi dự phòng trong những năm tiếp theo để khắc phục tình trạng chi vượt kế hoạch của các khoản chi khác trong nội dung chi ngân sách của huyện.
Chi bổ sung ngân sách xã là một trong những khoản mục chỉ mang tính chất thường xuyên của chi ngân sách huyện. Xã là một cấp chính quyền địa phương thấp nhất có chức năng tương tự như các cấp chính quyền khác và tất nhiên để đảm bảo được chức năng, nhiệm vụ của nó ngồi ngân sách của chính nó, xã cũng cần nguồn kinh phí để bổ sung cho những hoạt động của nó mà cụ thể ở đây chính là ngân sách nhà nước chi cho xã nhằm thực hiện các mục tiêu của huyện trên địa bàn xã.
Trong thời gian qua tỷ trọng chi ngân sách xã trong chi ngân sách huyện luôn giữ ở mức ổn định nhưng luôn đảm bảo kế hoạch đề ra , nhưng đặc biệt trong năm 2007, khoản chi này chỉ chiếm có 0,9% chi ngân sách huyện, trong khi đó các năm khác chi bổ sung ngân sách xã thường chiếm tới 11%. Năm 2007 khoản chi này thấp hẳn xuống là do trong năm này chi ngân sách cho các khoản mục khác như chi thường xuyên, chi xây dựng cơ bản tăng quá cao dẫn đến làm giảm tỷ trọng của khoản chi này xuống. Chi bổ sung ngân sách xã giúp hỗ trợ một phần nguồn kinh phí đảm bảo cho hoạt động của xã được tốt hơn, tuy nhiên khơng vì thế mà cấp xã ỷ lại, trơng chờ vào nguồn kinh phí này từ ngân sách huyện mà làm tăng gánh nặng cho huyện trong chi ngân sách nhà nước. Phấn đấu trong thời gian tới chi bổ sung ngân sách xã trên địa bàn huyện trong cơ cấu ngân sách huyện sẽ giảm xuống giúp tăng khả năng “ tự lực cánh sinh” của ngân sách xã.
2.3. Đánh giá chung về công tác thực hiện chi ngân sách.
Qua các số liệu phản ánh tình hình thực hiện chi ngân sách trên địa bàn huyện trong thời gian qua có thể đưa ra một số đánh giá về công tác thực hiện kế hoạch chi ngân sách.
Trước hết, có thể thấy cơng tác thực hiện chi ngân sách nhà nước theo kế hoạch là khá tốt, gần sát với kế hoạch đặt ra. Các khoản thực chi ngân sách được phản ánh rõ rang, việc thực hiện chi được thống nhất theo sự chỉ đạo của các cơ quan quản lý, đồng thời có sự phối hợp kịp thời giữa các cơ quan chức năng trong việc thực hiện các khoản chi giúp cho thực hiện chi ngân sách được chặt chẽ, đúng với nhu cầu và mục tiêu đặt ra. Tình trạng bội chi tuy vẫn có nhưng được kiểm sốt, vẫn đảm bảo các khoản thu địa phương ngày càng đáp ứng tốt hơn các nhu cầu chi tiêu, giúp đảm bảo được tính chủ động trong cơng tác chi ngân sách huyện.
Tuy nhiên,một số hoạt động chi ngân sách vẫn chưa hoàn thành kế hoạch đặt ra như chi xây dựng cơ bản năm 2008 do chi từ nguồn cân đối ngân sách không đạt. Đặc biệt cơ cấu chi thường xuyên trong chi cân đối ngân sách nói chung và ngay cả bản thân của cơ cấu chi thường xun nói riêng cũng cịn nhiều bất cập mà trong
thời gian tới cần giải quyết để chi ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện thực sự tiết kiệm và có hiệu quả.
4. Cân đối thu chi ngân sách trên địa bàn huyện Nghĩa Hưng.
Xác định khả năng cân đối thu chi ngân sách nhà nước là một trong những nhiệm vụ chủ yếu của kế hoạch ngân sách nhà nước. Thông thường những khoản thu dự kiến sẽ không đủ để thực hiện các khoản chi cần thiết, do vậy những khoản chi phải được tính tốn sát với những khoản thu. Cân đối ngân sách nhà nước trước hết biểu hiện mối quan hệ tương đương về lượng và sự bằng nhau giữa các con số,nhưng đó chưa phải là cân đối thực sự. Cân đối cịn thể hiện ở việc bố trí cơ cấu và quan hệ số lượng giữa các yếu tố cơ cấu ngân sách nhà nước, cân đối ngay trong bản thân các khoản thu hay khoản chi. Đó chính là sự hợp lý trong các khoản thu, tỷ trọng cân đối giữa các khoản thu và cơ cấu, định mức chi hợp lý.
Cũng giống như sự phát triển của mọi sự vật, cân đối thu chi ngân sách là tương đối chứ không tuyệt đối, luôn ở trạng thái vận động, cân đối và khơng cân đối chuyển hóa lẫn nhau. Cân đối ngân sách được thể hiện trong suốt q trình khơng ngừng phát sinh, giải quyết mâu thuẫn giữa thu và chi, do đó việc ít nhiều có số dư, có thâm hụt đều phải là trong phạm vi cân đối cơ bản, đều là hình thức biểu hiện của cân đối ngân sách.