1.1.10Yêu cầu quản lí và nhiệm vụ của kế toán Tài sản cố định.

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) xây dựng phần mềm kế toán tài sản cố định tại công ty cổ phần lắp máy điện nước và xây dựng (Trang 37 - 39)

- Giá trị có thể thu hồi: Là giá trị ước tính thu được trong tương lai từ việc sử

1.1.10Yêu cầu quản lí và nhiệm vụ của kế toán Tài sản cố định.

Yêu cầu chung quản lý TSCĐ ở các doanh nghiệp cần phản ánh kịp thời số hiện có, tình hình biến động của từng thứ loại, nhóm TSCĐ trong tồn doanh nghiệp cũng như trong từng đơn vị sử dụng; đảm bảo an toàn về hiện vật, khai thác sử dụng đảm bảo khai thác hết cơng suất có hiệu quả. Quản lý TSCĐ phải theo những nguyên tắc nhất định. Theo thông tư 200/2014/TT-BTC ban hành ngày 22/12/2014 và thông tư 45/2013/TT_BTC quy định một số nguyên tắc cơ bản sau:

• Tài sản cố định phải được theo dõi, quyết toán, quản lý và sử dụng theo đúng quy định của pháp luật hiện hành. Mọi TSCĐ trong doanh nghiệp phải có bộ hồ sơ riêng (gồm biên bản giao nhận TSCĐ, hợp đồng, hoá đơn mua TSCĐ và các chứng từ, giấy tờ khác có liên quan). Mỗi TSCĐ phải được phân loại, đánh số và có thẻ riêng, được theo dõi chi tiết theo từng đối tượng ghi TSCĐ và được phản ánh trong sổ theo dõi TSCĐ.

• Tổ chức phân loại, thống kê, đánh số, lập thẻ riêng và theo dõi chi tiết từng đối tượng ghi TSCĐ trong sổ theo dõi TSCĐ ở phịng kế tốn và đơn vị sử dụng.

• Mỗi TSCĐ phải được quản lý theo nguyên giá, số hao mòn luỹ kế và giá trị còn lại trên sổ sách kế tốn

• Định kỳ vào cuối mỗi năm tài chính doanh nghiệp phải tiến hành kiểm kê TSCĐ. Mọi trường hợp thiếu, thừa TSCĐ đều phải lập biên bản, tìm nguyên nhân và có biện pháp xử lý.

Để đáp ứng yêu cầu quản lý TSCĐ trong doanh nghiệp, kế tốn là một cơng cụ quản lý kinh tế có hiệu quả cần thực hiện các nhiệm vụ:

• Tổ chức ghi chép, phản ánh, tổng hợp số liệu chính xác, đầy đủ, kịp thời về số lượng, hiện trạng và giá trị TSCĐ hiện có, tình hình tăng, giảm và di chuyển TSCĐ trong nội bộ doanh nghiệp nhằm giám sát chặt chẽ việc mua sắm, đầu tư, bảo quản và sử dụng TSCĐ.

• Phản ánh kịp thời giá trị hao mịn của TSCĐ trong q trình sử dụng, tính tốn phản ánh chính xác số khấu hao vào chi phí kinh doanh trong kỳ của đơn vị có liên quan.

• Tham gia lập kế hoạch sửa chữa và dự tốn chi phí sửa chữa TSCĐ.

• Tham gia các cơng tác kiểm kê, kiểm tra định kỳ hay bất thường, đánh giá lại TSCĐ trong trường hợp cần thiết. Tổ chức phân tích, tình hình bảo quản và sử dụng TSCĐ ở doanh nghiệp.

• Đối với những TSCĐ khơng cần dùng, chờ thanh lý nhưng chưa hết khấu hao, doanh nghiệp phải thực hiện quản lý, theo dõi, bảo quản theo quy định hiện hành và trích khấu hao theo quy định tại Thơng tư này.

• Doanh nghiệp phải thực hiện việc quản lý đối với những tài sản cố định đã khấu hao hết nhưng vẫn tham gia vào hoạt động kinh doanh như những TSCĐ thơng thường

• Kế tốn phải theo dõi chi tiết nguồn hình thành TSCĐ để phân bổ hao mịn một cách phù hợp theo nguyên tắc:

- Đối với TSCĐ hình thành từ nguồn vốn vay hoặc vốn chủ sở hữu phục vụ cho sản xuất, kinh doanh thì hao mịn được tính vào chi phí sản xuất, kinh doanh;

- Đối với TSCĐ hình thành từ các Quỹ phúc lợi, Quỹ phát triển khoa học và cơng nghệ hoặc nguồn kinh phí thì hao mịn được ghi giảm các quỹ, nguồn kinh phí hình thành TSCĐ đó.

• Kế tốn phân loại TSCĐ và BĐSĐT theo mục đích sử dụng.

- Trường hợp một tài sản được sử dụng cho nhiều mục đích, ví dụ một tịa nhà hỗn hợp vừa dùng để làm văn phòng làm việc, vừa để cho thuê và một phần để bán thì kế tốn phải thực hiện ước tính giá trị hợp lý của từng bộ phận để ghi nhận một cách phù hợp với mục đích sử dụng.

- Trường hợp một bộ phận trọng yếu của tài sản được sử dụng cho một mục đích cụ thể nào đó khác với mục đích sử dụng của các bộ phận cịn lại thì kế tốn căn cứ vào mức độ trọng yếu có thể phân loại tồn bộ tài sản theo bộ phận trọng yếu đó.

- Trường hợp có sự thay đổi về chức năng sử dụng của các bộ phận của tài sản thì kế tốn được tái phân loại tài sản theo mục đích sử dụng theo quy định của các Chuẩn mực kế tốn có liên quan.

- Khi mua TSCĐ nếu được nhận kèm thêm thiết bị, phụ tùng thay thế (phòng ngừa trường hợp hỏng hóc) thì kế tốn phải xác định và ghi nhận riêng sản phẩm, phụ tùng thiết bị thay thế theo giá trị hợp lý. Nếu thiết bị, phụ tùng thay thế đủ tiêu chuẩn là TSCĐ thì được ghi nhận là TSCĐ, nếu khơng đủ tiêu chuẩn của TSCĐ thì ghi nhận là hàng tồn kho. Nguyên giá TSCĐ mua được xác định bằng tổng giá trị của tài sản được mua trừ đi giá trị sản phẩm, thiết bị, phụ tùng thay thế.

- Kế tốn TSCĐ, BĐSĐT và chi phí đầu tư XDCB liên quan đến ngoại tệ được thực hiện theo quy định tại Điều 69 – hướng dẫn phương pháp kế toán chênh lệch tỷ giá hối đoái.

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) xây dựng phần mềm kế toán tài sản cố định tại công ty cổ phần lắp máy điện nước và xây dựng (Trang 37 - 39)