- Phương pháp tính giá thành sản phẩm: Phương pháp trực tiếp
1.1.41Mô tả chức năng lá cho sơ đồ phân cấp chức năng
Mô tả chức năng lá:
(1.1) Khi phát sinh nghiệp vụ tăng TSCĐ do mua mới, kế tốn TSCĐ dựa vào hóa đơn mua TSCĐ cùng các chứng từ kèm theo để lập biên bản giao nhận TSCĐ mới.
(1.2) Căn cứ vào biên bản giao nhận TSCD, tiến hành khai báo thông tin TSCĐ
(1.3) Căn cứ vào biên bản bàn giao, và các chứng từ khác kèm theo của nghiệp vụ tăng TS, tiến hành ghi tăng TSCĐ làm căn cứ ghi sổ kế toán.
(2.1) Mở thẻ TSCĐ cho mỗi tài sản mới để theo dõi TSCĐ trong suốt quá trình sử dụng.
(2.2) Khi phát sinh nghiệp vụ điều chuyển TSCĐ, cần kiểm tra phiếu điều chuyển và cập nhật vào thẻ và sổ TSCĐ.
(2.3) Khi phát sinh nghiệp vụ sửa chữa lớn TSCĐ hoàn thành, cần kiểm tra biên bản bàn giao sửa chữa lớn hoàn thành và lưu giữ biên bản này để báo cáo và kiểm tra sai sót khi cần thiết. Cập nhật giá trị cơng trình SCL đủ điều kiện ghi nhận TSCĐ vào thẻ và sổ TSCĐ.
(2.4) Khi phát sinh nghiệp vụ thanh lí TSCĐ, kế tốn sẽ tiến hành lập biên bán xuất bán TSCĐ giao cho kế tốn thanh tốn và Phịng quản trị thiết bị. Sau khi Phòng quản trị thực hiện thanh lí TSCĐ, sẽ lập biên bản thanh lí gửi cho kế toán TSCĐ, kế toán TSCĐ kiểm tra biên bản thanh lý xem có đúng thực tế phát sinh,tiến hành lưu giữ chứng từ này khi cần kiểm tra sai sót.
(2.5) Mọi TSCĐ của doanh nghiệp có liên quan đến sản xuất kinh doanh (gồm cả tài sản chưa dùng, khơng cần dùng, chờ thanh lí) đều phải trích khấu hao theo quy định hiện hành. Khấu hao TSCĐ dùng trong sản xuất, kinh doanh hạch tốn vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ; khấu hao TSCĐ chưa dùng, không cần dùng, chờ thanh lý hạch tốn vào chi phí khác. Đối với TSCĐ dùng cho hoạt động sự nghiệp, dự án hoặc dùng vào mục đích phúc lợi thì khơng phải trích khấu hao tính vào chi phí sản xuất, kinh doanh mà chỉ tính hao mịn TSCĐ và hạch tốn giảm nguồn hình thành TSCĐ đó. Căn cứ vào quy định của pháp luật và yêu cầu quản lý của doanh nghiệp để lựa chọn 1 trong các phương pháp tính, trích khấu hao theo quy định của pháp luật phù hợp cho từng TSCĐ, nhằm kích thích sự phát triển sản xuất, kinh doanh, đảm bảo việc thu hồi vốn nhanh, đầy đủ và phù hợp với khả năng trang trải chi phí của doanh nghiệp.
(3.1) Khi phát sinh nghiệp vụ kiểm kê TSCĐ, cần kiểm tra biên bản kiểm kê và lưu giữ biên bản này để báo cáo và kiểm tra sai sót. Cập nhật Sổ TSCĐ khi phát hiện thừa thiếu.
(3.2) Khi phát sinh nghiệp vụ đánh giá lại TSCĐ, cần kiểm tra biên bản đánh giá lại và lưu giữ biên bản này để báo cáo và kiểm tra sai sót khi cần thiết. Cập nhật giá trị đánh giá lại vào thẻ và sổ TSCĐ.
(4.1) Đưa ra các báo cáo tình hình sử dụng TSCĐ tại các phịng ban
(4.2) Cuối kì lập báo cáo tăng giảm TSCĐ dựa trên các nghiệp vụ phát sinh tăng giảm TSCĐ trong kì.
(4.3) Định kỳ lập báo cáo kiểm kê TSCĐ dựa trên các biên bản kiểm kê và các số liệu kế toán ghi sổ.
(4.4) Định kỳ tiến hành tính khấu hao và lập bảng phân bổ khấu hao cho từng đơn vị sử dụng.