II- KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN MÔI TRƯỜNG KINH DOANH XUẤT KHẨU.
1. Hoàn thiện môi trường vĩ mô
1.3 Tiếp tục đổi mới các chính sách tiền tệ, tài chính, tín dụng.
- Một trong những biện pháp có tác động trực tiếp và nhanh chóng đối với hoạt động xuất khẩu là chính sách tỷ giá hối đối giữa VND và USD. Các nước trong khu vực và nhiều nước trên thế giới đã chủ động thay đổi tỷ giá giữa đồng nội tệ với ngoại tệ mạnh như USD. Vì vậy, Nhà nước cần áp dụng chế độ giá linh hoạt hơn với mục tiêu thúc đẩy hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp trên cơ sở nâng cao khả năng cạnh tranh cho sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam.
- Khuyến khích xuất khẩu trực tiếp và khuyến khích đầu tư sản xuất hàng xuất khẩu mới chỉ nhìn đến các doanh nghiệp có sản xuất trực tiếp hàng xuất khẩu. Trong thực tế, có nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ làm nhiệm vụ cung ứng nguyên phụ liệu đầu vào hoặc bán thành phẩm và các cơ sở này cũng cần được hưởng ưu đãi về thuế và vốn đầu tư để góp phần làm hạ giá thành sản phẩm xuất khẩu. Việc tạo điều kiện cho phát triển của một ngành hàng xuất khẩu nào đó sẽ kéo theo sự phát triển của nhiều ngành khác theo hướng vừa đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm có trị giá gia tăng (khơng phải nhập nguyên liệu, xuất thành phẩm theo kiểu gia công), vừa tạo điều kiện thu hút được các nguồn nhân lực và vật lực của đất nước vào lĩnh vực kinh tế có hiệu quả.
- Thành lập quỹ bảo lãnh tín dụng với mục đích trợ giúp các doanh nghiệp có tiềm năng phát triển xuất khẩu nhưng khơng có điều kiện tiếp cận
Mơi trường kinh doanh XK của DNTM Việt nam Nguyễn Trọng Cường, A2-CN9
72
nguồn vốn của ngân hàng do khơng có tài sản thế chấp. Quỹ sẽ đứng ra bảo lãnh các khoản vay, cùng chia sẻ thành công với doanh nghiệp và rủi ro với ngân hàng. Các khoản mục sau đây có thể đưa vào danh mục bảo lãnh:
+ Bảo lãnh tiền vay mua máy móc, vật tư phục vụ sản xuất hàng xuất khẩu. + Bảo lãnh nộp thuế nhập khẩu đối với máy móc, thiết bị, vật tư nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu nhằm tạo điều kiện cho doanh nghiệp có thể rút hàng về ngay khi hàng về đến cảng để triển khai sản xuất.
+ Đảm bảo việc thực hiện hợp đồng (trong trường hợp khách hàng nước ngoài yêu cầu mở Performance Bond thì quỹ sẽ đứng ra bảo lãnh). Nguồn để thành lập quỹ này có thể một phần từ Ngân sách nhà nước, nguồn thu từ đấu thầu hạn ngạch dệt may, phí thành lập văn phịng đại diện nước ngồi tại Việt Nam.
- Khuyến khích các hiệp hội ngành hàng thành lập các quỹ bảo hiểm phòng ngừa rủi ro xuất khẩu cho ngành mình, nhất là trong những ngành quan trọng, có khối lượng xuất khẩu tương đối lớn như gạo, cà phê, cao su…
Quỹ bảo hiểm có nhiệm vụ trợ giúp các thành viên hiệp hội khi giá cả thị trường biến động thất thường. Cơ chế hoạt động sẽ do từng hiệp hội tự xác định nhưng nhìn chung nên đặt ra một mức giá bảo hiểm đảm bảo cho người sản xuất thu hồi được vốn đầu tư, trang trải được chi phí và có lợi nhuận thỏa đáng. Khi thị trường thế giới thuận lợi, có thể xuất khẩu với giá cao hơn mức bảo hiểm thì hiệp hội áp dụng biện pháp thu một phần chênh lệch đưa vào quỹ bảo hiểm (chênh lệch giữa giá xuất khẩu và giá bảo hiểm); ngược lại khi thị trường thế giới biến động không thuận lợi, giá xuất khẩu thấp hơn giá bảo hiểm thì trích quỹ để hỗ trợ lại cho các thành viên.
Về hình thức, có thể các thành viên hiệp hội thống nhất thành lập một pháp nhân, được Nhà nước cho hưởng quy chế kinh doanh như các quỹ tín dụng thơng thường nhằm mục đích phát triển nguồn vốn.
- Về thuế: xây dựng chính sách thuế phù hợp và ổn định trong nhiều năm phù hợp với lộ trình cắt giảm thuế quan như đã cam kết. Xây dựng quy chế miễn, giảm thuế, tính giá trị thuế phải nộp (đặc biệt là khâu áp mã tính
Mơi trường kinh doanh XK của DNTM Việt nam Nguyễn Trọng Cường, A2-CN9
73
thuế) một cách rõ ràng, thay đổi phương pháp tính thuế theo giá tối thiểu bằng phương pháp tính theo giá trong hợp đồng thương mại.
- Về tín dụng: xoá bỏ cơ chế kết hối ngoại tệ, áp dụng tỷ giá thanh toán
cho hàng xuất khẩu phù hợp với biến động thực tế trên thị trường. Thực hiện chế độ quản lý ngoại hối chặt chẽ, nhưng thủ tục hành chính phải thuận lợi và nhanh chóng, khơng gây phiền hà cho xuất khẩu.
Ngày 27 tháng 9 năm 1999, Thủ tướng Chính phủ đã ra quyết định số 195/1999/QĐ- TTg về việc lập, sử dụng và quản lý Quỹ hỗ trợ xuất khẩu, Quỹ này sẽ thay thế Quỹ thưởng xuất khẩu tồn tại từ trước. Quỹ hỗ trợ xuất khẩu được sử dụng với các mục đích chủ yếu là hỗ trợ về tài chính, tín dụng với lãi suất ưu đãi, bảo lãnh tín dụng cho một số sản phẩm xuất khẩu để nâng cao khả năng cạnh tranh hoặc bù đắp những rủi ro khách quan, đồng thời giúp các doanh nghiệp tìm kiếm và mở rộng thị trường xuất khẩu, khuyến khích sản xuất và xuất khẩu những mặt hàng đạt tiêu chuẩn chất lượng quốc tế..
Hiện nay Chính phủ đã quy định thưởng xuất khẩu với hình thức thưởng bằng tiền, tuy nhiên cần áp dụng thêm các biện pháp thưởng khuyến khích khác như: bằng khen, danh hiệu doanh nghiệp có tín nhiệm trên thương trường để tăng thêm uy tín cho các doanh nghiệp xuất khẩu giỏi.