Đánh giá thuận lợi và khó khăn đối với hoạt động logistics của Việt Nam

Một phần của tài liệu Hoạt động logistics của việt nam trên hành lang kinh tế bắc – nam (Trang 93 - 96)

2.2.4 .Tỉnh Lạng Sơn

3. Đánh giá thuận lợi và khó khăn đối với hoạt động logistics của Việt Nam

trên hành lang kinh tế Bắc Nam

3.1. Thuận lợi

Các dự án nâng cấp về cơ sở hạ tầng cũng như những khung chính sách về thuận lợi hố thương mại và đầu tư trong NSEC là một cú huých từ bên ngoài để thúc đẩy hoạt động logistics của Việt Nam trên hành lang này. Những tác động rõ ràng nhất của NSEC mà ta có thể dễ dàng nhận thấy, đó là những nâng cấp về cơ sở hạ tầng giao thông vận tải – yếu tố tiên quyết đối với việc kết nối về địa lý cũng như về hợp tác phát triển kinh tế giữa các địa phương, các thị trường lớn trong khu vực. Trong tương lai, khi các dự án này hồn thiện, khu vực phía Bắc của Việt Nam sẽ trở thành một tuyến liên kết kinh tế với hệ thống hạ tầng giao thơng hồn thiện và hiện đại, trong đó nhiều tuyến đường đạt tiêu chuẩn quốc tế, giúp giảm chi phí và thời gian vận chuyển.

Khung chính sách về thương mại, đầu tư, về di chuyển qua biên giới, về các thủ tục xuất nhập ... đang từng bước được đơn giản hoá, thống nhất với các quốc gia trong khu vực. Những “nút thắt cổ chai” tại các cửa khẩu như Lào Cai, Lạng Sơn đang dần được gỡ bỏ với việc chính quyền các địa phương nơi đây kí kết những văn bản, hiệp định tạo thuận lợi hoá cho vận chuyển và mậu dịch biên giới. Các cặp cửa khẩu này cũng đang được đẩy mạnh đầu tư cơ sở hạ tầng, xây dựng các khu trung tâm thương mại tự do, khu trung tâm logistics...

Hệ thống cảng biển vốn trước đây còn thiếu cảng nước sâu phục vụ cho việc ra vào của tàu lớn quốc tế, nay cũng đã được bổ sung, xây dựng thêm Cảng nước sâu Cái Lân, khu cảng tổng hợp Đình Vũ.... Với vai trị là cửa ngõ tiếp biển cho các nước, các khu vực lục địa trong NSEC, chắc chắn hoạt động logistics tại Hải Phịng trong thời gian tới sẽ trở nên rất sơi động

hành với nó là sự tăng trưởng về kim ngạch xuất nhập khẩu sẽ là cơ hội phát triển cho ngành logistics, đặc biệt là khi Việt Nam càng ngày càng hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế khu vực cũng như thế giới.

3.2. Khó khăn

Khó khăn lớn nhất đối với sự phát triển của thị trường logistics Việt Nam trên NSEC, đó là khoảng cách chênh lệch q lớn về trình độ phát triển kinh tế, xã hội, cơ sở hạ tầng... giữa các địa phương vùng sâu vùng xa và những trọng điểm phát triển kinh tế như Hà Nội, Hải Phòng. Một trong những mục tiêu hàng đầu của NSEC là xố đói giảm nghèo, ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng kinh tế cho những địa phương kém phát triển thông qua các dự án nâng cấp, xây dựng cơ sở hạ tầng và tạo sự giao lưu kinh tế trên tuyến hành lang. Tuy nhiên, nếu khơng có những điều chỉnh, ưu tiên hợp lý trong hoạch định chính sách phát triển, thì thậm chí cịn có thể dẫn đến những tác động tiêu cực đến khu vực nhạy cảm này.

Việc dịch chuyển cơ sở sản xuất của nhiều doanh nghiệp nước ngoài từ nơi khác đến Việt Nam đã tạo ra cơ hội rất lớn trong việc xây dựng một mạng lưới giao nhận kho vận hoạt động hiệu quả. Trái lại áp lực cạnh tranh rất lớn từ việc hội nhập quốc tế, sự lớn mạnh không ngừng của thị trường cũng như những địi hỏi ngày càng tăng từ phía khách hàng cũng đặt ra những thách thức không nhỏ cho các doanh nghiệp logistics. Hiện tại, các doanh nghiệp của Việt Nam vẫn đang hoạt động rất rời rạc, manh mún do quy mô vốn hạn chế, lại thiếu sự liên kết, hợp tác chiến lược trong chuỗi cung ứng logistics.

Nguồn: Công ty SCM, Kết quả khảo sát về logistics 2008

“Chất lượng dịch vụ không đúng cam kết” và “thiếu cải tiến liên tục” là hai vấn đề mà người sử dụng dịch vụ logistics thuê ngoài thường gặp nhất (55%). Tiếp đến là việc “chi phí khơng giảm như mong đợi”. Nếu tình trạng này cịn kéo dài, thì e rằng trong tương lai khơng xa, các cơng ty cung cấp dịch vụ logistics trong nước sẽ phải nhường lại hết thị phần cho các công ty logistics nước ngồi.

Trong khi đó, các tập đồn logistics quốc tế có mặt tại Việt Nam lại có quy mơ hoạt động rất lớn, cung cấp nhiều dịch vụ giá trị gia tăng trong chuỗi logistics, và vì vậy, ln nắm trong tay danh sách những khách hàng lớn. Rất nhiều các công ty nhỏ lẻ trong nước mới chỉ làm đại lý cấp 2 cho các hãng lớn này. Làm sao để có thể cạnh tranh về giá, chất lượng dịch vụ cũng như sự đa dạng của các dịch vụ với các “ anh cả” trong ngành logistics là một vấn đề nan giải đối với ngành logistics của Việt Nam.

Một thách thức khác đặt ra, đó là vấn đề nguồn nhân lực. Đội ngũ nhân lực làm việc trong ngành logistics vẫn chưa được đào tạo một cách chun nghiệp, trình độ chun mơn, kĩ năng làm việc còn hạn chế nên vẫn còn thiếu rất nhiều những

“kiến trúc sư giao nhận” thực thụ. Thêm vào đó, ngoại ngữ cũng là một điểm yếu

của đội ngũ nhân lực trong ngành, mà ngoại ngữ lại là yếu tố tối cần thiết trong thương mại quốc tế nói chung và trong ngành tiếp vận nói riêng.

CHƯƠNG III: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG LOGISTICS CỦA VIỆT NAM TRÊN HÀNH

LANG KINH TẾ BẮC NAM

Một phần của tài liệu Hoạt động logistics của việt nam trên hành lang kinh tế bắc – nam (Trang 93 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)