Bảng Kế Hoạch Khấu Hao và Giá Trị Thanh Lý Tài sản của Đại Lý

Một phần của tài liệu Lập và thẩm đinh dự án mở đại lý 3s của hãng xe máy SYM việt nam (Trang 67)

ĐVT: trđ

Chỉ tiêu Năm

1 2 3 4 5

Giá trị khấu hao 422,41 422,41 422,41 423,01 423,01

Giá trị thanh lý 0,689 104,63

Nguồn: TTTH

d) Chi phí sinh hoạt

Tham khảo một số mơ hình đại lý cùng quy mơ ta dự trù các khoản chi phí sinh hoạt của đại lý như sau:

+ Nước: đinh mức nước 1 m3/người/tháng. + Nước uống: 10 bình/tháng.

+ Điện: 700kw/tháng.

+ Điện thoại: 800.000 đồng/tháng. + Internet: 300.000 đồng/tháng

Chi tiết chi phí sinh hoạt của đại lý được tính như sau: nước phục vụ cho việc sinh hoạt và kinh doanh trong đai lý được dự tính 1 m3/người/tháng nhân với đơn giá 9000đ/m3, nước uống phục vụ cho nhân viên và khách hàng khoảng 10 bình nước/tháng với giá mỗi bình là 10.000 đồng. Tiếp đến là chi phí tiền điện dự tính cho mỗi tháng là 700kw, giá của điện dùng cho kinh doanh hiện tại là 2000 đồng/kw, chi

phí điện thoại để phục vụ cho công việc kinh doanh của đại lý khoảng 800.000 đồng/tháng và cuối cùng là chi phí internet, đại lý sẽ trả tiền cuớc phí cố định hàng tháng cho internet là 300.000 đồng/tháng. Ta theo dõi chi tiết chi phí sinh hoạt trong một tháng và chi phí sinh hoạt trong một năm của đại lý dưới bảng 4.11.

Bảng 4.11. Bảng Tổng Hợp Chi Tiết Chi Phí Sinh Hoạt Trong 1 Năm

ĐVT: trđ Khoản mục Tổng tiền/Tháng Tổng tiền/Năm

Điện 1,4 16,8

Nước sinh hoạt 0,09 1,08

Nước uống 0,1 1,2

Điện thoại 0,8 9,6

Internet 0,3 3,6

Tổng cộng 2,69 32,28

Nguồn: TTTH

e) Chi phí nhân sự đại lý

Việc xây dựng cơ cấu tổ chức nhân sự cho đại lý là rất quan trọng vì đại lý cần có một đội ngũ nhân viên có đủ trình độ chun mơn, nghiệp vụ, có đủ khả năng để tạo cảm tình tốt với khách hàng, đáp ứng nhu cầu của khách hàng một cách nhanh nhất để tạo niềm tin cho khách hàng khi sử dụng các sản phẩm của SYM và dịch vụ của đại lý đưa ra, thu hút đông đảo khách hàng đến với đại lý và trung thành với đại lý. Dựa vào cơ cấu tổ chức nhân sự để có thể dự kiến được chi phí nhân sự cho đại lý. Theo dự kiến và theo sự tham khảo về cơ cấu nhân sự của một số đại lý 3S của SYM có cùng quy mơ có được cơ cấu tổ chức nhân sự của đại lý như sau:

Nguồn: ĐTTT - TTTH Về vấn đề nhân sự của địa lý rất đơn giản, đại lý gồm có 10 người: 1 giám đốc, 1 cửa hàng trưởng (quản lý), 5 nhân viên kỹ thuật và 2 nhân viên bán hàng.

Chức năng, quyền hạn và nghĩa vụ của các cấp quản trị trong đại lý - Nhiệm vụ và quyền hạn của giám đốc đại lý

+ Giám đốc của đại lý là do chủ đầu tư tuyển dụng, là người chịu trách nhiệm trước công ty về bảo tồn vốn và tài sản được giao, kinh doanh có hiệu quả, đúng pháp luật, chịu trách nhiệm cá nhân trước pháp luật trong phạm vi cơng việc của mình phụ trách.

+ Tổ chức quản lý điều hành đảm bảo hiệu quả kinh doanh cao nhất.

+ Thiết lập mối quan hệ trên thương trường, đề xuất chiến lược tiêu thụ sản phẩm, quyết định các biện pháp, phương pháp trong phạm vi kinh doanh của đại lý.

+ Chịu trách nhiệm về việc quản lý cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật, vật tư, vốn được giao. Chịu trách nhiệm trước pháp luật, nhà nước về giao dịch kinh doanh cũng như các hoạt động kinh tế trong phạm vi do mình giải quyết.

+ Thiết lập mối quan hệ nghiệp vụ với cửa hàng trưởng của đại lý.

+ Thực hiện quản lý tài chính theo quy định về quản lý tài chính của nhà nước. - Nhiệm vụ, chức năng của cửa hàng trưởng đại lý

+ Cửa hàng trưởng của đại lý chịu sự quản lý trực tiếp của giám đốc đại lý. + Tham mưu giúp giám đốc của đại lý về điều hành bộ máy nhân sự. + Quản lý, điều hành cơng tác tổ chức nhân sự, hành chính, kỹ thuật…

Giám đốc Cửa hàng trưởng (quản lý) Kế toán Nhân viên bán hàng Nhân viên kỹ thuật

+ Cập nhật hồ sơ, lý lịch nhân viên của đại lý, đề xuất các chế độ liên quan đến lao động, theo dõi chấm công lao động, tham mưu giải quyết các tranh chấp, vướng mắc liên quan đến lao động và hợp đồng lao động. Đề xuất chế độ thưởng, phạt đối với nhân viên để khuyến khích làm tốt công việc được giao.

+ Quản lý cơng văn, giấy tờ sổ sách hành chính, thực hiện cơng tác văn thư lưu trữ theo quy định, quản lý giữ gìn cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật, công tác bảo vệ nội bộ đại lý, bảo vệ hàng hoá đại lý.

Chi phí lương nhân viên.

Mức lương của từng nhân viên trong đại lý được tham khảo ở một số đại lý cùng quy mô và tham khảo mức lương hiện tại trên thị trường của những người cùng cấp bậc với một số nhân viên trong đại lý . Vì là người giữ quyền hạn cao nhất và chịu trách nhiệm nhiều nhất trong đại lý nên mức lương giành cho giám đốc sẽ là cao nhất, ước tính khoảng 8.370.000 đồng/tháng, chịu trách nhiệm ít hơn và có quyền hạn thấp hơn giám đốc là cửa hàng trưởng nên có mức lương ít hơn: 6.000.000 đồng/tháng. Với nhiêm vụ xác định doanh thu và chi phí mỗi tháng của đại lý, báo cáo thuế cho từng q thì mức lương của kế tốn là 4.000.000 đồng/tháng. Đội ngũ nhân viên kỹ thuật của đại lý phải là những người có tay nghề cao, có hiểu biết rõ về xe máy của SYM, có như vậy khách hàng mới tin tưởng để bảo hành và bảo trì xe tại đại lý, vì vậy mức lương của nhân viên kỹ thật sẽ bằng với mức lương của kế toán: 4.000.000 đồng/tháng. Cuối cùng là đội ngũ nhân viên bán hàng chịu trách nhiệm giới thiệu xe cho khách hàng và thuyết phục họ mua xe của đại lý mức lương của đội ngũ này là 2.500.000 đồng/tháng.

Bảng 4.12. Bảng Cơ Cấu Nhân Viên và Mức Lương Dự Kiến

ĐVT: trđ

Chức vụ Số lượng(người) Lương tháng Tổng lương năm

Cấp lãnh đạo

Giám đốc 1 8,37 100,44

Cấp điều hành

Cửa hàng trưởng (quản lý) 1 6 72

Nhân viên kỹ thuật 5 4 240

Tổng số 10 24,87 520,44

Nguồn: ĐTTT – TTTH Như vậy, tổng số chi phí tiền lương mà đại lý phải trả cho nhân viên của mình trong 1 năm sẽ là 520,44 trđ. Đây là một số tiền phải bỏ ra tương đối lớn nên đại lý cần quản lý nhân sự một cách hợp lý và chặt chẽ để nhân viên đem về mức lợi nhuận cao nhất cho đại lý, bên cạnh đó đại lý cũng nên có những chính sách thưởng phạt hợp lý cho từng nhân viên để kích thích sự cống hiến của từng nhân viên cho đại lý.

4.3.5. Dự toán doanh thu

Doanh thu dự kiến của dự án gồm có 4 phần: doanh thu bán xe, doanh thu bán phụ tùng, doanh thu từ DVBH (dịch vụ bảo hành) và doanh thu từ DVBT (dịch vụ bảo trì).

a) Doanh thu bán xe

Để xác định được doanh thu bán xe dự kiến hàng năm ta phải xác định được sản lượng bán ra và giá của sản phẩm cho từng năm. Sản lượng xe bán ra của dự án chỉ được tính một cách tương đối chứ không thể tuyệt đối, dựa trên cơ sở sản lượng của Công Ty TNHH Hiệp Hà đã bán được trong 3 năm 2008, 2009, 2010. Năm đầu tiên do đại lý mới mở chưa có nhiều khách hàng thân thiết nên dự án sẽ kỳ vọng sản lượng của đại lý ở năm đầu sẽ bằng với sản lượng mà Cơng Ty TNHH Hiệp Hà bán được ít nhất trong 3 năm. Và cứ mỗi năm dự án kỳ vọng sản lượng xe sẽ tăng tuỳ theo từng loại xe, các sản phẩm của dòng xe tay ga là Attila và Shark được khách hàng ưa chuộng nhất sẽ có tỷ lệ tăng cao nhất là 7%/năm, các dòng xe còn lại tăng 3%, riêng xe Angela tăng 5% vì đây là loại xe số được khách hàng ưa chuộng xếp thứ 2 sau dòng xe Attila và Shark. Các tỷ lệ đưa ra này dựa trên cơ sở sản lượng xe bán của Công Ty TNHH Hiệp Hà qua 3 năm 2008, 2009, 2010. Bảng 4.13 dưới đây thể hiện sản lượng tiêu thụ dự kiến của từng loại sản phẩm của đại lý qua các năm.

Bảng 4.13. Bảng Sản Lượng Tiêu Thụ Dự Kiến Hàng Năm của Đại Lý

ĐVT: chiếc

Tên SP Năm

Attila Victoria đùm 240 257 275 294 315

Attila Victoria đĩa mới 128 137 147 157 168

Attila Victoria đùm mới 106 113 121 130 139

Attila Elizabeth đĩa 218 233 250 267 286

Attila Elizabeth đùm 196 210 224 240 257 Attila Elizabeth FI 147 157 168 180 193 Shark 158 169 181 194 207 Enjoy 30 31 32 33 34 Joyride 54 56 57 59 61 Angela 172 181 190 199 209 Eligant 147 151 156 161 165 Sanda Boss 114 117 121 125 128 Tổng sản lượng 1710 1812 1922 2038 2161 Nguồn: TTTH Doanh thu bán xe cho từng năm được xác định bằng cách lấy sản lượng bán ra của từng năm nhân với giá của mỗi loại sản phẩm từng năm. Bảng giá của từng loại sản phẩm dựa vào bảng 4.5 (bảng giá sản phẩm dự kiến của đại lý) từ đó tính ra giá của từng loại sản phẩm theo từng năm. Vì hàng năm đều có tình trạng lạm phát nên giá của từng loại sản phẩm sẽ tăng theo chỉ số lạm phát. Chỉ số lạm phát đã được tính ở phần kế hoạch khấu hao. Như vậy, lấy chỉ số lạm phát trung bình của 3 năm là 8,88% làm cơ sở tính giá sản phẩm của đại lý. Giá của từng loại sản phẩm ở năm 1 của đại lý sẽ được tính bằng cách lấy chỉ số lạm phát trung bình cộng 1 sau đó nhân với giá của từng loại sản phẩm ở bảng 4.5. Giá của những năm về sau sẽ bằng giá của năm liền trước nhân với 1 cộng tỷ lệ lạm phát. Giá của sản phẩm qua từng năm được thể hiện chi tiết dưới bảng 4.14.

Bảng 4.14. Giá Bán Dự Kiến của Từng Loại Sản Phẩm qua Các Năm của Đại Lý

ĐVT: trđ

Tên Sp Năm

1 2 3 4 5

Attila Victoria đùm 23,41 25,49 27,75 30,22 32,9

Attila Victoria đĩa mới 27,76 30,23 32,91 35,84 39,02 Attila Victoria đùm mới 25,59 27,86 30,33 33,03 35,96 Attila Elizabeth đĩa 32,12 34,97 38,08 41,46 45,14

Attila Elizabeth đùm 29,94 32,6 35,5 38,65 42,08

Joyride 32,12 34,97 38,08 41,46 45,14

Angela 17,97 19,56 21,3 23,19 25,25

Eligant 11,43 12,45 13,55 14,76 16,07

Sanda Boss 9,25 10,08 10,97 11,95 13,01

Nguồn: TTTH Doanh thu bán xe được tính bằng cách lấy sản lượng của từng loại sản phẩm trong bảng 4.13 nhân với giá bán của từng sản phẩm đó trong bảng 4.14. Doanh thu bán xe được thể hiện chi tiết dưới bảng 4.15.

Bảng 4.15. Bảng Doanh Thu Bán Xe Dự Kiến Hàng Năm của Đại Lý

ĐVT: trđ

Tên SP Năm

1 2 3 4 5

Attila Victoria đùm 5.618 6.545 7.625 8.884 10.350 Attila Victoria đĩa mới 3.554 4.140 4.824 5.619 6.547 Attila Victoria đùm mới 2.712 3.160 3.681 4.289 4.996 Attila Elizabeth đĩa 7.002 8.158 9.504 11.072 12.899 Attila Elizabeth đùm 5.869 6.837 7.965 9.280 10.811 Attila Elizabeth FI 5.282 6.153 7.169 8.352 9.730 Shark 7.397 8.618 10.040 11.697 13.627 Enjoy 474 531 596 668 749 Joyride 1.734 1.945 2.181 2.446 2.744 Angela 3.090 3.533 4.039 4.617 5.279 Eligant 1.681 1.885 2.114 2.370 2.658 Sanda Boss 1.055 1.183 1.327 1.488 1.669 Tổng doanh thu bán xe 45.468 52.688 61.064 70.782 82.058 Nguồn: TTTH b) Doanh thu bán phụ tùng

Để tính được doanh thu bán phụ tùng ta dựa vào tính tỷ lệ doanh thu bán phụ tùng /doanh thu bán xe của Công Ty TNHH Hiệp Hà qua 3 năm 2008, 2009, 2010, vì

theo kế tốn của Cơng Ty TNHH Hiệp Hà thì doanh thu bán phụ tùng tỷ lệ thuận với doanh thu bán xe. Như vậy, lấy tỷ lệ trung bình của doanh thu bán phụ tùng/doanh thu bán xe qua 3 năm 2008, 2009, 2010 của Công Ty TNHH Hiệp Hà làm cơ sở để tính doanh thu bán phụ tùng dự kiến cho đại lý. Bằng cách lấy doanh thu bán xe dự kiến từng năm của đại lý trên bảng 4.15 nhân với tỷ lệ trung bình doanh thu bán phụ tùng/doanh thu bán xe sẽ có được doanh thu bán phụ tùng dự kiến của đại lý qua từng năm. Bảng 4.16 bên dưới thể hiện doanh thu về sản lượng xe bán ra và doanh thu bán phụ tùng của Công Ty TNHH Hiệp Hà qua 3 năm 2008, 2009, 2010.

Bảng 4.16. Bảng Doanh Thu Bán Xe và Doanh Thu Bán Phụ Tùng của Công Ty TNHH Hiệp Hà qua 3 Năm 2008, 2009, 2010.

Chỉ tiêu Năm

2008 2009 2010

Doanh thu bán xe (trđ) 46.582 50.598 55.212

Doanh thu bán phụ tùng (trđ) 4.262 5.126 5.841

Tỷ lệ doanh thu bán phụ tùng/doanh thu bán xe (%) 9,15 10,13 10,58 Tỷ lệ doanh thu phụ tùng/doanh thu sản lượng trung bình (%) 10%

Nguồn: Phịng kế tốn Cơng Ty TNHH Hiệp Hà Như vậy ta sẽ lấy tỷ lệ 10% (doanh thu về bán phụ tùng chiếm 10% của doanh thu bán xe) để làm cơ sở tính ra doanh thu về phụ tùng chính hãng dự kiến của đại lý và nó sẽ được thể hiện chi tiết dưới bảng 4.17 dưới đây.

Bảng 4.17. Bảng Doanh Thu Bán Phụ Tùng Dự Kiến của Đại lý

ĐVT: trđ

Doanh thu Năm

1 2 3 4 5

Doanh thu bán xe 45.468 52.688 61.064 70.782 82.058 Doanh thu bán phụ tùng 4.547 5.269 6.106 7.078 8.206

Những khách hàng vào đại lý sửa xe, nếu có thay phụ tùng thì phải trả tiền phụ tùng và ngoài ra khách hàng phải trả thêm tiền công sửa xe cho đại lý. Tiền công sửa xe mà đại lý thu được chính là doanh thu về DVBT, và dựa theo bảng 4.18 - bảng doanh thu từ DVBT của Cơng Ty TNHH Hiệp Hà dưới đây ta có thể tính ra được doanh thu từ DVBT dự kiến cho đại lý.

Bảng 4.18. Bảng Doanh Thu về DVBT của Công Ty TNHH Hiệp qua 3 Năm 2008, 2009,2010

Chỉ tiêu Năm

2008 2009 2010

Doanh thu phụ tùng chính hãng (trđ) 4.262 5.126 5.841

Doanh thu dịch vụ bảo trì(trđ) 243 354 444

Tỷ lệ doanh thu bảo trì/doanh thu phụ tùng (%) 5,7 6,9 7,6 Tỷ lệ doanh thu DVBT/doanh thu phụ tùng trung bình(%) 6,7

Nguồn: Phòng kế tốn Cơng Ty TNHH Hiệp Hà Qua bảng trên ta nhận thấy rằng tỷ lệ doanh thu bảo trì/doanh thu phụ tùng trung bình qua 3 năm là 6,7% qua các năm. Như vậy để tính được doanh thu dịch vụ bảo trì dự kiến cho đại lý ta lấy doanh thu bán phụ tùng ở bảng 4.18 nhân với 6,7%. Doanh thu dịch vụ bảo trì được thể hiện ở bảng 4.19 bên dưới.

Bảng 4.19. Bảng Doanh Thu về DVBT dự kiến của đại lý

ĐVT: trđ Doanh thu Năm 1 2 3 4 5 Doanh thu bán phụ tùng 4.547 5.269 6.106 7.078 8.206 Doanh thu DVBT 305 353 409 474 550 Nguồn: TTTH d) Doanh thu từ DVBH

Doanh thu từ DVBH là doanh thu mà đại lý thu được dựa trên cơ sở bảo hành những xe mà đại lý bán cho khách hàng từng năm. Khi khách hàng mua xe của đại lý sẽ được 5 phiếu bảo hành, mỗi phiếu trị giá 30.000 đồng (theo phịng kế tốn của Cơng Ty TNHH Hiệp Hà năm 2010), mỗi lần khách hàng tới bảo hành xe đưa cho đại lý 1 phiếu sẽ được bảo hành miễn phí. Số phiếu mà đại lý thu được của khách hàng sẽ được tổng cơng ty thanh tốn bằng cách lấy số phiếu đại lý có được nhân với giá trị của một phiếu. Theo cửa hàng trưởng của Cơng Ty TNHH Hiệp Hà thì đa phần là khách hàng sau khi mua xe của đai lý thì sẽ quay lại đại lý để được bảo hành hết 5 phiếu mà họ

nhận được. Vì vậy doanh thu của dịch vụ bảo hành sẽ được tính bằng cách lấy tổng sản lượng bán ra của từng năm ở bảng 4.13 nhân với 5 sau đó nhân với giá trị của một phiếu. Trị giá của một phiếu năm 2011 là 30.000 đồng. Vì có tình trạng lạm phát nên giá trị của 1 phiếu sẽ được thay đổi theo từng năm theo tỷ lệ lạm phát trung bình đã

Một phần của tài liệu Lập và thẩm đinh dự án mở đại lý 3s của hãng xe máy SYM việt nam (Trang 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)