II/ Sự cần thiết phải bảo đảm nguyên liệu ở TCT chè Việt Nam
3/ Bảo đảm nguồn nguyên liệu chè – Giải pháp phát triển bền vững cho
ngành chè nói chung và cho TCT chè Việt Nam nói riêng
3.1 Bảo đảm tốt vùng nguyên liệu sẽ giúp cho chủ động hơn trong hoạtđộng sản xuất kinh doanh. động sản xuất kinh doanh.
Doanh nghiệp chế biến nơng sản nói chung và các doanh nghiệp chế biến chè nói riêng buộc phải tham gia vào quá trình tạo nguyên liệu bởi lẽ đối tượng sản xuất của họ là sản phẩm của nơng nghiệp và trong đó chủ thể tuyệt đối của nó là người nơng dân. Trong mối quan hệ đó nếu chỉ có quan hệ kinh tế, thị trường thì cơng nghiệp khơng thể tác động vào nơng nghiệp và địi hỏi sự đáp ứng tương xứng được.
Để có thể thấy được vai trị thực sự của vấn đê bảo đảm nguyên liệu trong mối quan hệ tổng thể với các khâu, các bộ phận khác và với cả chủ thể của quá trình tạo ra nguyên liệu, chúng ta chỉ cần trả lời các câu hỏi:
- Nếu thiếu nguyên liệu, nguyên liệu xấu thì hiệu quả kinh doanh, thậm chí sự tồn tại đơn thuần của doanh nghiệp chế biến chè sẽ thế nào?
- Doanh nghiệp chế biến muốn tồn tại và phát triển lâu dài thì có thể tồn tại vùng ngun liệu tạm thời hay trông chờ vào may rủi được không?
Xây dựng một vùng nguyên liệu có năng suất, chất lượng cao khơng chỉ giúp doanh nghiệp đảm bảo được đầu vào ổn định mà sản phẩm đầu ra ln có giá trị cao hơn và dễ dàng tìm được thị trường tiêu thụ do tạo được lòng tin đối với người tiêu dùng, đem lại doanh thu ổn định cho doanh nghiệp. Trong thời buổi kinh tế thị trường có nhiều biến động, doanh nghiệp khơng thể thoát khỏi vùng ảnh hưởng của nó xong mức độ ảnh hưởng bao giờ cũng thấp hơn do doanh nghiệp ln tìm được vị trí trên thị trường. Doanh thu cao và ổn định sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp tái đầu tư và mở rộng sản xuất, đổi
mới công nghệ, thiết bị phục vụ cho quá trình chế biến nguyên liệu, đầu tư giống, phân bón cho nơng dân trồng chè, thu mua được chè nguyên liệu chất lượng cao với mức giá cạnh tranh trên thị trường để người nông dân an tâm sản xuất và cúng ứng chè cho công ty, tạo điều kiện chun mơn hố từng khâu làm gia tăng giá trị sản phẩm và giảm chi phí, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường
3.2 Thúc đẩy sản xuất Nông nghiệp phát triển từ sản xuất nhỏ lên sản xuất lớn
Xây dựng vùng nguyên liệu chất lượng, an toàn, hiệu quả tạo điều kiện thúc đẩy nền nông nghiệp truyền thống, lạc hậu, sản xuất nhỏ sang nền nơng nghiệp sản xuất hàng hố, quy mơ lớn, hiệu quả cao - một trong những mục tiêu của công cuộc CNH _HĐH đất nước.
Từ lâu nay, sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam vẫn tồn tại chủ yếu ở hình thức sản xuất cá thể, sản xuất quy mô nhỏ, tự cung, tự cấp, tự phát, manh mún và không gắn với sự vận động của thị trường. Với bản chất của người nông dân cố hữu, chậm đổi mới. Đó là trở ngại vơ cùng lớn cho q trình CNH _HĐH nơng nghiệp, nơng thôn. Với đặc điểm của ngành chè cũng giống một số ngành cơng nghiệp chế biến khác đó là các vùng nguyên liệu tập trung chủ yếu là ở nông thôn và các tỉnh miền núi, trung du, nơi mà đại bộ phân dân cư là nơng dân nghèo, có trình độ văn hóa thấp. Như vậy để có thể phát triển được ngành chè thì khơng cịn cách nào khác là phải đầu tư vốn, công nghệ, xây dựng cơ sở chế biến gắn liền với vùng nguyên liệu quy hoạch, đào tạo lao động…. Nhờ đó mà trình độ của người nơng dân được nâng cao, họ nhận thấy với mơ hình sản xuất nhỏ, manh mún như trước sẽ khó có thể tồn tại trong thị trường khắc nhiệt với những đòi hỏi ngày càng cao về vấn đề chất lượng và giá thành. Với điều kiện sống thấp, họ rất khó có thể đầu tư nhiều vào sản xuất khi mà sản phẩm của họ không đảm bảo được tiêu thụ. Điều đó sẽ thúc
đẩy người nơng dân tham gia vào các nông trường chè của các công ty, nơi họ sẽ được cung cấp vốn, công nghệ và giống để tiến hành sản xuất và các công ty sẽ đảm bảo đầu ra cho họ với mức giá thoả thuận. Như vậy từ mơ hình sản xuất nhỏ, manh mún chúng ta có thể chuyển sang mơ hình sản xuất lớn, có thể ứng dụng cơng nghệ, máy móc vào q trình sản xuất, tạo điều kiện chun mơn hố sản xuất.
3.3 Phát triển vùng ngun liệu xố đói giảm nghèo
Cây chè vốn được trồng ở Việt Nam hàng nghìn năm nay . Do đặc điểm sinh trưởng, chè chủ yếu được trồng ở Trung du Miền núi phía Bắc và Tây Ngun, nơi có hàng triệu đồng bào dân tộc ít người sinh sống, nơi mà hạ tầng cơ sở còn thấp kém, cuộc sống của bà con nơi đây cịn gặp nhiều khó khăn. Vì vậy sự phát triển của ngành chè gắn liền với sự phát triển kinh tế xã hội của các vùng sâu, vùng xa, gắn liền với sự nghiệp xố đói giảm nghèo
Đặc điểm của sản xuất chè là mỗi một nhà máy chế biến đều phải gắn với một vùng nguyên liệu. Trong đó, nguyên liệu của người dân cung cấp khoảng 40-50% tổng lượng nguyên liệu của nhà máy. Vì thế mà muốn phát triển tốt với một nguồn nguyên liệu đầu vào ổn định thì các cơ sở chế biến và các doanh nghiệp luôn phải tạo được mối liên kết mật thiết, gắn bó với bà con nông dân trên cơ sở cả hai bên cùng có lợi và phát triển. Nơng dân có điều kiện an cư lạc nghiệp ngay trên quê hương họ đồng thời nâng cao được ý thức đầu tư phát triển sản xuất, thâm canh, tăng diện tích đất trồng chè với các giống chè mới có năng suất cao và chất lượng tốt, cải thiện đời sống của bà con, giảm số hộ nghèo và tăng số hộ thoát nghèo.
3.4 Quan tâm phát triển vùng nguyên liệu sẽ giúp bảo tồn và phát triển cácgiống chè quý giống chè quý
Ơ Việt Nam vốn tồn tại nhiều giống chè quý như chè Shan tuyết - được người nông dân gọi với cái tên “cây vàng trên núi” được trồng chủ yếu trên núi cao, giống chè Tuyết cổ thụ ở Hồ Bình, ngồi ra cịn có một số giống chè quý lai nhập từ Trung Quốc, Triều Tiên, Đài Loan như Ngọc Thuý, Bát Tiên …Tuy nhiên theo thời gian, các đồi chè nếu khơng được chăm sóc cẩn thận thì chất lượng của chúng cũng khơng thể tốt được. Ngày nay, nhờ có sự tiến bộ của Khoa học – Cơng nghệ, cho phép người ta có thể tiến hành bảo tồn, lai tạo và du nhập các giống chè có chất lượng, đồng thời với quỹ gen nhập mới làm cho khả năng áp dụng các giống mới trở nên phong phú hơn, nếu phù hợp và thuận lợi có thể được nhân rộng và tạo bước đị đột phá cho ngành chè. Như vậy là tác động vào chủ thể làm nguyên liệu, giúp cái họ thiếu, là điều kiện tiên quyết để tồn tại và phát triển vùng ngun liệu. Chưa cần nói đến khía cạnh tình cảm, đạo đức, xã hội, chỉ riêng mục tiêu kinh tế và hiệu quả kinh doanh cũng cho thấy việc tham gia tạo vùng nguyên liệu và gắn bó với nó là nhiệm vụ khơng thể tách rời của các doanh nghiệp chế biến.
Công cuộc CNH – HĐH đất nước đặt ra yêu cầu phát triển bền vững ngay từ đâu, giải quyết các vấn đề về lợi ích, phát triển lâu dài của con người. Điều đó càng khẳng định việc bảo đảm nguyên liệu chè là một khâu vô cùng cần thiết! Chỉ có phát triển một cách bền vững, ngành chè nói chung và TCT chè Việt Nam nói riêng mới có thể tồn tại và đứng vững trong điều kiện hội nhập phát triển.
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CUNG ỨNG CHÈ NGUYÊN LIỆU Ở TCT CHÈ VIỆT NAM