Giải pháp về chi

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm thực hiện kế hoạch ngân sách trên địa bàn huyện nghĩa hưng, tỉnh nam định giai đoạn 2011 – 2015 (Trang 64 - 66)

III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM THỰC HIỆN KẾ HOẠCH NGÂN SÁCH NHÀ

2. Giải pháp về chi

2.1. Tiết kiệm triệt để chi ngân sách, sử dụng hợp lý nguồn ngân sách

Ngân sách nhà nước là cơng cụ tài chính quan trọng của nhà nước. Vì vậy, bất cứ trong điều kiện nào việc thực hiện chi ngân sách nhà nước cũng phải hướng vào các nhiệm vụ của cơ quan nhà nước. Tuy trong quá trình lập kế hoạch đã phải quán triệt tư tưởng này nhưng trong thực tế việc đảm bảo yêu cầu này không phải lúc nào cũng dễ dàng, nhất là trong điều kiện khả năng tập trung nguồn lực tài chính của nhà nước bị hạn chế, yêu cầu thực hiện nhiệm vụ của các cơ quan lại cấp bách và rộng lớn.

Giải pháp nhằm thực hiện kế hoạch chi ngân sách nhà nước chính là đảm bảo đầy đủ, kịp thời nguồn kinh phí của ngân sách cho hoạt động của bộ máy nhà nước và thực hiện các chương trình kinh tế xã hội đã được hoạch định trong năm kế hoạch.Thực chất của việc chấp hành kế hoạch chi ngân sách là việc tổ chức cấp phát

Mặt khác trong điều kiện nền kinh tế nước ta thu ngân sách cịn hạn hẹp, nhu cầu chi tiêu lớn thì chỉ có tiết kiệm thì mới đủ nguồn kinh phí trang trải cho những nhu cầu cấp bách. Hơn nữa trong q trình thực hiện có những khoản chi tiêu đột xuất, cần thiết mà chưa lường trước được trong khi đó việc xây dựng kế hoạch ngân sách nhà nước khơng đảm bảo mức chính xác cần thiết.Do vậy, tiết kiệm chi là một nguyên tắc cần phải quản triệt ngay từ đầu quá trình thực hiện kế hoạch ngân sách.

Tiết kiệm chi không phải là cắt gọt các khoản chi một cách tùy tiện mà chi theo đúng mức định mức đã được quy định của nhà nước. Các định mức sẽ phải được sửa đổi, bổ sung thường xuyên dựa trên chế độ chính sách nhà nước quy định để đảm bảo cho hệ thống định mức, tiêu chuẩn có tính khoa học và thực tiễn cao. Chẳng hạn như định mức chi khốn hành chính cho hoạt động của cơ quan quản lý nhà nước là 30,5 triệu /người/năm, chi hoạt động dân số 1000 đồng/dân, hoạt động sự nghiệp văn hóa thơng tin 4000 đồng/dân. Hoặc mức chi phí cho triệu tập hội nghị, tập huấn cấp huyện đối với ăn uống là 20000 đồng/ngày/người, với tiền thuê chỗ ngủ là 50000 đồng/ ngày/ người…

Tiết kiệm và sử dụng hiệu quả các khoản chi nhằm thực hiện chi ngân sách theo kế hoạch trong khi khả năng ngân sách cịn eo hẹp mà lại có rất nhiều các mục tiêu, cơng trình cần thực hiện thì phải xác định các chỉ tiêu ưu tiên đầu tư ngân sách, phù hợp với tình hình phát triển để mang lại hiệu quả cho nguồn ngân sách. Trong đó, chi ngân sách trên địa bàn huyện cần tập trung vào các lĩnh vực như: chi đầu tư phát triển bao gồm trả nợ xây dựng cơ bản, chi đầu tư cơ bản nhằm nâng cao khả năng kinh tế của huyện đảm bảo cho việc tăng trưởng và tích lũy trong tương lai. Trong chi thường xun thì tăng chi cho văn hóa – giáo dục – y tế như định hướng đã nêu nhằm nâng cao mức sống, cải thiện điều kiện chăm sóc sức khỏe của nhân dân, đồng thời nâng cao trình độ tri thức cho các thế hệ trong huyện. Đây chính là các khoản chi mang tính chất thường xun có tính chiến lược trong sự phát triển kinh tế xã hội của huyện.

Với chi cho các chương trình mục tiêu của tỉnh địi hỏi huyện phải thực hiện chi đầy đủ, kịp thời. Cơng tác giải ngân phải được thực hiện nhanh chóng, đảm bảo nguồn kinh phí nhanh chóng đến các đơn vị được tỉnh giao nhiệm vụ thực hiện.

Các khoản chi ngân sách phải đảm bảo trong ngân sách huyện và phải được bù đắp bằng các khoản thu, phải chi đúng theo kế hoạch được phê duyệt đảm bảo các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội đề ra.

2.2.Tiếp tục đẩy mạnh khốn chi hành chính và xã hội hóa một số hoạt động sự nghiệp.

Một trong những nhược điểm của công cuộc cải cách hành chính ở nước ta hiện nay là bộ máy quản lý hành chính cồng kềnh, biên chế đơng trong khi đó khả năng của ngân sách nhà nước so với nhu cầu chi cho khu vực hành chính sự nghiệp cịn nhiều hạn chế. Nó dẫn đến một thực tế là tiền lương theo đầu người thấp và khơng cịn là động lực để phát huy tích cực, sáng tạo của cán bộ công chức. Điều này đã đi ngược lại mục tiêu hiệu quả của chi ngân sách nhà nước.

Trong điều kiện hiện nay, đẩy mạnh khốn chi hành chính là một giải pháp có ý nghĩa tích cực trong việc nâng cao hiệu quả chi ngân sách nhà nước nhằm thực hiện tốt hơn nữa các mục tiêu trong kế hoạch chi ngân sách trên địa bàn huyện.

Tiến hành khốn chi hành chính đối với các phịng, ban cơ quan quản lý nhà nước, các hoạt động sự nghiệp kinh tế như y tế , giáo dục, văn hóa thể thao như: định mức cho giáo dục thường xuyên là 1730000 đồng/ học sinh, 4000 đồng /dân đối với sự nghiệp thể dục thể thao, định mức 30 triệu đồng/ người/năm với khốn cơng chức quản lý nhà nước trong cơ quan,34 triệu đồng với khốn cơng chức ngồi cơ quan. Khốn chi hành chính đối với các khoản như tiền lương, tiền công, phụ cấp, thưởng, phúc lợi tập thể, các khoản đóng góp ( gồm: bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí cơng đồn) , các khoản thanh toán cho cá nhân, chi thanh tốn dịch vụ cơng cộng…Phần chênh lệch giữa mức khoán chi và chi thực tế sẽ được đơn vị nhận khoán chủ động tăng quỹ lương, quỹ khen thưởng mua sắm thiết bị phục vụ công tác. Như vậy, điểm mấu chốt của vấn đề khoán chi là xác định mức khoán chi. Một mức khoán chi hợp lý phải đảm bảo yêu cầu giảm chi ngân sách cho khu vực hành chính và đồng thời cũng là động lực thúc đẩy các cơ quan hành chính nhận khốn. Từ đó phát huy ưu điểm của khốn chi hành chính nhằm nâng cao tính chủ động về tài chính, sắp xếp tinh giảm biên chế cho các đơn vị nhận khốn, nâng cao hiệu quả cơng việc.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm thực hiện kế hoạch ngân sách trên địa bàn huyện nghĩa hưng, tỉnh nam định giai đoạn 2011 – 2015 (Trang 64 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)