Nam Ninh – Hà Nội

Một phần của tài liệu Hoạt động logistics của việt nam trên hành lang kinh tế bắc – nam (Trang 62)

II. Hoạt động logistics của Việt Nam trên hành lang kinh tế Bắc Nam

1. Cơ sở hạ tầng

1.1. Hạ tầng giao thông

1.1.2. Nam Ninh – Hà Nội

Hành lang kinh tế Nam Ninh - Hà Nội vừa nằm trong quy hoạch hành lang kinh tế Bắc Nam trong khối NSEC, cũng vừa thuộc chiến lược “Hai hành lang một vành đai kinh tế” giữa Việt Nam và Trung Quốc. Đây là một hành lang kinh tế lấy tuyến giao thông đường bộ và đường sắt làm trục. Tuyến đường sắt là tuyến đường sắt liên vận Nam Ninh - Hà Nội. Còn đường bộ là tuyến đường từ Nam Ninh tới Lạng Sơn, quốc lộ 1A – từ Lạng Sơn đến Hà Nội với chiều dài 154 km. Chiều 30/1/2009 tại huyện Chi Lăng (Lạng Sơn), Tổng công ty Đường sắt Việt Nam tổ chức lễ ra quân đầu năm bằng việc khởi công xây dựng cầu Đồng Mỏ thuộc dự án nâng cấp tuyến đường sắt Hà Nội - Lạng Sơn có tổng mức đầu tư hơn 641 tỉ đồng. Đây là dự án trọng điểm của ngành đường sắt, sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước và do Tổng công ty Đường sắt làm chủ đầu tư, bao gồm thay toàn bộ tà vẹt gỗ trên 144 km đường sắt bằng tà vẹt bê tông lồng liền khối; nâng cấp 19 cầu tạm. Hạng mục xây dựng cầu Đồng Mỏ thuộc gói thầu số 8 của dự án nâng cấp tuyến đường sắt Hà Nội - Lạng Sơn và có giá trị 12,6 tỷ đồng. Cầu sẽ được cải tạo và xây dựng mới thành cầu vĩnh cửu cho phép tàu chạy qua cầu với tốc độ lên tới 70km/h (hiện tốc độ chạy tàu qua cầu là 40km/h). Cầu có chiều rộng nền đường 6,2m và chiều dài l42m. Theo kế hoạch, cơng ty phấn đấu hồn thành hạng mục cầu Đồng Mỏ vào đúng dịp kỷ niệm 119 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Sau khi hồn thành và đưa vào sử dụng, cầu Đồng Mỏ cùng với các cơng trình khác thuộc dự án sẽ góp phần nâng cao năng lực vận tải và đảm bảo an toàn chạy tàu trên tuyến Hà Nội - Lạng Sơn.

Một phần của tài liệu Hoạt động logistics của việt nam trên hành lang kinh tế bắc – nam (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)