II- KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN MÔI TRƯỜNG KINH DOANH XUẤT KHẨU.
1. Hoàn thiện môi trường vĩ mô
1.5 Tăng cường các biện pháp hỗ trợ của Nhà nước nhằm tiếp cận và mở rộng thị trường.
và mở rộng thị trường.
Đàm phán thương mại (song phương và đa phương) bao gồm đàm phán mở cửa thị trường mới, đàm phán để tiến tới thương mại cân bằng với những thị trường mà ta thường xuyên nhập siêu, đàm phán để thống nhất hoá các tiêu chuẩn vệ sinh, tiêu chuẩn kỹ thuật và đàm phán để nới lỏng các hàng rào phi quan thuế là sự hỗ trợ rất quan trọng của Nhà nước đối với doanh nghiệp.
Với hơn 60 Hiệp định thương mại song phương được ký kết trong thời kỳ 1991-2000. Nhà nước đã khẳng định được vai trò đàm phán mở rộng thị trường ở tầm vĩ mô. Tại hầu hết các thị trường trọng điểm, hàng hoá của Việt Nam đều được hưởng chế độ tối huệ quốc hoặc GSP. Hiệp định khung về hợp tác kinh tế, thương mại Việt Nam- EU được ký kết vào năm 1995, mở ra triển vọng mới trong quan hệ hợp tác với EU, tạo điều kiện thuận lợi cho xuất khẩu dệt may, giày dép, thuỷ sản vào thị trường này. Nhật Bản cũng đã dành cho ta chế độ thuế nhập khẩu tối huệ quốc vào năm 1999. Hiệp định Thương mại Việt Nam- Hoa Kỳ được ký kết và có hiệu lực đã và đang thúc đẩy xuất khẩu
Môi trường kinh doanh XK của DNTM Việt nam Nguyễn Trọng Cường, A2-CN9
78
của ta sang thị trường này, đồng thời tạo thuận lợi cho quá trình đàm phán gia nhập WTO.
Song song với đàm phán mở cửa thị trường mới, Nhà nước cần triệt để sử dụng nguyên tắc cân bằng thương mại để đòi hỏi các nước này phải mở hơn nữa thị trường để tiến tới cân bằng cán cân thương mại một cách hợp lý.
Ngoài ra, cần tăng cường đàm phán để thống nhất hoá các tiêu chuẩn vệ sinh, tiêu chuẩn kỹ thuật và đàm phán để nới lỏng các hàng rào phi quan thuế.
Trong thời gian tới cần tổ chức lại hệ thống thông tin về thị trường thế giới có ở nhiều Bộ, ngành. Tăng cường mạnh mẽ công tác thu thập và phổ biến thông tin về thị trường ngồi, từ tình hình chung cho tới các cơ chế chính sách của các nước, dự báo các chiều hướng cung - cầu hàng hoá và dịch vụ … Để thơng tin có thể đến với mọi doanh nghiệp quan tâm theo con đường ngắn nhất, tiết kiệm nhất, Bộ Thương mại cần tiếp tục hoàn thiện hệ thống cơ sở dữ liệu và trang chủ (trang Web) của Bộ, tăng cường phát hành các tài liệu theo chuyên đề.
Khi đã có sản phẩm hàng hố, thì việc tổ chức thị trường và hoạt động xúc tiến cụ thể là rất quan trọng. Thông qua hai khâu này sản phẩm xuất khẩu mới đến được thị trường nhập khẩu, đến với người tiêu dùng. Vì vậy, tổ chức thị trường và xúc tiến thương mại phải trở thành một chức năng quan trọng của Bộ Thương mại và tham tán thương mại. Tại thị trường ngoài, các tham tán phải là tác nhân gắn kết doanh nghiệp trong nước với các doanh nghiệp trên thị trường mà tham tán hoạt động.
Nhà nước có thể hỗ trợ việc thâm nhập và mở rộng thị trường thơng qua việc khuyến khích thu hút đầu tư của các tập đoàn xuyên quốc gia và của
các nhà sản xuất "chìa khố trao tay". Đây là một giải pháp cần chú trọng bởi lẽ các tập đoàn xuyên quốc gia là những người đi đầu trong lĩnh vực chun mơn hố và hợp tác hoá. Các sản phẩm sản xuất ra tại một nước thường nằm trong một dây chuyển sản xuất, tiêu thụ mang tính tồn cầu. Vì vậy, thơng qua thu hút đầu tư của các tập đoàn này sẽ đảm bảo được thị trường xuất khẩu qua hệ thống phân phối toàn cầu. Ngồi ra, cần tăng cường
Mơi trường kinh doanh XK của DNTM Việt nam Nguyễn Trọng Cường, A2-CN9
79
thu hút đầu tư của các nhà sản xuất "chìa khố trao tay" (đặc biệt là trong lĩnh vực điện tử và cơng nghệ thơng tin) để góp phần chuẩn bị tiền đề cho thời kỳ sau là thời kỳ đẩy mạnh xuất khẩu các sản phẩm có hàm lượng chất xám và hàm lượng công nghệ cao.
Nhà nước cần sớm có chính sách hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư ra thị trường bên ngoài, nhất là đầu tư trong khâu hồn thiện nơng sản, thực phẩm (thí dụ như chế biến và đóng gói chè, mỳ ăn liền…) để tránh các hàng rào thuế và phi thuế do nước nhập khẩu đặt ra. Ngồi ra, nên xố bỏ thủ tục cấp giấy phép thành lập văn phòng đại diện tại nước ngồi và đơn giản hố thủ tục mở tài khoản để phục vụ giao dịch trênt thị trường ngồi.
Bên cạnh đó, Nhà nước có thể tác động trực tiếp vào thị trường ngồi thơng qua các biện pháp điều tiết nguồn cung và điều tiết tiến độ xuất khẩu. Đối với những mặt hàng mà Việt Nam giữ thị phần lớn trên thị trường quốc tế (như gạo, cà phê, hạt tiêu…), cần tăng cường áp dụng các biện pháp như thông tin chiến lược, chiến thuật, kiềm chế tốc độ bán ra, tham gia các kế hoạch quốc tế về điều tiết nguồn cung trong điều kiện có thể… để tác động vào thị trường và giá cả theo hướng có lợi.
Các Hiệp hội ngành hàng là các tổ chức phi chính phủ, tập hợp và đại diện cho các doanh nghiệp sản xuất, chế biến, kinh doanh trong từng ngành hàng, được thành lập trên cơ sở tự nguyện nhằm phối hợp có hiệu quả các hoạt động sản xuất, kinh doanh trên thị trường trong và ngoài nước. Tuy nhiên, do đặc thù của nước ta, các doanh nghiệp có quy mơ lớn, là thành viên chủ chốt của Hiệp hội đều là các doanh nghiệp Nhà nước.
Trong thời gian tới, Nhà nước cần tạo điều kiện và hỗ trợ nâng cao hơn nữa vai trò của các Hiệp hội trong lĩnh vực hợp tác quốc tế, thống nhất hành động trong các doanh nghiệp hội viên nhằm tổ chức sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm một cách có hiệu quả nhất, bảo đảm lợi ích của tồn ngành.
Mơi trường kinh doanh XK của DNTM Việt nam Nguyễn Trọng Cường, A2-CN9
80