Tỷ lệ an toàn vốn (CAR – Captital Adequacy Ratio):

Một phần của tài liệu đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại cổ phần á châu – chi nhánh hà nội (Trang 95)

a. Khả năng trang bị công nghệ mới:

3.3.2.1. Tỷ lệ an toàn vốn (CAR – Captital Adequacy Ratio):

3.3.2.2. Khả năng sinh lời:

a. Tỷ lệ sinh lời trên tổng tài sản - ROA

Tỷ lệ sinh lời trên tổng tài sản chi nhánh Hà Nội năm 2011 đạt 1,7%. Con số này khá ổn định trong hai năm 2010 và 2011 tuy nhiên thấp hơn so với các năm 2007,2008 và 2009. Đạt được kết quả này có thể kể đến một nguyên nhân là hiệu quả hoạt động của các chi nhánh và phòng giao dịch của ACB – chi nhánh Hà Nội ngày càng cao. Số dư huy động và dư nợ cho vay bình quân trên mỗi nhân viên CN/PGD tăng lần lượt 11% và 28% so cùng kỳ 2010. Năm 2011, thời gian trung bình để các CN/PGD mới thành lập trong vòng 24 tháng có lợi nhuận dương ổn định là khoảng 11 tháng, rút ngắn 3 tháng so cùng kỳ năm trước. Con số này cao 0,38% so với con số toàn hệ thống ACB là: 1,32%.

b. Tỷ lệ sinh lời trên vốn chủ sở hữu - ROE

Chi nhánh Hà Nội luôn đạt mức tăng trưởng cao với khả năng sinh lời được thể hiện qua chỉ tiêu lợi nhuận/vốn chủ sở hữu (ROE) luôn ở mức trên 30% (ngoại trừ năm 2010 tỉ lệ này là 28,9%). Cá biệt như năm 2007 tỉ lệ này lên tới 53,8% hay năm 2006 là 46,8%. Từ năm 2006 đến 2011, tài chính và khả năng chống đỡ rủi ro của Chi nhánh cũng ngày một tăng. Về hiệu quả kinh doanh, đến 31/12/2011, tỷ suất lợi nhuận

trước thuế trên vốn chủ sở hữu bình quân (ROEtt) của ACB – chi nhánh Hà Nội đạt 36%. Con số này cao hơn: 8,51% so với con số của toàn hệ thống ACB: 27,49%.

c. Tỷ lệ lãi biên NIM:

Tỷ lệ lãi biên toàn hệ thống ACB: 3,09%. Tỷ lệ lãi biên tại chi nhánh Hà Nội năm 2011 là 3,43% cao hơn 0,34% so với toàn hệ thống. Tỷ lệ lãi biên của chi nhánh Hà Nội đứng thứ 5 toàn hệ thống xếp sau: chi nhánh Chợ Lớn ( 4,1%), Chi nhánh

3.3.2.3. Tỷ lệ nợ xấu:

Biểu đồ 8: Tỷ lệ nợ xấu của một số ngân hàng trên địa bàn Hà Nội

Nguồn: vietcombank.vn

Tỷ lệ nợ xấu thấp là một chỉ tiêu phản ánh chất lượng tín dụng và an toàn hoạt động tín dụng. Nó cũng phản ánh hiệu quả hoạt động kinh doanh của một ngân hàng. Kết quả phản ánh tỷ lệ nợ xấu cũng có ảnh hưởng quan trọng không nhỏ đến uy tín, thương hiệu của một ngân hàng, làm tăng lòng tin của khách hàng đối với ngân hàng từ đó làm tăng năng lực cạnh tranh của ngân hàng đó với các ngân hàng đối thủ trong toàn hệ thống. Nhờ định hướng chính sách hoạt động đúng đắn, cùng hệ thống làm việc chặt chẽ quy củ nên ACB – chi nhánh Hà Nội luôn nằm trong top 3 ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu thấp nhất trong số các ngân hàng cùng so sánh trên địa bàn Hà Nội. Tỷ lệ nợ xấu của chi nhánh duy trì ổn định ở mức dưới 1%. Đặc biệt năm 2010 ACB – chi nhánh Hà Nội là ngân hàng có tỷ lệ

nợ xấu thấp nhất trong số các ngân hàng trên cùng địa bàn với tỷ lệ nợ xấu xấp xỉ: 0,4%. Tuy nhiên theo số liệu thống kê mới đây, trong sáu tháng đầu năm 2012, tỷ lệ nợ xấu của Chi nhánh tăng gấp đôi so với sáu tháng đầu năm 2011 lên 1,6% đã làm cho chi phí dự phòng tăng 42%. Nguyên nhân là do trên địa bàn khu vực Hà Nội từ cuối năm 2011 đến nay xảy ra nhiều vụ vỡ nợ nghiêm trọng tại: Phú Xuyên, Phúc Thọ…việc này có ảnh hưởng lớn tới hoạt động của tất cả các ngân hàng trên địa bàn Hà Nội nói chung và ACB – chi nhánh Hà Nội nói riêng.

3.3.2.4 Mức độ cải thiện hiệu quả kinh tế - xã hội.

Bảng 14: Các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế xã hội so với VĐT nâng cao NLCT tại chi nhánh Hà Nội

Chỉ tiêu Đơn vị 2007 2008 2009 2010 2011

VĐT nâng cao năng lực

cạnh tranh Tỷ đồng 40,220 48,315 73,150 66,896 54,960 Doanh thu Tỷ đồng 585,954 640,435 710,051 805,673 876,58 Doanh thu tăng thêm Tỷ đồng - 54,481 69,616 95,622 70,907

Lợi nhuận Tỷ đồng 107 219,33 329 468,1 588,27

Lợi nhuận tăng thêm Tỷ đồng - 112,33 216,67 139,1 120,17 Thu nhập thuần Tỷ đồng 13,874 14,571 18,804 22,349 25,077 Thu nhập thuần tăng thêm Tỷ đồng - 0,697 4,233 3,545 2,728 Doanh thu tăng thêm/

VĐT nâng cao NLCT - 1,13 0,95 1,43 1,29

Lợi nhuận tăng thêm/ VĐT

nâng cao NLCT - 2,32 2,96 2,08 2,19

Thu nhập thuần tăng

thêm/VĐT nâng cao NLCT - 0,014 0,058 0,53 0,05

(Tổng hợp báo cáo nội bộ các năm 2007 – 2011) a. Chỉ tiêu doanh thu tăng thêm so với vốn đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh:

Chỉ tiêu doanh thu tăng thêm trên tổng vốn đầu tư nâng cao NLCT tại chi nhánh tăng giảm không ổn định qua các năm và giao động ở mức trên dưới 1. Với

mỗi đồng vốn đầu tư nâng cao NLCT bỏ ra làm doanh thu tăng lên trung bình 1,2. Trong năm 2009, chỉ tiêu này sụt giảm và chỉ đạt tỉ lệ là 0,95.Điều này chứng tỏ chi nhánh chưa thực sự sử dụng vốn đầu tư cho nâng cao năng lực cạnh tranh một cách hiệu quả và ổn định.

b. Chỉ tiêu lợi nhuận tăng thêm tính trên một đồng vốn đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh:

Chỉ tiêu lợi nhuận tăng thêm so với vốn đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh trong hai năm 2008 - 2011 của chi nhánh đạt mức khá cao trên 2 trong đó năm 2009 là năm có tỷ lệ cao nhất: 2,96. trung bình mỗi năm chi nhánh sử dụng vốn đầu tư với hiệu suất là cứ 1 đơn vị vốn đầu tư bỏ ra thu về hơn 2 đơn vị lợi nhuận. Nếu tiếp tục giữ ổn định và phát triển thêm chỉ tiêu này thì chi nhánh sẽ rất thành công trong hoạt động đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh.

c. Mức thu nhập thuần tăng thêm trên một đồng vốn đầu tư:

Sự chênh lệch trong tổng mức thu nhập của cán bộ nhân viên chi nhánh giữa các năm không nhiểu trong giai đoạnh năm 2009 – 2011,vậy mà chỉ tiêu mức thu nhập tăng thêm so với vốn đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh không lớn, giao động quanh mức 0,5. Như vậy các đồng vốn cho đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh chưa thực sự có tác động lớn tới mức thu nhập của cán bộ nhân viên và làm tăng mức sống của họ. Có thể nói đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của chi nhánh chưa phát huy tác dụng và hiệu quả trong việc tăng thu nhập đem lại cho đội ngũ cán bộ nhân viên.

d. Số chỗ làm việc tăng thêm so với vốn đầu tư nâng cao NLCT:

Hoạt động đầu tư không thể được đánh giá là thực sự hiệu quả nếu như nó chỉ làm tăng mức lương cho nhân viên mà lại không tạo thêm được những công ăn việc làm mới cho người lao động. Bởi vậy cần phải tính toán chỉ tiêu số chỗ làm việc tăng thêm so với vốn đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh.

Bảng 15: Số chỗ làm việc tăng thêm so với vốn đầu tư nâng cao NLCT của chi nhánh Hà Nội

Chỉ tiêu Đơn vị 2007 2008 2009 2010 2011

VĐT nâng cao năng lực

cạnh tranh Tỷ đồng 40,220 48,315 73,150 66,896 54,960

Số chỗ làm việc tăng thêm Người 52 96 257 130 95

( Tổng hợp báo cáo nội bộ và báo cáo nhân sự qua các năm 2007 - 2011)

Số chỗ việc làm tăng thêm tương ứng tỷ lệ thuận với vốn đầu tư nâng cao NLCT. Cùng với chiến lược tăng cường mở rộng mạng lưới hoạt động năm 2009, số chỗ việc làm tại chi nhánh trong năm 2009 tăng lên đáng kế gấp 4,9 lần so với năm 2007 và 1,98 lần so với năm 2010. Việc đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh tại chi nhánh không ngừng làm gia tăng số chỗ việc làm tăng thêm qua từng năm điều này chứng tỏ hoạt động đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của chi nhánh thực sự khẳng định được khả năng cạnh tranh trên thị trường với sự lớn mạnh về quy mô.

3.3.2.5. Thị phần:

Bảng 16: Thị phần xét theo doanh thu so với toàn ngành ngân hàng

Đơn vị: Tỷ đồng

Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2010 2011

Doanh thu của chi nhánh 585,954 640,435 710,051 805,673 876,58

Tốc độ tăng liên hoàn(%) - 9,3 10,87 13,47 8,8

Doanh thu toàn hệ thống 213.296 353.129 584.987 Tốc độ tăng liên hoàn -

Thị phần= DT chi nhánh/DT toàn ngành

0,136% 0,238% 0,438%

Nguồn: Tổng hợp báo cáo

Bảng 17: Thị phần kinh doanh của một số ngân hàng trên địa bàn Hà Nội năm 2011

Ngân hàng Tổng tài sản so với toàn Thị phần cho vay (%) Thị phần huy động Tỷ trọng lợi nhuận sau Tỷ trọng lợi nhuận sau

ngành (%) vốn (%) thuế (%) thuế so vốn chủ sở hữu (%) Agribank 21,83 27,72 25,25 11,40 BIDV 13,43 15,05 13,75 10,60 14,70 VCB 12,10 10,41 13,22 13,58 18,39 VietinBank 10,55 11,38 10,24 9,66 14,63 ACB 5,74 3,32 5,41 11,48 28,46 Sacombank 3,73 3.33 3,88 5,11 12,31 Techcombank 3,22 2,50 3,33 6,34 21,03 EAB 2,43 2,89 15,33

Biểu đồ 9 :Thị phần giao dịch của các ngân hàng trên địa bàn Hà Nội năm 2011

Năm 2011 thị phần giao dịch của ACB – chi nhánh Hà Nội đứng thứ 4 trong hệ thống các ngân hàng trên địa bàn Hà Nội chiếm 10,5%, đứng sau các ngân hàng: Vietcombank, Agribank và Đông Á Bank. Vị trí này được chi nhánh duy trì từ năm 2009 đến nay với kết quả cụ thể: năm 2009 thị phần của ACB – chi nhánh Hà Nội chiếm 11,3 % và con số này là 10,8% năm 2010. Trước đó năm 2007 chi nhánh Hà

Nội đứng vị trí thứ 11 và năm 2008 đứng vị trí thứ 8 về thị phần giao dịch trên địa bàn Hà Nội.

3.3.3. Đánh giá năng lực cạnh tranh của chi nhánh Hà Nội với một số ngân hàng đối thủ trên cùng địa bàn:

Qua bảng số liệu có thể thấy sản phẩm của ACB rất đa dạng. ACB được đánh giá là ngân hàng cung cấp số lượng sản phẩm đa dạng và tiện ích nhất trong hệ thống ngân hàng Việt Nam.

Bảng 18: Tổng hợp các sản phẩm chủ lực các NHTM tiêu biểu năm 2011 ĐVT: Sản phẩm Chỉ tiêu Cho vay Tiền gửi Sản phẩm Thẻ Chuyển tiền trên TTQT Dịch vụ Khác VPBANK 5 8 4 2 5 AGRIBANK 8 6 3 5 5 ACB 21 8 6 12 20 VIETCOMBANK 5 3 5 5 13 SACOMBANK 24 11 5 11 21

Bảng 19: Xếp hạng các doanh nghiệp trong khối ngành tài chính- ngân hàng năm 2011 Xếp hạng trong ngành Xếp hạng trong VNR500 Ngân hàng

1 10 Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam 2 18 Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam

3 20 Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam 4 26 Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam

5 40 Ngân hàng TMCP Á Châu

6 55 Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam 7 58 Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín

8 78 Ngân hàng TMCP Quân Đội

9 82 Ngân hàng TMCP Hàng Hải

10 85 Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam 11 90 Ngân hàng chính sách xã hội

12 149 NHTMCP Đông Á

13 162 NHTMCP Phương Nam

(Nguồn: Theo xếp hạng VNR500- 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam năm 2011)

Theo đánh giá của chương trình VNR500, năm 2011 ngân hàng TMCP Á Châu vẫn giữ vị trí ổn định xếp thứ 5 trong hệ thống ngân hàng, sau 4 ngân hàng nhà nước: BIDV, Agribank, Vietcombank và Viettinbank và đứng đầu trong khối các NHTM cổ phần. Vị trí này của ACB được duy trì giữ vững từ năm 2009 cho tới nay.

Một phần của tài liệu đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại cổ phần á châu – chi nhánh hà nội (Trang 95)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(126 trang)
w