a. Khả năng trang bị công nghệ mới:
4.1.3.2. Chi nhánh cần nhận ra được những khó khăn, thách thức và khắc phục điểm yếu
Nguồn vốn huy động còn thấp.
Đội ngũ nhân sự còn thiếu kinh nghiệm. Thiếu tính chuyên nghiệp trong quản trị điều hành.
Thách thức:
Cạnh tranh gay gắt với các ngân hàng trong và ngoài nước.
Sự đa dạng của các sản phẩm . Tình hình khủng hoảng kinh tế.
4.1.3.1.Chi nhánh Hà Nội cần tận dụng và phát huy thế mạnh của mình
Ngày nay, với áp lực cạnh tranh trong hoạt động kinh doanh ngân hàng ngày một gia tăng, các NHTM luôn tìm mọi cách để nâng cao sức cạnh tranh của mình. Trong đó, việc tận dụng những lợi thế sẵn có để phát huy sức mạnh là bước đi ngắn nhất và hiệu quả nhất. Các lợi thế mà ACB Hà Nội cần phát huy đó là:
Thứ nhất, tận dụng mạng lưới phòng giao dịch được đặt khắp khu vực Hà
Nội để phát triển sản phẩm, dịch vụ, hướng ACB Hà Nội trở thành chi nhánh hàng đầu của ACB trong việc bán lẻ.
Thứ hai, phát huy lợi thế do có đội ngũ CBNV năng động, nhiệt tình, trẻ
trung và có trình độ, có tinh thần trách nhiệm với công việc.
Thứ ba, là ngân hàng TMCP năng động, nhạy bén trước tình hình kinh tế. Vì
vậy, trong tương lai ACB Hà Nội nên đẩy mạnh hơn nữa quan hệ hợp tác với các tổ chức, các chi nhánh lớn của các ngân hàng khác để phát triển mảng thanh toán, chuyển tiền... tiếp tục củng cố phát triển thị trường bán lẻ ra khu vực lân cận Hà Nội, khu vực nông thôn...
4.1.3.2. Chi nhánh cần nhận ra được những khó khăn, thách thức và khắc phục điểm yếu điểm yếu
nào cũng luôn tồn tại những khó khăn, yếu điểm nhất định. Do vậy, khắc phục những điểm yếu của mình và biến chúng thành những cơ hội và lợi thế nhằm tăng cường sức cạnh tranh cho ngân hàng là điều mà bất cứ tổ chức nào cũng mong muốn. Để làm được điều đó chi nhánh cần phải:
Thứ nhất, đa dạng hóa hình thức và phương thức huy động vốn nhằm tăng
cường khả năng huy động vốn hơn nữa.
Thứ hai, nâng cao chất lượng đội ngũ nhân sự trên cơ sở xây dựng và đào tạo
một đội ngũ nhân viên với một tư tưởng mới, hiểu và nhận biết được tầm quan trọng của khách hàng đối với sự tồn vong và phát triển của ngân hàng. Đào tạo một đội ngũ lao động với tinh thần làm việc hết mình, ham học hỏi và đặc biệt là tính chuyên nghiệp cao.
Thứ ba, cần đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao chất lượng dịch vụ dựa trên
những lợi thế về mạng lưới và sự ủng hộ của chính phủ.
Thứ tư, đối phó với tình hình khủng hoảng cần nâng cao chất lượng công tác
dự báo để làm cở sở cho định hướng phát triển của mình, cần xây dựng kế hoạch, chiến lược đầu tư trong từng giai đoạn cụ thể để hoạt động đầu tư, kinh doanh đi đúng hướng và hiệu quả. Để khắc phục rủi ro tín dụng chi nhánh nên cần tăng cường hơn nữa việc hợp tác, liên kết với các tổ chức khác như công ty bảo hiểm để hoán chuyển rủi ro.