II- ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG MÔI TRƯỜNG KINH DOANH XUẤT KHẨU
1. Môi trường chính sách vĩ mô
Để thực hiện chủ trương đổi mới phương thức quản lý hoạt động ngoại thương từ Nhà nước độc quyền sang Nhà nước quản lý thống nhất hoạt động ngoại thương. Ngày 7/4/1992 Hội đồng Bộ trưởng đã ban hành Nghị định số 114-HĐBT về quản lý Nhà nước đối với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu. Việc ban hành Nghị định này nhằm khuyến khích, đẩy mạnh xuất khẩu, định hướng nhập khẩu phục vụ tốt sản xuất và tiêu dùng, bảo vệ và phát triển sản
Môi trường kinh doanh XK của DNTM Việt nam Nguyễn Trọng Cường, A2-CN9
34
xuất trong nước, nâng cao hiệu quả xuất nhập khẩu, mở rộng hợp tác kinh tế thương mại với nước ngoài.
Để phù hợp và đáp ứng những nhu cầu mới của nền kinh tế - xã hội, phạm vi hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu theo qui định của Nghị định 114- HĐBT được mở rộng không chỉ là xuất nhập khẩu hàng hóa, thiết bị tồn bộ và các hình thức tạm nhập - tái xuất, tạm xuất - tái nhập, chuyển khẩu, quá cảnh thương mại, hợp tác kinh tế và khoa học kỹ thuật, đầu tư, chuyển giao sở hữu công nghiệp, gia công chế biến hàng hố và bán thành phẩm cho nước ngồi hoặc thuê nước ngồi gia cơng, chế biến, uỷ thác và nhận uỷ thác xuất khẩu, nhập khẩu cho nước ngồi, đại lý mua bán hàng hóa.
Nghị định này tiếp tục khẳng định mọi hoạt động xuất nhập khẩu được tiến hành dưới sự quản lý thống nhất của Nhà nước thơng qua luật pháp, chính sách (trước hết là chính sách mặt hàng, chính sách thuế, chính sách bảo hộ sản xuất trong nước, tôn trọng và phù hợp với luật pháp quốc tế; các doanh nghiệp xuất nhập khẩu phải được tự chủ kinh doanh theo cơ chế thị trường đồng thời phải bảo đảm sự kiểm sốt của Nhà nước.
Về chính sách hàng hóa xuất nhập khẩu: theo Nghị định này, mọi hàng hoá đều được tự do xuất khẩu, nhập khẩu và chịu sự điều tiết bằng thuế theo luật thuế xuất khẩu, nhập khẩu, trừ danh mục hàng cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu, danh mục hàng xuất khẩu, nhập khẩu quản lý bằng hạn ngạch, danh mục vật tư thiết bị chuyên dùng - cịn chịu sự quản lý hành chính của Nhà nước.
Về chính sách đối tượng kinh doanh xuất nhập khẩu: Mọi doanh nghiệp đều có thể được cấp giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu nếu bảo đảm một số điều kiện và chỉ phải nộp lệ phí một lần:
- Đối với doanh nghiệp chuyên doanh xuất nhập khẩu phải là doanh nghiệp được thành lập theo đúng luật định và cam kết hoạt động theo đúng pháp luật; hoạt động theo đúng ngành hàng đăng ký; doanh nghiệp phải có vốn lưu động tối thiểu bằng tiền Việt Nam tương đương 200.000 USD tại thời điểm đăng ký kinh doanh xuất nhập khẩu, số vốn này phải được xác nhận về
Môi trường kinh doanh XK của DNTM Việt nam Nguyễn Trọng Cường, A2-CN9
35
mặt pháp lý (Nghị định 33/CP ngày 19/4/1994 cho phép một số doanh nghiệp ở khu vực khó khăn và kinh doanh một số mặt hàng khuyến khích có thể xét cấp giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu nếu vốn lưu động ở mức 100.000 USD).
- Đối với doanh nghiệp sản xuất, chỉ cần thành lập theo đúng pháp luật và cam kết hoạt động theo pháp luật, có hàng xuất khẩu, không kể mức vốn lưu động, không kể kim ngạch nhiều hay ít, khơng phân biệt thành phần kinh tế, đều có thể được xuất khẩu hàng hóa do mình sản xuất, nhập khẩu vật tư ngun liệu cần thiết cho sản xuất của doanh nghiệp.
Về chính sách khuyến khích sản xuất hàng xuất khẩu: Các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu được miễn thuế doanh thu, nếu dùng lợi nhuận đầu tư vào sản xuất hàng xuất khẩu thì được giảm thuế lợi tức. Các doanh nghiệp sản xuất hàng thay thế hàng nhập khẩu được xét giảm thuế doanh thu, thuế lợi tức trong thời gian sản xuất ban đầu; các doanh nghiệp gia cơng hàng hố cho nước ngoài được nhập khẩu miễn thuế thiết bị vật tư cho nhu cầu gia công, tiền công làm hàng xuất khẩu được miễn thuế doanh thu.
Rõ ràng, sau nhiều lần sửa đổi chính sách xuất nhập khẩu của Nhà nước ta định hướng mạnh mẽ vào mở rộng hợp tác giao lưu kinh tế với thế giới, chuyển một cách rất cơ bản từ Nhà nước độc quyền ngoại thương sang Nhà nước thống nhất quản lý ngoại thương.
Các biện pháp quản lý xuất nhập khẩu: Theo qui định của Nhà nước Bộ Thương mại là cơ quan thực hiện chức năng quản lý Nhà nước đối với hoạt động xuất nhập khẩu. Ngày 9/4/1992, Bộ Thương mại đã ra thông tư số 03- TMDL/XNK hướng dẫn về việc giao cho một số doanh nghiệp Nhà nước kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu một số hàng hoá chủ yếu, xác định các doanh nghiệp làm đầu mối kinh doanh xuất nhập khẩu.
Trong xu thế hợp tác và mở cửa cũng như căn cứ vào nhu cầu trao đổi hàng hoá qua biên giới, chúng ta đã có chủ trương mở rộng giao lưu hàng hóa và xuất nhập khẩu hàng hóa qua biên giới nhằm đảm bảo thơng thương và
Môi trường kinh doanh XK của DNTM Việt nam Nguyễn Trọng Cường, A2-CN9
36
phát triển thị trường các vùng biên giới phía Bắc và Tây Nam, góp phần phát triển kinh tế - xã hội vùng núi, vùng đồng bào dân tộc ít người.
Để tiếp tục đổi mới chính sách thị trường lưu thơng hàng hố và chính sách xuất khẩu qua biên giới, ngày 25/3/1992 Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng đã ra chỉ thị số 94/CT về tổ chức và quản lý thị trường vùng biên giới Việt - Trung. Bộ Thương mại đã có thơng tư hướng dẫn số 05 -TMDL/QLTT. Thông tư này đã qui định cho phép hàng hoá trao đổi qua biên giới trên đất liền Việt - Trung có thể là hàng mậu dịch xuất nhập khẩu hoặc hàng trao đổi của cư dân biên giới (bao gồm cả xuất nhập khẩu tiểu ngạch). Mậu dịch xuất nhập khẩu do các doanh nghiệp xuất nhập khẩu (đã được Bộ Thương mại cấp giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu) được thực hiện thông qua các cửa khẩu biên giới trên cơ sở tuân thủ các hiệp định thương mại Việt Nam - Trung Quốc. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, do các biện pháp kiểm sốt khơng chặt chẽ, nhiều lơ hàng có giá trị lớn hàng chục thậm chí hàng trăm triệu đồng đã được nhập qua biên giới dưới hình thức tiểu ngạch.
Việc phát triển nền kinh tế nhiều thành phần và yêu cầu đẩy mạnh xuất nhập khẩu địi hỏi phải có chính sách nới lỏng, mở rộng và khuyến khích hơn nữa đối với kinh doanh xuất nhập khẩu. Vì vậy, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 57/1998/NĐ-CP cho phép mọi doanh nghiệp không phân biệt thương mại hay sản xuất và của tất cả các thành phần kinh tế đều được kinh doanh xuất nhập khẩu. Đồng thời, bãi bỏ các qui định về các điều kiện kinh doanh xuất nhập khẩu đề ra trước đây đến nay khơng cịn phù hợp nữa, như qui định về mức vốn pháp định.
Nghị định 57/1998/NĐ-CP ngày 31/7/1998 qui định:"thương nhân là doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế được thành lập theo qui định của pháp luật được phép kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hóa theo ngành nghề đã đăng ký trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh".
Ngày 02/08/2001 Chính phủ tiếp tục ban hành Nghị định 44/2001/NĐ- CP về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 57/1998/NĐ-CP theo hướng mở rộng hơn nữa quyền kinh doanh xuất –nhập khẩu hàng hóa.
Mơi trường kinh doanh XK của DNTM Việt nam Nguyễn Trọng Cường, A2-CN9
37
Theo thời gian, việc quản lý hạn ngạch và giấy phép xuất nhập khẩu cũng có nhiều thay đổi theo hướng thu hẹp diện mặt hàng phải có hạn ngạch hoặc giấy phép.
Năm 1993, chúng ta đã bắt đầu nới lỏng cấp giấy phép xuất khẩu chuyến; cấp giấy phép 6 tháng một lần cho 22 mặt hàng xuất khẩu.
Năm 1994, giấy phép xuất khẩu chuyến chỉ cịn duy trì 3 mặt hàng: gạo, gỗ xẻ và xăng dầu. Trong giai đoạn này Nhà nước cũng đã đề ra một số chủ trương mới về quản lý xuất nhập khẩu:
- Giảm tối đa các mặt hàng xuất khẩu, nhập khẩu quản lý bằng hạn ngạch.
- Tăng thêm một số mặt hàng thuộc diện cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu. Đặc biệt là việc cấm xuất khẩu gỗ để bảo vệ tài nguyên rừng của ta đang bị phá hoại nghiêm trọng.
- Ban hành chế độ quản lý hàng hoá xuất nhập khẩu "theo kế hoạch định hướng", với mục đích là xố bỏ một bước kế hoạch "cứng" trước đây trong quản lý điều hành ngoại thương.
Năm 1995, hạn ngạch chỉ cịn duy trì đối với gạo và hàng dệt may sang EU và Canada; hạn ngạch nhập khẩu chỉ áp dụng đối với 7 mặt hàng.
Năm 1997, Việt Nam đã ban hành qui định 28/TTg cho phép các nhà xuất khẩu có giấy phép được xuất khẩu bất kỳ mặt hàng nào ngoài diện quản lý và cho phép các nhà sản xuất được xuất khẩu trực tiếp không phải uỷ thác qua công ty thương mại. Đồng thời cũng đã phân bổ quota xuất khẩu giao cho Uỷ ban nhân dân tỉnh và thành phố để mở ra khả năng tham gia xuất khẩu gạo của các doanh nghiệp tư nhân và thực hiện dán tem một số mặt hàng nhập khẩu để hạn chế buôn lậu.
Năm 1998, trong Nghị định 57/1998/NĐ-CP đã xác định rõ, chỉ có hai mặt hàng cịn quản lý hạn ngạch xuất khẩu là gạo và hàng dệt may xuất khẩu vào thị trường có hạn ngạch. Riêng gạo, ngoài việc mở rộng diện cho các doanh nghiệp Nhà nước được xuất khẩu gạo, một số doanh nghiệp tư nhân cũng được xuất khẩu gạo. Từ 18/3/1999, Chính phủ cho phép các doanh
Mơi trường kinh doanh XK của DNTM Việt nam Nguyễn Trọng Cường, A2-CN9
38
nghiệp ngoài đầu mối cũng được trực tiếp xuất khẩu gạo nếu giao dịch ký được hợp đồng, được giá và đáp ứng được các điều kiện thương mại theo hướng dẫn của Bộ Thương mại.
Ngày 4/4/2001 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành quyết định số 46/2001/QĐ-TTg về quản lý xuất khẩu, nhập khẩu hàng hố thời kỳ 2001- 2005, trong đó có 03 phụ lục về:
- Danh mục hàng hoá cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu thời kỳ 2001- 2005.
- Dạnh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép của Bộ thương mại.
- Danh mục hàng hóa thuộc diện quản lý chuyên ngành (07 danh mục) và nguyên tắc quản lý.
Theo đó, chỉ cịn mặt hàng dệt may xuất khẩu vào thị trường theo hạn ngạch thoả thuận với nước ngồi cịn phải có hạn ngạch, các mặt hàng khác được khuyến khích xuất khẩu (trừ những mặt hàng cấm và mặt hàng thuộc diện quản lý chuyên ngành).
Tiếp theo các chính sách hỗ trợ, khuyến khích xuất khẩu đã ban hành trong năm 2001. Năm 2002 Chính phủ tiếp tục có những chính sách, giải pháp khuyến khích hỗ trợ xuất khẩu cụ thể là:
Các chính sách về thuế XNK, thuế TTĐB, thuế thu nhập DN: Trong
năm 2001, Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định số 908/2001/QDD-TTg cho phép áp dụng ưu đãi thuế cho các doanh nghiệp vệ tinh cung ứng đầu vào cho hàng xuất khẩu như đối với doanh nghiệp xuất khẩu thông thường. Sau thời gian lấy ý kiến của các Bộ, ngành, Bộ Tài chính đã ban hành 2 Thông tư số 82/2002/TT-BTC ngày 18 tháng 9 năm 2002 và số 90/2002/TT-BTC ngày 10 tháng 10 năm 2002 giải quyết dứt điểm vấn đề này.
Ngoài ra, để giải quyết vấn đề khấu trừ khống trong việc áp dụng thuế giá trị gia tăng đối với nông sản, ngày 13 tháng 9 năm 2002 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 76/2002/NĐ-CP sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 79/2000/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Luật thế giá trị gia tăng, trong
Môi trường kinh doanh XK của DNTM Việt nam Nguyễn Trọng Cường, A2-CN9
39
đó quy định tỷ lệ khấu trừ đầu vào 1% đối với hàng hóa mua vào khơng có hóa đơn giá trị gia tăng là nơng, lâm, thủy sản chưa qua chế biến.
Tín dụng xuất khẩu: Ngày 24 tháng 1 năm 2002, Quỹ hỗ trợ phát triển
đã có văn bản số 167/HTPT-VNN về việc mở rộng đối tượng vay vốn tín dụng hỗ trợ xuất khẩu theo Quyết định 133/2001/QĐ-TTg ngày 10 tháng 9 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ bao gồm tất cả các thương nhân xuất khẩu các mặt hàng gạo, cà phê, chè, lạc nhân, thịt gia súc gia cầm các loại, rau quả hộp, rau quả tươi, rau quả khô và sơ chế, hạt tiêu, hạt điều, thủy sản, gốm, sứ, đồ gỗ mỹ nghệ, mây tre lá, dệt may, giầy dép, cho tất cả các thị trường.
Thưởng xuất khẩu: Chỉ thị số 31/2001/CT-TTg của Thủ trướng Chính
phủ và Nghị quyết số 05/2002/NQ-CP của Chính phủ đã cho phép mở rộng đối tượng thưởng theo kim ngạch xuất khẩu năm 2002. Ngày 21 tháng 5 năm 2002, Bộ Tài chính đã có Quyết định số 63/2002/QDD-BTC công bố mức thưởng cho những mặt hàng. Trong số 13 nhóm hàng được thưởng, có tới 11 nhóm hàng thuộc khu vực kinh tế nơng nghiệp, nơng thôn.
Ký hợp đồng tiêu thụ sản phẩm với nơng dân: Nghị quyết số
05/2002/NQ-CP của Chính phủ ngày 24 tháng 4 năm 2002 đã nêu rõ "khuyến khích doanh nghiệp ký hợp đồng tiêu thụ sản phẩm với nông dân". Tiếp theo Nghị quyết này, ngày 24 tháng 6 năm 2002 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 80/2002/QDD-TTG về chính sách khuyến khích tiêu thụ nơng sản hàng hóa thơng qua hợp đồng. Đây là một chính sách cần được triển khai kịp thời đến người nông dân và các doanh nghiệp.
Việt Nam đã gia nhập ASEAN (1995), tham gia khu vực mậu dịch tự do ASEAN/AFTA năm 1996, gia nhập APEC (1998) và đã nộp đơn gia nhập tổ chức thương mại thế giới (1995). Việc tham gia các tổ chức kinh tế, thương mại ở khu vực và thế giới đã tạo ra các cơ hội và thách thức cho nền kinh tế nước ta nói chung và hoạt động xuất nhập khẩu nói riêng.
Đối với WTO: nước ta chưa phải là thành viên của WTO, để gia nhập
WTO và để được các nước mở cửa thị trường cho hàng hóa xuất khẩu của ta thì Việt Nam phải cam kết cắt giảm hàng rào thuế quan và hàng rào phi thuế
Môi trường kinh doanh XK của DNTM Việt nam Nguyễn Trọng Cường, A2-CN9
40
quan. Đồng thời phải tiến hành đàm phán song phương để có được sự thỏa thuận đồng ý kết nạp Việt Nam vào tổ chức này.
Đối với APEC: Mục tiêu mà APEC đặt ra là các nước thành viên APEC
phải cắt giảm dần thuế quan để tự do hóa thương mại vào năm 2010 đối với các nước phát triển và vào năm 2020 đối với các nước đang phát triển. Mặc dù mục tiêu này không rõ thuế suất cuối cùng của việc "tự do hoá" là bao nhiêu nhưng các nước đã thực hiện giảm dần một cách đơn phương, tự nguyện. Nghĩa vụ của Việt Nam trong hợp tác APEC cũng sẽ phải giảm thuế đáng kể.
Đối với AFTA theo qui định của Hiệp định CFPT và Nghị định thư về việc tham gia của Việt Nam vào Hiệp định CEPT, Việt Nam có nghĩa vụ thực hiện chương trình CEPT như sau:
- Bắt đầu thực hiện chương trình CEPT từ 1/1/1996 và hồn thành vào 1/1/2006.
- Trước khi bắt đầu thực hiện CEPT, Việt Nam phải công bố các danh mục thực hiện CEPT, bao gồm danh mục loại trừ hoàn toàn (GEL), danh mục