Một ngân hàng xây dựng hệ thống cấu trúc tổ chức tốt sẽ giúp ngân hàng vận hành một cách hiệu quả. Cơ cấu tổ chức sẽ là nền tảng vững chắc đảm bảo cho các họat động kinh doanh, hoạt động quản trị của ngân hàng được thông suốt. Không những thế nó còn giúp cho ngân hàng sử dụng lao động được hiệu quả hơn, từ đó mà lợi nhuận của tăng lên. Một ngân hàng để xây dựng được một cơ cấu tổ chức tốt, hoàn chỉnh, phù hợp với tính chất, đặc điểm, mục tiêu hoạt động của ngân hàng đó và phù hợp với lợi ích kinh tế của cả nước cần phải có một thời gian dài. Nếu cơ cấu tổ chức được tạo ra không hợp lý sẽ tạo ra những khó khăn, phức
tạp cho các công tác quản trị, và các công tác tiếp theo trở nên khó khăn hơn. Có thể khẳng định cơ cấu tổ chức có ý nghĩa vụ cùng quan trọng với doanh nghiệp nói chung và ngân hàng nói riêng. Vì vậy việc hoàn thiện cơ cấu tổ chức trong điều kiện kinh tế như hiện nay là một việc thiết yếu, liên qua đến sự tồn tại và phát triển của ngân hàng đó.
2.4.2. Các nhân tố khách quan
Dựa trên mô hình 5 nhân tố cạnh tranh của Michael Porter, chúng ta có thể liệt kê ra các nhân tố khách quan ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh của ngân hàng:
2.4.2.1. Sự đe dọa từ các NHTM mới tham gia thị trường:
Thời gian gần đây, xuất hiện nhiều khuyến cáo về việc xem xét lại số lượng các ngân hàng Việt nam do có lo ngại rằng số lượng các ngân hàng hiện nay là quá nhiều so với nhu cầu thực tế.
Theo cam kết gia nhập WTO, từ 1/4/2007, các ngân hàng nước ngoài được thành lập ngân hàng con 100% vốn trực thuộc tại Việt Nam. Nhưng phải đến năm 2009, điều này mới chính thức hiện thực, các ngân hàng ngoại bắt đầu mở rộng tầm ảnh hưởng thực sự.
Tập trung cấp giấy phép từ cuối năm 2008, bước sang năm 2009, hệ thống ngân hàng Việt Nam bắt đầu đón nhận những ngân hàng 100% vốn ngoại đầu tiên.
Những thành viên mới này được hoạt động đẩy đủ hơn, cạnh tranh toàn diện hơn thay vì phụ thuộc vào các điều kiện kinh doanh hạn chế trước đó.
Trong năm 2009, 5 ngân hàng đầu tiên của khối này đã nhận giấy phép, thành lập và mở rộng hoạt động, gồm HSBC, Standard Chartered, ANZ, Shinhan và Hong Leong; trong đó, HSBC và ANZ đã nhanh chóng khai trương nhiều điểm giao dịch mới. Lợi thế của khối này và áp lực cạnh tranh đã được đề cập nhiều từ năm 2007 và nay đang dần hiện hữu.
Theo thống kê của Ngân hàng Nhà nước, khối các tổ chức tín dụng nước ngoài tại Việt Nam hiện có 45 chi nhánh của 33 ngân hàng nước ngoài, 5 ngân hàng liên doanh với hơn 20 chi nhánh phụ thuộc, 5 ngân hàng 100% vốn nước ngoài, 8 tổ chức tín dụng phi ngân hàng có vốn đầu tư nước ngoài; ngoài ra còn có 56 văn phòng đại diện của các tổ chức tín dụng khác.