II. Hoạt động logistics trên hành lang kinh tế Bắc Nam
1. Khái niệm và đặc điểm logistics
1.3. Phương pháp luận nghiên cứu
Khơng ít các nghiên cứu gia đã tìm hiểu về logistics và đưa ra quan điểm riêng của mình về logistics. TS. Ruth Banomyong đã đưa ra một cách tiếp cận mới về logistics, theo đó hệ thống logistics là tổng hịa của 4 yếu tố:
Người gửi hàng, người nhận hàng;
Khu vực logistics tư nhân cũng như công cộng, nhà cung cấp dịch vụ vận tải; Các luật lệ, thể chế, chính sách của quốc gia và các tỉnh;
Cơ sở hạ tầng giao thông vận tải và liên lạc.
Là một bộ phận của quản lý chuỗi cung ứng, theo ơng, quản trị logistics có nhiệm vụ lên kế hoạch, thực hiện và kiểm sốt hiệu quả dịng lưu chuyển và dự trữ
hàng hóa, dịch vụ cũng như các thông tin liên quan từ điểm xuất phát đến nơi tiêu thụ, nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Logistics bao gồm các hoạt động sau:
Dịch vụ khách hàng và hỗ trợ Dự đoán cầu và lập kế hoạch Tìm nguồn lực sản xuất
Trao đổi thơng tin logistics và xử lý đơn đặt hàng Quản lý kho
Quản lý nguyên vật liệu và đóng gói Vận chuyển
Lựa chọn các điểm tiện ích, lưu kho lưu bãi Logistics ngược chiều
Ngành logistics bao gồm tất cả các nhà cung cấp dịch vụ tham gia vào việc di chuyển, lưu trữ một cách có hiệu quả của hàng hóa trong nước cũng như quốc tế, từ điểm xuất phát đến nơi tiêu thụ, nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
Dưới đây là sơ đồ khái quát 4 yếu tố cấu thành lên một hệ thống logistics khu vực theo cách tiếp cận của TS. Ruth:
Nguồn: Ruth Banomyong (2007), Logistics development study of the North South Economic Corridor
Yếu tố cơ sở hạ tầng: bao gồm cơ sở hạ tầng giao thông vận tải (đường xá cầu
cống, đường sắt, đường không, sân bay, đường thủy nội bộ, đường biển….); cơ sở hạ tầng thông tin liên lạc (hệ thống viễn thông, mạng lưới điện thoại, mạng lưới internet,….); cơ sở hạ tầng kho bãi….Trong đó cơ sở hạ tầng giao thơng có thể coi là yếu tố quan trọng nhất và được ưu tiên phát triển hàng đầu trong việc phát triển logistics, vì nó liên quan mật thiết tới dịng lưu chuyển người, hàng hóa. Giao thơng có thuận lợi mới giảm được chi phí và thời gian vận chuyển. Việc xây dựng và nâng cấp cơ sở hạ tầng đòi hỏi một sự đầu tư ban đầu rất lớn, nhưng lại mang đến lợi ích kinh tế xã hội lâu dài, là nền tảng cho sự phát triển kinh tế xã hội.
Yếu tố thể chế luật pháp: Bao gồm cơ chế, chính sách, các điều luật của nhà
nước và địa phương điều chỉnh các hoạt động thương mại, đầu tư, sự vận động của hàng hóa, dịch vụ và con người. Nếu cơ chế luật pháp rườm rà, không hợp lý và phù hợp với sự phát triển của thương mại và mậu dịch, thì nó sẽ làm giảm tốc độ lưu chuyển người và hàng hóa, kìm hãm sự phát triển thương mại giữa các vùng. Thông thường, việc thơng quan cho hàng hóa trong thương mại quốc tế là một trong những trở ngại cho các nhà cung cấp dịch vụ logistics, vì các thủ tục thơng quan rườm rà, tốn kém cả về thời gian và chi phí. Điều này sẽ gây ra sự tắc nghẽn khơng cần thiết cho dịng lưu chuyển hàng hóa trong khi nhu cầu trao đổi, mua bán, di chuyển hàng hóa lại ngày càng tăng. Muốn cho quá trình này diễn ra thơng suốt thì các cơ chế chính sách liên quan đến xuất nhập khẩu, hải quan… phải gọn nhẹ, minh bạch và hợp lý. Bản thân các doanh nghiệp cũng phải nắm được các quy định về thể chế pháp luật để từ đó có phương án vận chuyển hàng hóa hiệu quả nhất. Sự phối hợp giữa chính phủ, cơ quan chức năng các địa phương và các doanh nghiệp nói chung cũng như các doanh nghiệp hoạt động trong ngành logistics nói riêng, sẽ góp phần xây dựng khung chính sách hài hịa tạo điều kiện cho sự phát triển của hệ thống logistics cũng như sự phát triển kinh tế xã hội nói chung. Từ phía các doanh nghiệp hiện đại địi hỏi phải có một hệ thống pháp luật đầy đủ với các quy định về thương mại và buôn bán, về hải quan, về việc cưỡng chế thi hành luật pháp của các hợp
đồng kinh doanh. Thực tế cũng đã chứng minh các cường quốc kinh tế như Mỹ, Nhật… là các quốc gia có hệ thống pháp luật hoàn hảo và các dịch vụ logistics đầy đủ.
Yếu tố người gửi hàng/ người nhận hàng: Người gửi hàng/ người nhận hàng ở
đây có thể coi là các doanh nghiệp sử dụng dịch vụ logistics nói chung. Đây là điều kiện cần để có thể phát triển logistics vì nếu các doanh nghiệp khơng nhận thức được vai trò của logistics trong hoạt động thương mại của mình, hoặc khơng sử dụng dịch vụ logistics, thì sẽ khơng có mơi trường cho logistics phát triển.Yếu tố cầu trong logistics cũng rất quan trọng, mà cầu về dịch vụ logistics lại phụ thuộc vào việc các doanh nghiệp có hoạt động hiệu quả, có phạm vi thị trường nội địa và quốc tế và khối lượng hàng hóa cần vận chuyển lớn hay khơng.
Yếu tố nhà cung cấp dịch vụ: Một hệ thống logistics phát triển là hệ thống
trong đó có các nhà cung cấp dịch vụ hoạt động tích cực, hiệu quả, gây dựng được niềm tin trong công ty khách hàng về chất lượng dịch vụ, trách nhiệm pháp lý, độ tin cậy, năng lực vận tải, khả năng liên kết khu vực/ thế giới… Các nhà cung cấp dịch vụ không chỉ đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng, mà chính họ sẽ tạo ra nhu cầu sử dụng dịch vụ logistics ở khách hàng, nhờ việc giúp các cơng ty sản xuất kinh doanh có thể chuyên mơn hóa vào sản xuất, kinh doanh, giảm chi phí, thời gian giải phóng hàng hóa, từ đó giảm chi phí hoạt động.
Bốn yếu tố trên gắn kết chặt chẽ và bổ sung lẫn nhau, tạo lên 4 trục đối xứng của hệ thống logistics. Muốn cho cả hệ thống hoạt động thơng suốt vầ bền vững thì các trục cũng phải cùng chuyển động.
2. Hoạt động logistics trên hành lang kinh tế Bắc Nam
Hình 5: Sơ đồ đánh giá hoạt động logistics trên NSEC
Nguồn: Ruth Banomyong (2007), Logistics development study of the North South Economic Corridor