I. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI ĐẾN
Góp phần nâng cao năng lực quản lý và sản xuất.
- Một trong những ưu điểm của việc tham gia hội nhập vào các tổ chức khu vực và quốc tế đối với các nước đang phát triển là các tổ chức này thường có các chương trình hợp tác kinh tế kỹ thuật nhằm nâng cao năng lực quản lý và sản xuất cho các nước thành viên. Ví dụ ASEAN có các chương trình hợp tác về phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ, phát triển cơ sở hạ tầng, hợp tác phát triển xã hội…APEC có chương trình hợp tác kinh tế kỹ thuật (ECOTECH) bao trùm 9 lĩnh vực hợp tác với trên 250 dự án đang triển khai. Những chương trình này đã tạo điều kiện cho các nước tham gia phát triển bồi dưỡng nguồn nhân lực, và tiếp cận với công nghệ mới trong lĩnh vực sản xuất, nhằm nâng cao hiệu quả cạnh tranh của nền kinh tế.
- Như vậy, thông qua Hội nhập kinh tế quốc tế ta có thể rèn luyện và đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý Nhà nước có bản lĩnh vững vàng và trình độ chun mơn thành thạo, xây dựng một đội ngũ các nhà doanh nghiệp năng
Môi trường kinh doanh XK của DNTM Việt nam Nguyễn Trọng Cường, A2-CN9
58
động, có kỹ năng quản lý sản xuất kinh doanh giỏi, biết tổ chức tốt thị trường và nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, góp phần chiến thắng trong cạnh tranh.
- Tranh thủ các nước trên thế giới đồng tình ủng hộ sự nghiệp đổi mới kinh tế, xây dựng đất nước, đồng thời học hỏi kinh nghiệm quốc tế, từng bước điều chỉnh hệ thống luật lệ, chính sách thương mại phù hợp với tập quán quốc tế và các quy tắc, chuẩn mực của WTO, bảo đảm hình thành đồng bộ các yếu tố của thị trường, bình đẳng khuyến khích tự do kinh doanh, cạnh tranh lành mạnh nhưng vẫn giữ vững vai trò quản lý của Nhà nước, đảm bảo phát triển kinh tế thị trường theo định hướng Xã Hội Chủ Nghĩa, giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc, bảo vệ lợi ích quốc gia.
* Khó khăn và thách thức