Tình hình thực hiện cân đối thu chi ngân sách trên địa bàn

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm thực hiện kế hoạch ngân sách trên địa bàn huyện nghĩa hưng, tỉnh nam định giai đoạn 2011 – 2015 (Trang 48 - 55)

Đơn vị: Triệu đồng

Năm Thu Chi Chênh lệch

thu - chi Trợ cấp cân đối NSH từ tỉnh 2005 123.245 103.449 + 19.796 - 2006 133.530 129.311 - 38.562 86.406 2007 172.092 169.164 + 928 - 2008 233.748 230.090 + 3.658 - 2009 166.844 179.606 - 12.762 114.655

Nguồn : Phịng Tài chính – Kế hoạch huyện Nghĩa Hưng

Qua bảng trên ta thấy rằng cân đối thu chi ngân sách trên địa bàn huyện đã được cải thiện, trong những năm 2005, 2007, 2008 đã thặng dư ngân sách. Tuy nhiên số thặng dư trong các năm 2007, 2008 không lớn là do trong những năm ú

cả số thực thu và thực chi đều tăng lên. Riêng năm 2005 mức thặng dư cũng khá lớn, điều đó là do số thu ngân sách nhà nước trên địa bàn toàn huyện tăng lên đáng kể, cụ thể là do năm 2005 diễn ra việc đấu giá quyền sử dụng đất đưa lại một nguồn thu đáng kể cho huyện và đồng thời để lại nguồn kết dư cho ngân sách huyện và xã trong năm 2006. Nhưng trong năm 2006 thì mức thâm hụt ngân sách rất cao chủ yếu là do chi ngân sách vượt quá khả năng thu nội địa. Và để bù đắp cho sự thâm hụt này của huyện thì tỉnh đã tiến hành trợ cấp ngân sách nhằm cân đối ngân sách huyện hàng năm, đó chính là số thu trợ cấp cân đối ngân sách huyện từ số thu bổ sung từ tỉnh cho ngân sách huyện. Mức trợ cấp cân đối ngân sách này thường lớn hơn so với số thâm hụt nhằm khắc phục những vấn đề phát sinh mà chưa giải quyết được t rong năm tài chính. Đặc biệt là năm 2009 mức thâm hụt chỉ là 12.762 triệu đồng nhưng mức trợ cấp lên tới 114.655 triệu đồng.

Trong cơ cấu thu ngân sách cũng đã có sự cân đối, thu bổ sung từ ngân sách tỉnh vẫn chiếm một vai trò hết sức quan trọng và là nguồn thu chủ yếu trong ngân sách nhà nước, chiếm khoảng từ 50 – 60% trong đó tỷ lệ này đạt cao nhất là vào năm 2008 chiếm 61,01%.

Trong chi ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện thì chi thường xuyên chiếm tỷ trọng cao nhất và tỷ lệ này ngày càng tăng, năm 2007 lên tới 86,48%, đây là một vấn đề mà cân đối trong chi ngân sách của huyện phải xem xét lại nhằm giảm tỷ lệ chi thường xuyên để dành ngân sách nhà nước cho chi đầu tư phát triển kinh tế đặc biệt là chi xây dựng cơ bản. Và ngay cả bản thân trong cơ cấu chi thường xuyên thì tỷ lệ chi quản lý Nhà nước, Đảng, Đoàn thể chiếm tỷ lệ cao, nên tăng cường chi cho sự nghiệp giáo dục đào tạo và y tế nhằm góp phần giúp cho chi ngân sách huyện thực sự cân đối theo đúng nghĩa của nó.

Tóm lại có thể nói tình hình thực hiện cân đối thu chi ngân sách trên địa bàn huyện Nghĩa Hưng trong những năm qua đã có những tiến bộ đáng mừng, cân đối thu chi ngân sách ngày càng được cải thiện theo đúng nghĩa của nó, tuy nhiên cơng tác cân đối thu chi vẫn còn tồn tại những bất cập của nó, địi hỏi trong thời gian tới huyện cần có các biện pháp khắc phục kịp thời.

III. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH NGÂNSÁCH NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN NGHĨA HƯNG. SÁCH NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN NGHĨA HƯNG.

Qua phân tích tình hình thực hiện kế hoạch thu chi ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Nghĩa Hưng trong thời gian qua cho thấy về cơ bản công tác thu chi

ngân sách trên địa bàn huyện hoàn thành kế hoạch đề ra đặc biệt là công tác chấp hành kế hoạch thu ngân sách.

Thu ngân sách nhà nước thời gian qua không ngừng tăng lên qua các năm, năm sau luôn cao hơn năm trước rất nhiều, trong đó ln hồn thành kế hoạch tỉnh giao và các chỉ tiêu huyện phấn đấu. Thu ngồi quốc doanh khơng ngừng tăng phản ánh sự phát triển của kinh tế ngồi quốc doanh trên địa bàn huyện nhưng vẫn cịn chưa cao, huyện cần có những biện pháp để phát triển kinh tế huyện hơn nữa. Thu ngân sách nhà nước đặc biệt là thu nội địa đã có cố gắng rất nhiều để không những dần dần đáp ứng đủ nhu cầu chi ngân sách cho những nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội mà còn để lại dùng cho chi đầu tư phát triển mà cụ thể là thu để lại chi đầu tư phát triển huyện, xã không ngừng tăng lên qua các năm. Tuy nhiên các doanh nghiệp, cá nhân vẫn chưa nhận thức đầy đủ trách nhiệm của mình đối với thu ngân sách nhà nước trong khi công tác thu ngân sách và quản lý nguồn thu ngân sách chưa thực sự tốt, công tác lập và giao kế hoạch thu ngân sách vẫn chưa thực sự hợp lý làm cho thu ngân sách vẫn chưa thật sát với tình hình thực tế đặt ra.

Trong khi đó cơng tác thực hiện chi ngân sách tuy đã đạt được một số thành tựu đặt ra nhưng vẫn còn rất nhiều bất cập. Chi ngân sách đã dần dần đáp ứng được các yêu cầu, nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội, tuy nhiên cơ cấu chi ngân sách huyện vẫn chưa thực sự hợp lý. Chi thường xuyên vẫn chiếm tỷ trọng cao, trong khi tỷ trọng chi xây dựng cơ bản ( không kể phân cấp) thì ngày càng giảm, chi xây dựng cơ bản theo phân cấp thì mới được quan tâm và đi vào thực hiện với kế hoạch chưa hợp lý, không phù hợp với tình hình thực tế làm giảm hiệu quả nguồn chi. Đặc biệt trong đó tuy đã thực hiện cơ chế khốn chi hành chính nhưng tỷ trọng chi quản lý hành chính trong cơ cấu chi thường xuyên vẫn ở mức cao, trong khi chi sự nghiệp lại có xu hướng giảm và chưa ổn định. Đây sẽ là vấn đề mà công tác chi ngân sách huyện cần giải quyết trong thời gian tới nhằm nâng cao hiệu quả công tác chi và thực hiện kế hoạch chi ngân sách trong thời gian tới. Mặt khác tình trạng bội chi ngân sách nhà nước cũng đã dần được kiểm soát đảm bảo các khoản thu ngày càng đáp ứng tốt hơn các nhu cầu chi tiêu, tạo cho ngân sách huyện tính chủ động ngày một cao hơn.

CHƯƠNG III

GIẢI PHÁP NHẰM THỰC HIỆN KẾ HOẠCH NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN NGHĨA HƯNG GIAI ĐOẠN 2011 – 2015. I. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI HUYỆN NGHĨA HƯNG GIAI ĐOẠN 2011 – 2015

1. Định hướng phát triển kinh tế xã hội trong giai đoạn tới.

Đối với lĩnh vực kinh tế: quan tâm chỉ đạo xây dựng mơ hình nơng thơn mới văn minh , giàu đẹp, phát triển hệ sinh thái kinh tế VAC. Phát triển hệ thống các thị tứ, củng cố các thị trấn gắn với chợ nông thôn và làng nghề với quan điểm nhà nước và nhân dân cùng làm, xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp

- Nông nghiệp: Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng giảm tỷ trọng trồng trọt và lao động trong lĩnh vực nông nghiệp, tăng tỷ trọng lao động, giá trị sản phẩm chăn nuôi và dịch vụ nông nghiệp trong ngành nông nghiệp. Tăng giá trị thu nhập/ ha canh tác hiệu quả sản xuất, nâng cao giá trị thu được trên 1 ha canh tác, tăng thu nhập cho nông dân.

- Phát triển kinh tế biển và nuôi trồng thủy sản: Tiếp tục tập trung khai thác có hiệu quả tiềm năng và lợi thế kinh tế biển để kinh tế biển sớm trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Khai thác và phát triển tồn diện các lĩnh vực: Ni trồng, đánh bắt, sơ chế thủy sản làm muối, trồng và bảo vệ rừng sinh thái, ngập mặn. Trọng tâm là nuôi trồng thủy sản theo hướng CN và bàn cơng nghiệp…Có cơ chế khuyến khích kêu gọi các tổ chức, cá nhân trong và ngoài huyện đầu tư vào khai thác kinh tế biển: Nuôi trồng, đánh bắt,sơ chế và cung ứng dịch vụ nghề biển.

- Công nghiệp – TTCN – xây dựng: Phát triển mạnh công nghiệp – TTCN theo hướng công nghiệp sạch, công nghiệp công nghệ cao và công nghiệp phụ trợ, khuyến khích du nhập và phát triển ngành nghệ mới, đa dạng hóa loại hình sản xuất TTCN

- Thương mại – dịch vụ - du lịch: Đa dạng hóa các loại hình dịch vụ, tiếp tục củng cố xây dựng và phát triển các trung tâm dịch vụ ở các thị tứ,các địa bàn có lợi thế là đầu mối kinh tế trong huyện. Tập trung khai thác tiềm năng,lợi thế vùng biển của huyện để phát triển du lich sinh thái, tắm biển…

Trong lĩnh vực đầu tư xây dựng: Nâng cấp hệ thống lưới điện theo chủ trương bàn giao lưới điện hạ áp nông thôn cho ngành điện quản lý, đáp ứng yêu cầu

sản xuất và phục vụ đời sống nhân dân trong huyện .Tiếp tục đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội các thị trấn: Liễu Đề, Rạng Đông, Quỹ Nhất để trở thành trung tâm chính trị, kinh tế , văn hóa du lịch của huyện. Các xã hình thành các thị tứ, chợ nơng thơn góp phần thúc đẩy tốc độ đơ thị hóa nơng thơn. Đặc biệt tập trung vào các cơng trình: Giao thơng, thủy lợi, các cơng trình phịng chống bão lụt, các cơng trình y tế, giáo dục, văn hóa thể thao, các trụ sở…nhất là tập trung nâng cấp hệ thống đê biển, đê sông phục vụ phịng chống bão lũ đảm bảo an tồn tính mạng , tài sản của tập thể và nhân dân. Xây dựng nhà máy nước ở một số xã, thị trấn trong huyện đảm bảo nguồn nước sách cho sinh hoạt của nhân dân.

Sự nghiệp Giáo dục – Đào tạo: Xây dựng và củng cố hệ thống giáo dục của huyện phát triển toàn diện, cân đối, đồng bộ, giữ vững truyền thống là đơn vị trong top hàng đầu của tỉnh về GD – ĐT. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, coi trọng giáo dục đạo đức, nhân cách học sinh, coi trọng 3 mục tiêu: Nâng cao dân trí, đào tạo nguồn nhân lực và bồi dưỡng nhân tài. Tăng cường cơ sơ vật chất trang thiết bị dạy và học cho các nhà trường.

Công tác y tế, dân số - kế hoạch hóa gia đình: Củng cố mạng lưới y tế huyện đến cơ sở, tiếp nhận và điều chuyển bác sỹ về trạm y tế cơ sở, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị phục vụ hoạt động của ngành.

Công tác dân số - KHHGĐ tiếp tục đạt kết quả tốt. Chương trình chăm sóc bảo vệ bà mẹ, trẻ em, người cao tuổi được quan tâm.

Đẩy mạnh và phát triển toàn diện phục vụ tốt những ngày lễ lớn, yêu cầu nhiệm vụ chính trị của huyện và nhu cầu hưởng thu văn hóa, văn nghệ, nâng cao sức khỏe của nhân dân.

Ngoài ra cơng tác an ninh quốc phịng được giữ vững, quan tâm. Tăng cường quản lý nhà nước về ANTT. Chăm lo xây dựng lực lượng công an từ huyện đến cơ sở vững mạnh. Tổ chức thực hiện có hiệu quả chiến lược “ Quốc gia phòng chống tội phạm” và “ chương trình hành động phịng chống ma túy” . Mở nhiều đợt tấn công trấn áp các loại tội phạm , nhất là tội phạm hình sự, làm trong sạch địa bàn. Tập trung giải quyết các địa bàn nhạy cảm, các tụ điểm phức tạp về ANTT. Tập trung cao cho việc lập lại trật tự giao thông và kiềm chế tai nạn giao thông.

2. Mục tiêu và nhiệm vụ

Phấn đấu đến năm 2015 huyện Nghĩa Hưng trở thành vùng trọng điểm sản xuất lương thực của tỉnh Nam Định, góp phần bảo đảm an ninh lương thực quốc

nghiệp đổi mới CNH – HĐH nông nghiệp – nông thôn trong huyện. Phát triển CN – TTCN- XD cơ bản và thương mại, dịch vụ, giữ vững truyền thống thâm canh lúa,đẩy mạnh sản xuất hàng hóa, tạo sự chuyển biến tích cực về cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng giá trị sản xuất và lao động công nghiệp, dịch vụ. Giảm giá trị sản xuất và lao động trong lĩnh vực nơng nghiệp. Phát triển văn hóa - xã hội đồng bộ với phát triển kinh tế, nâng cao chất lượng giáo dục – đào tạo và nguồn nhân lực, cải thiện đời sống vật chất tinh thần của nhân dân, giữ vững an ninh chính trị trong huyện. Xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp văn minh.

Cụ thể trong giai đoạn 2011 – 2015 huyện đề ra các chỉ tiêu kinh tế xã hội chủ yếu như sau

- Tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt : 11% /năm trở lên

- Bình quân thu nhập đầu người đạt: 16 triệu đồng/người/năm trở lên. - Tốc độ tăng trưởng ngành nông – lâm - ngư nghiệp: 7,0%/năm trở lên - Tốc độ tăng trưởng công nghiệp – TTCN – xây dựng cơ bản: 21%/năm - Tốc độ tăng trưởng thương mại – dịch vụ - du lịch: 12%/năm

- Cơ cấu kinh tế trong huyện đến năm 2015: Nông – lâm – ngư nghiệp: 43,43%

Công nghiệp – TTCN – xây dựng :21,98% Thương mại – dịch vụ - du lịch: 34,59% - Giáo dục – đào tạo

100% số trường Mầm non đạt chuẩn Quốc gia 100% trường Tiểu học đạt chuẩn Quốc gia mức II 100% trường THCS đạt chuẩn Quốc gia

50% trường THPT đạt chuẩn Quốc gia

Phấn đấu để 80% học sinh tốt nghiệp THCS được lên THPT ở các loại hình - Ỵ tế, dân số, gia đình và trẻ em:

Hạ tỷ lệ trẻ dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng còn 14% trở xuống Giữ vững tỷ lệ tăng dân số tự nhiên trong huyện dưới 1%/năm. - Hàng năm: Tạo thêm việc làm mới cho 2.500 người

Đưa 30 – 50 người đi lao động nước ngoài - Hộ nghèo đến năm 2015 phấn đấu chỉ còn 6,5%

II. NỘI DUNG CƠ BẢN KẾ HOẠCH NGÂN SÁCH HUYỆN NGHĨA HƯNGGIAI ĐOẠN 2011 – 2015. GIAI ĐOẠN 2011 – 2015.

1. Căn cứ xây dựng kế hoạch ngân sách nhà nước

Theo điều 3 , chương II – Quy chế xem xét, quyết định dự toán ngân sách địa phương, phê chuẩn quyết tốn ngân sách địa phương thì kế hoạch ngân sách nhà nước trong thời gian tới được xây dựng căn cứ vào:

Nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội của huyện trong thời gian tới, nhiệm vụ cụ thể của từng đơn vị, ngành trên địa bàn huyện.

Phân cấp quản lý ngân sách nhà nước mà tỉnh giao cho huyện như phân cấp quản lý nguồn thu, nhiệm vụ chi và tỷ lệ phân chia các khoản thu, mức bổ sung cân đối ngân sách cấp trên cũng như chính sách, chế độ thu ngân sách, định mức phân bổ, chế độ tiêu chuẩn chi ngân sách.

Các chỉ thị, thơng tư hướng dẫn của Thủ tướng Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh, rồi tiếp đến là số kiểm tra về kế hoạch ngân sách do cơ quan có thẩm quyền thơng báo cho huyện. Đặc biệt, là tình hình thực hiện ngân sách của các năm trước trên địa bàn.

2. Nội dung cơ bản kế hoạch ngân sách huyện Nghĩa Hưng giai đoạn2011 – 2015. 2011 – 2015.

2.1. Thu ngân sách nhà nước

Thu nhiều và vững chắc với ngành tài chính, khơng làm giảm đi những động lực tăng trưởng kinh tế nhanh đối với nền kinh tế là phương châm của thu ngân sách nhà nước trong giai đoạn tới.

Kế hoạch thu ngân sách nhà nước giai đoạn 2011 – 2015 trên địa bàn huyện Nghĩa Hưng trên cơ sở tính đúng, đủ các khoản thu theo quy định của luật thuế và các chế độ thu hiện hành. Tiếp tục triển khai thực hiện tốt những luật thuế được sửa đổi bổ sung, thực hiện chính sách động viên hợp lý góp phần tích cực tạo mơi trường ổn định, thuận lợi cho sản xuất kinh doanh nhằm thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển. Phấn đấu giảm chi phí sản xuất, tăng sức cạnh tranh và hiệu quả kinh tế, ổn định kinh tế vĩ mô; tiếp tục chuyển dịch cơ cấu kinh tế, sắp xếp, đổi mới phát triển và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp ngoài nhà nước tạo nguồn thu ổn định

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm thực hiện kế hoạch ngân sách trên địa bàn huyện nghĩa hưng, tỉnh nam định giai đoạn 2011 – 2015 (Trang 48 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)