III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM THỰC HIỆN KẾ HOẠCH NGÂN SÁCH NHÀ
1. Giải pháp về thu ngân sách
1.1. Xác định nguồn thu cho ngân sách huyện
Trong các khoản thu ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện bao gồm các khoản thu trên địa bàn, thu bổ sung từ ngân sách tỉnh, các khoản thu để lại chi quản lý qua ngân sách. Trong quá trình thực hiện kế hoạch thu ngân sách huyện địi hỏi phải có sự quản lý và xác định các nguồn thu ngân sách riêng rẽ của các cơ quan khác nhau. Các cơ quan có nhiệm vụ thực hiện kế hoạch thu đặc biệt là Cục thuế nhà nước phải xác định rõ các đối tượng nộp thuế thuộc phạm vi thu của mình nhằm thực hiện thành công công tác thu ngân sách trên địa bàn
Với các khoản thu thuế các đơn vị thực hiện nhiệm vụ thu phải bóc tách khối lượng thuế thực hiện được của các ngành nghề khác nhau, đặc biệt là với thuế ngoài quốc doanh để tránh nhầm lẫn gây thất thốt nguồn thu.
Ngồi ra đối với các khoản thu khác của ngân sách nhà nước như: thuế sử dụng đất, thuế nhà đất, phí và lệ phí để thực hiện thu đúng, thu đủ tránh tình trạng tồn đọng thì cần phải thực hiện một số giải pháp sau:
Chi cục thuế kết hợp với các xã quản lý chặt chẽ diện tích nhà đất trên địa bàn, thống kê xác định rõ diện tích đất được các đối tượng thu và sử dụng, xác định loại, hạng đất đang được đối tượng sử dụng để tính tiền thu thuế phù hợp hạn chế những sai sót, tranh chấp về diện tích, tiền nộp.
Xác định rõ mục đích sử dụng của diện tích đất hiện thuộc sự quản lý của huyện nhưng chưa xác định mục đích sử dụng. Việc xác định rõ mục đích sử dụng của đất sẽ tăng cường khả năng quản lý thu về các hoạt động sử dụng đất, làm căn cứ cho việc định các mức thuế suất theo luật thuế đã ban hành.
Quản lý, quy hoạch các bến bãi, chợ trong phạm vi huyện để tiến hành các hoạt động cho thuê hoặc đấu thầu khoán thu đối với các hoạt động dịch vụ như trơng xe đạp,xe máy, phí chợ…
Như vậy, xác định nhiệm vụ thu cho ngân sách huyện vừa phải căn cứ vào luật thuế, các sắc thuế và chính sách thu của nhà nước đồng thời phải phù hợp với tốc độ tăng trưởng kinh tế của địa phương, sát với khả năng thực tế đảm bảo điều kiện cho việc thực hiện nhiệm vụ chi ngân sách các cấp.
1.2. Nuôi dưỡng và phát triển nguồn thu
Một trong những yếu tố quan trọng trong quá trình nâng cao hiệu quả các hoạt động thu ngân sách nhà nước nhằm thực hiện kế hoạch ngân sách nhà nước là việc đảm bảo cho nguồn thu không những được duy trì mà phải phát triển ổn định qua thời gian. Muốn có được nguồn thu cao và ổn định đảm bảo cho các hoạt động chi ngân sách, cân đối ngân sách nhà nước thì chúng ta phải tiến hành đồng bộ các giải pháp để khuyến khích tăng thu, tăng thu nhưng vẫn đảm bảo khuyến khích hoạt động sản xuất kinh doanh không làm giảm đi động lực tăng trưởng kinh tế. Đó chính là việc ni dưỡng và phát triển nguồn thu.
Nuôi dưỡng và phát triển nguồn thu đảm bảo cung cấp nguồn tài chính cho q trình thực hiện các mục tiêu của chính quyền và cơ quan quản lý nhà nước, phát triển kinh tế để tăng thu. Tăng thu là một chính sách đi kèm với các chính sách kinh tế khác, những yếu tố này nằm chung trong chiến lược của bất kỳ quốc gia nào; nó gắn với cải cách trong nền kinh tế đạt tới mức sản xuất hợp lý phù hợp với năng lực kinh tế.
Tiến hành quy hoạch lại, cải tạo, mở rộng và đầu tư có hệ thống các chợ trên địa bàn đi đôi với việc quản lý hoạt động các chợ có hiệu quả. Đưa các hộ kinh doanh vào chợ kinh doanh ổn định, giải quyết các tụ điểm kinh doanh trái phép trên các tuyến, các trục đường giao thơng.
Có các biện pháp khuyến khích các đơn vị mở rộng, phát triển sản xuất, cải tiến trang thiết bị công nghệ nâng cao chất lượng sản phẩm và khả năng cạnh tranh hàng hóa trên thị trường…bằng cách tạo ra những điều kiện thuận lợi về giải phóng mặt bằng, hỗ trợ giá th đất,diện tích đất sử dụng, khuyến khích việc thành lập các doanh nghiệp mới nhất là những doanh nghiệp vừa và nhỏ trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ thương mại và các ưu đãi trong các thủ tục thành lập và tiêu thụ.
Tổ chức quản lý chặt chẽ các doanh nghiệp, các đơn vị sản xuất kinh doanh nhằm xác định rõ ngành nghề, chủng loại mặt hành kinh doanh để thực hiện việc thu đúng, thu đủ với các đối tượng này, tránh tình trạng thất thu thuế.
Tăng cường công tác kiểm tra các hoạt động sản xuất, kinh doanh trên địa bàn. Xử phạt với những đơn vị vi phạm, các đơn vị quản lý cần đặc biệt quản lý
chặt chẽ và xử lý nghiêm khắc đối với những đối tượng sản xuất và buôn bán hàng giả, trốn lậu thuế, gian lận thương mại tạo điều kiện cho các đơn vị trên địa bàn có khả năng phát triển ổn định bởi các đối tượng làm hàng giả, trốn lậu thuế không những gây thiệt hại cho người tiêu dùng, thất thu thuế cho ngân sách nhà nước mà còn làm cho các hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn khó có điều kiện phát triển làm giảm nguồn thu trong tương lai.
Quá trình tổ chức thu phải thực hiện thống nhất, việc giao chỉ tiêu thu cho các đơn vị, xã căn cứ vào các điều kiện thực hiện của các đơn vị tránh tình trạng huy động quá mức trong các chỉ tiêu gây áp lực trong việc thực hiện chính sách thu của các đơn vị làm giảm việc thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch.
1.3. Tổ chức thu và quản lý nguồn thu, đặc biệt là nguồn thu từ thuế
Tuy đã có những biện pháp để bồi dưỡng nguồn thu như: Đầu tư chiều sâu, cho vay vốn ngân sách, ghi thu ghi chi…nhưng do cơ quan thu chưa kiểm soát hết nguồn thu phát sinh mà đơn vị phải nộp ngân sách, việc quản lý tài vụ cịn lỏng lẻo dẫn đến tình trạng các đơn vị tăng các khoản chi bất hợp lý làm giảm nguồn thu cho ngân sách. Do đó phải kiện tồn tổ chức bộ máy thu theo nguyên tắc thống nhất nâng cao hiệu quả của bộ máy; đảm bảo gọn nhẹ, hiệu quả cao, đồng thời đổi mới và hồn thiện cơng tác quản lý thu ngay từ khâu lập kế hoạch đến giao kế hoạch và tổ chức đơn đốc thu, kế tốn thu.
Trong khu vực ngoài quốc doanh việc tổ chức thu, quản lý nguồn thu còn rất yếu dẫn đến thất thốt nguồn thu. Thu thuế cịn tồn đọng rất nhiều, thuế tồn đọng năm sau cao hơn năm trước, nguyên nhân chính của tình trạng này là việc chiếm dụng tài chính, nộp chậm dây dưa cịn nhiều, nợ thuể xảy ra hiện tượng vay không trả lãi của các đối tượng đối với ngân sách nhà nước. Đặc biệt, điều đáng chú ý là cán bộ kinh doanh không chấp hành nghiêm chỉnh pháp lệnh kế tốn, thống kê nên khơng có cơ sở tính thuế trong khi đó do tổ chức bộ máy thu thuế chưa hợp lý ( cơ quan thuế vừa xác định đối tượng thu, mức thu và trực tiếp thu) nên cơ quan thuế không nắm được hoạt động sản xuất kinh doanh của các hộ, kết quả là việc quy định mức thuế và thuế suất chỉ mang tính hình thức và chủ yếu được quyết định bởi việc thỏa thuận tay đôi giữa người nộp thuế và người thu thuế gây tình trạng thất thu.
Mặt khác, trong những năm gần đây do nhu cầu phát triển kinh tế xã hội nhà nước đã có các chính sách khuyến khích phát triển sản xuất kinh doanh giảm một số thủ tục trong việc đăng ký và cấp giấy phép kinh doanh nên đã bị một số đối tượng
kinh doanh lợi dụng những sơ hở này để trốn và lậu thuế gây thiệt hại cho ngân sách nhà nước.
Tóm lại, tình trạng trốn lậu thuế khơng những gây thất thu cho nhà nước, làm giảm hiệu quả các hoạt động của các cơ quan quản lý ngân sách nhà nước mà cịn gây ra tình trạng bất bình đẳng trong chính sách thuế, lại cịn ổn định thị trường phát triển sản xuất kinh doanh tạo điều kiện thực thi các chính sách nhà nước. Qua cơng tác kiểm tra tại huyện các vướng mắc về thuế và các chính sách thu thuế trên địa bàn vẫn còn một số tồn tại sau: Các doanh nghiệp và cá nhân thiếu tự giác về nghĩa vụ đóng thuế, tìm mọi cách trốn lậu thuế. Cơng tác quản lý thuế còn lỏng lẻo.
Để hạn chế thất thu thuế cho ngân sách nhà nước cơ quan thuế phải phải phối hợp với cơ quan chức năng quản lý nhà nước trên địa bàn huyện như phịng Tài chính – Kế hoạch tiến hành kiểm tra, giám sát thông qua việc quản lý kinh doanh trên địa bàn. Chi cục thuế cần phối hợp với cơ quan chính quyền tiến hành điều tra, thống kê các hộ kinh doanh trên địa bàn xác định rõ ngành nghề kinh doanh để áp dụng chính sách thuế và mức thuế suất theo quy định của pháp luật chẳng hạn như riêng đối với thuế tiêu thụ đặc biệt thì lại có nhiều loại mức thuế suất khác nhau với từng mặt hàng kinh doanh khác nhau: rượu từ 40 độ trở lên áp dụng mức thuế 75% trong khi rượu dưới 20 độ, rượu hoa quả là 20%; kinh doanh sổ xố chịu mức thuế suất 15%. Chi cục thuế phải tiến hành phân loại các khu vực kinh doanh trong đó các cán bộ thuế kết hợp với chính quyền các xã để xác định các đối tượng kinh doanh, đưa các hộ kinh doanh vào sổ bộ thuế để tiến hành việc theo dõi nghĩa vụ nộp thuế , đồng thời có hình thức kiểm tra việc thức hiện chế độ thống kê, kế toán của các đơn vị trong quá trình hoạt động kinh doanh. Đặc biệt đối với các khoản thu khác trừ thuế ngồi quốc doanh thì nên giao lại cho các đơn vị quản lý nó thu, đồng thời phải có sự phối hợp chặt chẽ với cơ quan thuế. Ví dụ như: lệ phí chợ giao cho ban quản lý chợ, thuế nhà đất, các loại thuế TNDN , thuế GTGT, thuế môn bài từ bậc 4 đến 6 giao cho xã quản lý thu, các khoản đóng góp cơng ích nên giao lại cho đội…nhằm thu đúng, thu đủ và kịp thời.
Bên cạnh đó, phối hợp với chính quyền các cấp thu dứt điểm tiền tồn đọng từ tiền thu thuế nhà đất tránh tình trạng tồn đọng dây dưa hết năm này qua năm khác, chi cục thuế phải mạnh tay đối với các đơn vị, cá nhân nợ tiền thuế đất nếu khơng hiền tượng này cịn kéo dài năm sau, đồng thời phối hợp với phịng địa chính nhà đất xác định rõ việc sử dụng đất của các đơn vị về diện tích, hạng mục, loại đất đưa các hộ sử dụng đất vào sổ bộ thuế để quản lý các đối tượng này.
Ngoài ra, các khoản thu khác đặc biệt là các loại phí và lệ phí rất đa dạng khơng quản lý, kiểm tra, kiểm sốt hết được, tuy đã có nhiều quy định và hướng dẫn quản lý các loại phí như: vệ sinh, lệ phí chợ…đặc biệt là việc đóng góp để xây dựng cơ sở hạ tầng mang lại hàng chục tỷ đồng mỗi năm, do đó mà phải có kế hoạch thu thật cụ thể, chi tiết, tiến hành tập trung thu ngay từ đầu thời kỳ thực hiện kế hoạch để có thể bổ sung kịp thời, tránh thất thoát nguồn thu.
1.4. Nâng cao tinh thần trách nhiệm của các cơ quan thu
Thực tế hiện nay các hộ kinh doanh chỉ phải thực hiện nghĩa vụ nộp thuế đối với các cơ quan thu theo ngành nghề đã kinh doanh còn lại việc thực hiện kinh doanh của họ tiến hành mà khơng có sự kiểm tra, giám sát của các cơ quan chứa năng. Cơ quan quản lý thị trường kết hợp với chính quyền xã mỗi tháng chỉ kiểm tra các đơn vị kinh doanh một lần, do vậy dễ xảy ra tình trạng trốn lậu thuế của các đơn vị kinh doanh bởi nảy sinh thủ đoạn đối phó của các đối tượng và việc mang nặng tính hình thức của các đơn vị kiểm tra.
Để đảm bảo các hoạt động thu ngân sách nhà nước đạt hiệu quả cao, nhằm hoàn thành kế hoạch ngân sách trong thời gian tới chi cục thuế cần phải phối hợp với cơ quan quản lý thị trường, công an xã kiểm tra đột xuất đối với những hộ kinh doanh trên địa bàn xã, tổ chức mạng lưới các cơ quan để nắm bắt mạng lưới các thơng tin về các hộ kinh doanh. Qua đó cơ quan quản lý thu ngân sách có các hình thức quản lý phù hợp, đảm bảo thu đúng, đủ và kịp thời.