Giải pháp cho tồn tại 1

Một phần của tài liệu Củng cố và phát triển thương hiệu ngân hàng thương mại cổ phần á châu (ACB) (Trang 97 - 100)

3.3 GIẢI PHÁP CỦNG CỐ VÀ PHÁT TRI ỂN THƯƠNG HI ỆU ACB

3.3.1 Giải pháp cho tồn tại 1

với các ngân hàng khác ở các vấn đề: xây dựng tầm nhìn thương hiệu, định vị thương hiệu và hệ thống nhận diện thương hiệu

3.3.1.1Về sứ mệnh thương hiệu

Sứ mệnh thương hiệu ACB đã được cơng chúng đánh giá qua khảo sát, đã thể hiện rõ sự quan tâm đến sự phát triển và cĩ sự quan tâm đến cộng đồng. Tuy nhiên, ACB cũng cần chú ý một số vấn đề để nghiên cứu và hịan thiện sứ mệnh của mình trong thời gian sắp đến. Sứ mệnh của ACB nếu được xây dựng lại thì cần đạt được những yêu cầu sau:

- Phản ánh nhu cầu lợi ích của khách hàng, đặc biệt là khách hàng tiềm năng (mang đến những giải pháp tài chính, tín dụng như thế nào?)

- Giới thiệu và nêu bật sản phẩm dịch vụ chủ đạo mà ACB muốn phụ vụ, qua đĩ tạo liên tưởng tốt cho khách hàng (tín dụng, huy động, dịch vụ khác của ngân hàng?)

- Làm rõ triết lý và đạo đức kinh doanh để xây dựng niềm tin của khách hàng.

Để hịan thiện được tầm nhìn thương hiệu, ACB cĩ thể quan tâm đến các vấn đề sau:

- Tạo sự chia sẻ nhiều hơn giữa ngân hàng và khách hàng. Mặc dù khách hàng nhìn nhận tầm nhìn thương hiệu ACB dễ hiểu nhưng chưa thực sự đem đến sự chia sẻ, vì khách hàng tìm đến ngân hàng để cĩ được giải pháp tài chính và hy vọng cĩ mức sinh lời như mong đợi, do đĩ, trong tầm nhìn khơng chỉ đề cập đến phấn đấu năng lực tài chính của ngân hàng mà cị xác định khả năng cung ứng tài chính hữu hiệu cho khách hàng, qua đĩ tạo niêm tin nhiều hơn cho khách hàng.

- Cần làm rõ sự khác biệt của ACB với ngân hàng khác, đặc biệt là những khía cạnh liên quan đến nhân sự, giải pháp tài chính, địa điểm giao dịch…

3.3.1.3 Về định vị thương hiệu ACB

Kết quả khảo sát cho thấy, cơng chúng mong muốn ACB cải tiến hơn nữa các sản phẩm đa dạng hĩa để khách hàng tăng khả năng lựa chọn. Tăng cường chất lượng phục vụ cũng là yếu tố quan trọng. Ngồi ra, ACB cịn cần rà sốt lại chính sách giá cả và chính sách quảng bá thương hiệu. Cụ thể như sau:

* Định vị sản phẩm:

ACB tăng cường thường xuyên phát triển sản phẩm mới, cải tiến sản phẩm đã cĩ trên cơ sở thăm dị, tìm hiểu các sản phẩm của ngân hàng khác trên thị trường nhằm tạo ra chủng loại sản phẩm phong phú, hấp dẫn hơn để thu hút khách hàng.

* Định vị giá:

Phần đơng ý kiến khảo sát cho rằng giá của ACB chưa được cạnh tranh với các ngân hàng khác trên thị trường. Do đĩ ACB cần thường xuyên đưa ra một chính sách giá hấp dẫn hơn, phù hợp tình hình thực tế của đơn vị. Bên cạnh đĩ, ACB cịn cần tung ra nhiều chính sách khuyến mãi, tặng quà hấp dẫn để cạnh tranh với các đối thủ khác.

* Định vị chất lượng phục vụ khách hàng:

ACB cần nâng cao nhận thức về thương hiệu cho mỗi cán bộ nhân viên tại ACB, từ khâu đĩn tiếp khách hàng, chăm sĩc khách hàng đến tạo mối quan hệ bền chặt… là nhiệm vụ đầu tiên, trước mắt. Điều này cĩ thể thực hiện thơng qua việc đào

tạo nhân viên thường xuyên về nghiệp vụ chăm sĩc khách hàng cũng như các chính sách của ACB trong việc xây dựng mối quan hệ với các khách hàng. Chỉ khi nào làm tốt được nhiệm vụ này thì việc nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng, cũng như họat động củng cố và phát triển thương hiệu mới cĩ thể tiến hành một cách thuận lợi và bền vững.

3.3.1.4 1.4 Về hồn thiện hệ thống nhận diện thương hiệu ACB

Như đã phân tích tại chương hai, hiện nay nhãn hiệu ACB đang gặp những bất lợi nhất định (dễ dàng nhầm lẫn với ngân hàng SCB hoặc OCB, v.v…), chính vì vậy, ACB cần tiếp bước một số ngân hàng khách đi trước như ngân hàng Đơng Á (EAB

€Dong Abank: giúp khách hàng dễ nhớ hơn), hay ngân hàng cơng thương

(Incombank €Vietinbank), việc thay đỗi nhãn hiệu, logo, slogan đồng thời thay đổi tồn diện ACB thể hiện sự năng động, khơng ngừng hồn thiện và luơn hướng đến khách hàng. Hiện nay cũng đã cĩ rất nhiều ngân hàng hướng đến thay đổi hệ thống nhận diện thương hiệu của mình như BIDV, Vietcombank… thơng qua các cuộc thi. Việc thay đổi tồn diện hệ thống nhận diện ACB cần được đầu tư thích đáng, tổ chức chuyên nghiệp, khơng nên lấy ý kiến chủ quan của riêng ban quản trị và nên thuê những cơng ty uy tín về thiết kế thương hiệu để tạo nên một thương hiệu, logo, slogan hay, súc tích và dễ nhớ, dễ đi vào lịng cơng chúng. Cũng cĩ thể thi thiết ké logo, slogan trong cả nước và trong tồn ngân hàng để cĩ thể tập hợp ý tuởng hay trong tồn cộng đồng.

 Ban hành bộ “Cẩm nang thương hiệu ACB” thống nhất tồn hệ thống trong đĩ thể hiện rõ một số nội dung trọng tâm như:

o Làm rõ tầm quan trọng của việc thống nhất hệ thống nhận diện thương hiệu ACB và ý nghĩa của bộ cẩm nagn giúp cho các cán bộ cơng nhân viên, các đơn vị của ACB nhận thức đúng về vấn đề này.

o Quy định chuẩn hố các yếu tố kỹ thuật chi tiết, về cách thể hiện logo, tên thương hiệu như kiểu chữ, cỡ chữ, màu sắc, về cách thức sử dụng chúng trong giao dịch, văn thư, quảng cáo…

Với bộ cẩm nang này, các chi nhánh ngân hàng, cơng ty thành viên cĩ thể ứng dụng cho tất cả các hoạt động thể hiện hình ảnh và truyền thơng tiếp thị, giúp thống

nhất trong hệ thống nhận diện của tất cả các đơn vị và giúp cải thiện viêc thể hiên hình ảnh của ACB, đồng thời tiết kiệm nhiều chi phí so với việc mỗi đơn vị tự thiết kế theo ý chủ quan.

 Để cơng tác chuẩn bị hồn thiện thương hiệu được chu đáo, bài bản, tiết kiệm được chi phí và phù hợp vơi qui mơ mạng lưới, mơ hình tổ chức của ACB cần phải xây dựng lộ trình thực hiện “cuốn chiếu” cho cơng tác hồn thiện hệ thống nhận diện thống nhất tồn hệ thống ACB, trong đĩ, ưu tiện thực hiện theo trình tự các yếu tố sau:

o Kiểu trang trí, màu sắc chuẩn nhận diện cho trụ sở các điểm giao dịch ngân hàng. Đặc biệt tại mỗi trụ sở lam việc đều phải gắn biểu tượng Logo và Slogan ACB.

o Hình thức và nội dung thơng tin trên các bảng hiệu, bảng tên treo bên ngồi mặt tiền trụ sở

o Đồng phục nhân viên, cán bộ ACB

o Các ấn phẩm quảng cáo: tờ rơi, banderole, banner, poster,…

o Các ấn phẩm gửi tới các khách hàng: túi đựng, tờ rơi, thư ngỏ, quà tặng…

o Các ấn phẩm văn phịng: tờ trình, namecard, giấy mời, văn bản, hợp đồng, bằng khen, giấy chứng nhận…

o Mơ hình quầy bàn giao dịch mẫu, nội thất trang trí văn phịng...

Điều lưu ý là ACB nên chọn và thuê cơng ty thiết kế riêng, chuyên nghiệp để thiết kế các yếu tố nhận diện thương hiệu.

Một phần của tài liệu Củng cố và phát triển thương hiệu ngân hàng thương mại cổ phần á châu (ACB) (Trang 97 - 100)