I. Hoạt động logistics tại Việt Nam
2. Chỉ số đánh giá hiệu quả logistics Việt Nam
Dưới đây là bảng đánh giá hiệu quả logistics của Việt Nam theo kết quả nghiên cứu của WB được công bố ngày 5/11/2007 trong một báo cáo mang tên
‘‘Kết nối để cạnh tranh: Thương mại logistics trong nền kinh tế toàn cầu’’
(Connecting to Comptete: Trade Logistics in the Global Economy)
Hình 7: Hiệu quả logistics của Việt Nam
Vietnam
Overall LPI score 2.89
conf 0.18 Customs score 2.89 rank 37 conf 0.37 Infrastructure score 2.5 rank 60
conf 0.41 International shipments score 3 rank 47 conf 0.39 Logistics competence score 2.8 rank 56 conf 0.46
Tracking & tracing
score 2.9 rank 53 conf 0.43 Domestic logistics costs score 3.3 rank 17 conf 0.78 Timeliness score 3.22 rank 65 conf 0.6
Nguồn: WorldBank (2007) Connecting to Comptete: Trade Logistics in the Global Economy
Các yếu tố được nhóm chuyên gia nghiên cứu của WorldBank đưa vào đánh giá bao gồm:
1. Hải quan (thủ tục hải quan, thời gian thơng quan, chi phí gián tiếp….) 2. Cơ sở hạ tầng (kho bãi, vận tải, hệ thống công nghệ thông tin)
3. Vận chuyển quốc tế
4. Năng lực quản lý logistics nội dịa
5. Khả năng theo dõi hàng hóa trong hệ thống logistics 6. Chi phí logistics nội địa
Đây là những yếu tố logistics hỗ trợ cho kinh doanh hướng tới nâng cao năng lực cạnh tranh và giảm chi phí. Thang điểm đánh giá các yếu tố này là từ 1 đến 5, trong đó 5 là cao nhất.
Nhìn vào hình trên, ta có thể dễ dàng nhận thấy chi phí logistics nội địa của ta còn đang rất cao, 3,3/5, cao nhất trong cả hệ thống đang xét. Điều này cũng dễ hiểu vì các nhà cung cấp dịch vụ giao nhận trong nước hoạt động thiếu hiệu quả, nhỏ lẻ, manh mún và thiếu sự liên kết, hợp tác như phần trên của khoá luận đã đề cập đến. Việt Nam nằm trong top 20 nước có chi phí logistics cao nhất, ở vị trí thứ 17. Chi phí cao là vậy, nhưng năng lực logistics của ta lại khơng hề tương xứng với chi phí bỏ ra, chỉ trên mức trung bình một chút (2,8) và đứng ở vị trí thứ 56. Tính chính xác về thời gian vận chuyển được đánh giá 3,22/5, cao thứ hai trong 7 yếu tố, nhưng lại đứng ở vị trí thấp nhất (65) so với thế giới. Tương tự như vậy, cơ sở hạ tầng của ta cần phải đầu tư, nâng cấp nhiều hơn nữa thì mới có thể qua được vị trí thứ 60. Chúng ta đứng thứ 37 về sự rườm rà, tốn kém của thủ tục hải quan, với số điểm 2,89/5. Vận chuyển quốc tế và khả năng theo dõi hàng hoá trong hệ thống logistics – điều mà các nhà cung cấp nội địa của ta hầu như chưa làm được lần lượt đứng thứ 47 và 53. Đánh giá chung lại, hiệu quả của logistics Việt Nam được đánh giá 2,89 và ở vị trí thứ 53/150.
Tóm lại, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực logistics cần phải phối hợp với các cơ quan chức năng nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng, đơn giản hoá thủ tục Hải quan, khai thác các dịch vụ logistics có giá trị gia tăng cao như vận chuyển quốc tế, dịch vụ theo dõi dịng lưu chuyển của hàng hố, quản lý đơn hàng… Muốn làm được điều này, địi hỏi phải có một hạ tầng cơng nghệ thông tin hiện đại…Ngay cả bản thân những người làm việc trong lĩnh vực logistics cũng phải có một nền tảng kiến thức vững chắc về nghiệp vụ, pháp luật… để có thể tư vấn cho khách hàng những lộ trình vận chuyển tiết kiệm nhất hiệu quả nhất. Có như vậy, mới có thể nâng cao năng lực quản lý logistics, giảm chi phí và tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế.