Vướng mắc của các đối tượng tham gia quá trình sản xuất, chế biến

Một phần của tài liệu Giải pháp đảm bảo nguồn nguyên liệu ở TCT chè việt nam công ty mẹ (Trang 57 - 64)

III/ Nguyên nhân của những bất cập trong quá trình bảo đảm nguyên liệu

3/ Vướng mắc của các đối tượng tham gia quá trình sản xuất, chế biến

phạm vi quá rộng nên các trung tâm của Vitas chưa đáp ứng được yêu cầu của thị trường. Tại một số địa phương đưa vào trồng một số giống chè chất lượng cao, nhưng do khâu R &D kém nên khơng xác định được liệu giống đó có phù hợp với điều kiện của địa phương hay không mà tiến hành trồng ngay trên diện rộng. Thực trạng trên đang diễn ra trên địa bàn một số tỉnh: Thái Nguyên, Yên Bái, khi mà quá trình triển khai dự án xây dựng các vùng chế biến chè ôlong đang rơi vào bế tắc. Chè ôlong là loại sản phẩm có chất lượng với nhiều cơng dụng, được người tiêu dùng ưa thích và có tính cạnh tranh trên thị trường, giá bán giao động từ 300.000-500.000đồng / kg nên đem lại hiệu quả kinh tế cao. Để chế biến được loại chè trên cần phải trồng được các giống chè mới nhập nội từ Trung Quốc và Đài Loan như Thuý Ngọc, Kim Tuyên, Keo Anh Tích, Bát Tiên. Song khơng phải với bất kỳ điều kiện nào cũng có thể trồng được các loại chè trên. Chúng chỉ mọc đươc khi đủ các yếu tố cần thiết, và quan trọng nhất là phải ở độ cao trên 1000 m. Hiện nay mơ hình trên đã thất bại tại Yên Bái. Điều đáng nói ở đây là sự thiếu hiệu quả, gây lãng phí (phần giống được hỗ trợ 6 triệu p / ha bị mất không) khi mà khâu R&D không phát huy được tác dụng đi trước sản xuất của nó.

3/ Vướng mắc của các đối tượng tham gia quá trình sản xuất, chế biếnchè chè

Nguyên nhân sâu xa có lẽ nằm trong chính những người trong cuộc khi mà nhu cầu và lợi ích của họ khơng được đảm bảo và quan tâm một cách thích đáng. Từ đó làm nảy sinh các mâu thuẫn làm cản trở sự phát triển của quá trình sản xuất và chế biến chè. Ai là chủ thể chính của q trình sản xuất ngun liệu? Họ có khó khăn, yếu kém gì và tâm tư nguyện vọng của họ ra

sao? Hiện nay và lâu dài, sản xuất và chế biến chè do hai chủ thể độc lập tiến hành, đó chính là hộ nơng dân và nhà máy chế biến chè.

a/ Với những hộ nông dân trồng chè:

Đặc điểm của người nơng dân Việt Nam nói chung là cần cù, chịu khó nhưng trình độ dân trí của đại đa số của bà con nơng dân còn thấp. Kỹ thuật canh tác của họ dựa trên kinh nghiệm sản xuất lâu năm, ít đước tiếp cận với khoa học và kỹ thuật, sản xuất nhỏ và cá thể vẫn là hình thức điển hình của nơng nghiệp Việt Nam. Đa số các hộ nông dân trồng chè đều là các hộ có đời sống thu nhập thấp, là đối tượng dễ bị tổn thương và mang tâm lý tiểu nông. Trong điều kiện đó, họ thiếu những trạng bị cần thiết để bước vào thời buổi hội nhập, nơi mà thị trường quyết định trực tiếp đến quan hệ sản xuất. Mâu

thuẫn đặt ra cần phải giải quyết đó là u cầu có tính cơng nghiệp, tổ chức và tính quy trình của hoạt động chế biến với sản xuất nguyên liệu phân tán, tuỳ tiện, khơng theo hợp đồng của nơng dân. Khó khăn mà người trồng chè

đang phải đối mặt đó là:

 Hộ gia đì nh là đơ n vị kinh tế tự chủ , về nguyên tắc, họ có thể lựa chọn cây trồng có lợi nhất và vì thế đó có thể là cây chè hoặc một loại cây khác mà khơng phảo là cây mía. Thâm chí điều đó cịn phụ thuộc vào sự vận động của kinh tế hộ. Có thể lúc đầu cịn nghèo, thiếu vốn, thiếu cách làm ăn, họ sẵn sàng trồng chè để được hỗ trợ về vốn, hưởng các chính sách ưu đãi và nhất là có các kênh tiêu thụ chắc chắn. Nhưng khi kinh tế hộ mạnh lên thì họ có thể tự lo cơ bản về đầu ra, đầu vào, kỹ thuật vì vậy họ khơng những có quyền mà cịn có khả năng bán cho cơ quan tiêu thụ nào mà họ thấy có lợi

 Sự ràng buộc giữa người nơng dân và cây chè ngày càng trở nên lỏng lẻo khi mà cơ chế thị trường tác động làm giá chè và nhu cầu chè không ổn định, cuộc sống của người nông dân vốn đã thấp nay càng lao

đao, vất vả hơn. Bên cạnh đó tồn tại mâu thuẫn giữa người trồng chè

và nhà máy, giữa biến động của giá chè trên thị trường và yêu cầu bù đắp chi phí và có lãi của người nơng dân trồng chè. Để có thể tạo ra

những búp chè tươi, người nơng dân phải trải qua một thời gian khá dài chăm sóc, chịu tồn bộ chi phí bỏ ra rảI rác, chịu tác động của nhiều sự biến động của các yếu tố đầu vào và sự thất thường của yếu tố thời tiết, thiên nhiên. Thời gian thu háI chè và bán cho các nhà máy chế biến lại thường rất ngắn. Nếu giá chè hạ thì nhà máy có ưu thế để ép giá nơng dân bởi nơng dân buộc phải bán vì khơng thể dự trữ hoặc để lâu và càng không thể chuyển ngay sang cây trồng khác.

 Chi phí sản xuất ngày một tăng cao khi mà giá phân bón, giống và vật tư kỹ thuật đều tăng làm cho người nơng dân đã nghèo nay cịn thiếu khả năng để đầu tư cho vườn chè của mình, thay vào đó họ có thể sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật từ Trung Quốc với giá rẻ mà cây chè vẫn có thể sinh trưởng tốt bất chấp sự nguy hiểm đến tính mạng và sức khoẻ của người tiêu dùng. Nảy sinh mâu thuẫn giữa việc giảm chi

phí sản xuất, tăng sức cạnh tranh và việc nâng cao chất lượng và uy tín của sản phẩm.

 Khơng có vốn đ ể đ ầu t ư là một trở ngại lớn của người nông dân khi đi lên sản xuất lớn. Cuộc sống của họ vốn phụ thuộc chủ yếu vào cây chè, thu nhập bấp bênh, tích luỹ thấp. Để có vốn đầu tư cho sản xuất khơng cịn cách nào khác là phải đi vay các nguồn tín dụng. Tuy nhiên khơng phải dễ dàng có thể tiếp cận với các nguồn tín dụng ưu đãi vì chúng chỉ có hạn trong khi đó nhu cầu lại quá lớn. Các nhà tài trợ cho người nông dân không phải là nhiều, do hoạt động đầu tư cho sản xuất chè có nhiều rủi ro, phụ thuộc nhiều vào biến động của thời tiêt và giá cả thị trường.

 Ng ư ời nông dân thiếu thông tin về thị tr ư ờng do khả n ă ng tiếp cận với thị tr ư ờng còn hạn chế . Hình thức giao dịch chủ yếu của họ vẫn là thoả thuận miệng và buôn bán tại các chợ. Hoạt động tự phát, thiếu khoa học và ý thức chấp hành pháp luật kém. Điêu đó càng tạo ra nhiêu khó khăn cho người nơng dân trong qúa trình hội nhập và mở rộng thị trường tiêu thụ, giảm tính chủ động trong hoạt động sản xuất kinh doanh.

Như vây, việc chuyển đổi từ cơ chế kế hoạch hoá sang cơ chế thị trường đã tạo điều kiện để cung - cầu sản phẩm cân đối, gắn kết giữa sản xuất và tiêu thụ, giữa người nông dân và các cơ sở chế biến. Song chính nó lại tách rời hai khâu sản xuất và chế biến ra xa nhau, phá vỡ mối quan hệ biện chứng của nông nghiệp với công nghiệp, giữa sản xuất và tiêu thụ.

b/ Với các cơ sở chế biến

Các cơ sở, nhà máy chế biến chè khô, nơi được đầu tư trang bị các máy móc, cơng nghệ, kỹ thuật phục vụ cho q trình chế biến chè thành các sản phẩm chè thành phẩm cung cấp cho thị trường người tiêu dùng. Đây là đại diện cho những tác động của công nghiệp đến nông nghiệp. Nó phản ánh trình độ phát triển của sản xuất. Nếu cơng đoạn chế biến gặp nhiều yếu kém thì cũng khơng thể đem lại hiệu quả tốt vì khơng những gía trị gia tăng của nó thấp mà cịn làm giảm uy tín và chất lượng các loại chè có nguồn gốc, chất lượng tốt. Nếu như đối với nhiều doanh nghiệp công nghiệp khác chỉ chịu sự thay đổi của thể chế thuộc khu vực của mình, ngành mình thì các doanh nghiệp cơng nghiệp chế biến nơng sản trong đó có chè phải chịu ảnh hưởng của sự biến đổi của cả 2 khu vực là: công nghiệp và nông nghiệp, nông thơn. Do đặc điểm vốn có khu vực nơng nghiệp phát triển chậm hơn về mọi mặt nên luôn tồn tại mâu thuẫn giữa hai khu vực.

- Mức cung không đá p ứng đ ủ nhu cầu và cơng suất máy móc, chất l ư ợng nguyên liệu thấp, không đ ồng đ ều . Đây là hậu quả của vấn đề hỗn loạn thị trường nguyên liệu, các đơn vị thi nhau mua, tranh cướp nguyên liệu của nhau, số lượng đã không đủ để cung cấp các nhà máy có cơng xuất lớn thì viêc đảm bảo về chất lượng là rất khó. Phần thiệt thòi ở đây nằm ở các cơ sở chế biến lớn vì để chấp nhận có ngun liệu sản xuất họ buộc lịng phải mua ngoài từ nhiều nguồn với số lượng phân tán. Thêm vào đó việc bỏ tiền đầu tư cho vườn chè cũng không thu được kêt quả như mong đợi khi mà việc quản lý của các cơ quan chức năng quá lỏng lẻo, yếu kém. Xuất hiện mâu thuẩn giữa

sản xuất tập trung, quy mô lớn của nhà máy với tính chất phân tán, trải ra trên khơng gian rộng của vùng nguyên liệu.

- Nguồn vốn cho đ ầu t ư n ă ng cấp máy móc thiết bị cịn ít ỏi, doanh nghiệp phải sử dụng các thiết bị cũ, lạc hậu. Đây là một trong những khó khăn lớn mà ngành cơng nghiệp chế biến nói chung và ngành cơng nghiệp chế biến chè nói riêng gặp phải do đặc điểm thu hút vốn của những ngành này luôn thấp hơn so với các ngành công nghiệp và dịch vụ khác. Chưa kể đến nhiều doanh nghiệp chế biến chè làm ăn thiếu hiệu quả, thua lỗ, bị tác động xấu của thị trường thì khả năng tích luỹ, tái sản xuất và đẩu tư mở rộng là rất khó khăn và hạn chế nên đành phải chấp nhận sử dụng máy móc thiết bị cũ, lạc hậu. Điều đó lại tác động đến chất lượng sản phẩm thấp, không đáp ứng được yêu cầu của thị trường và đó trở thành cái vịng luẩn cuẩn.

- Chi phí sản xuất t ă ng do giá cả các yếu tố đ ầu vào đ ều t ă ng, làm t ă ng giá thành sản phẩm, giảm tính cạnh tranh. Như đã phân tích bên trên, doanh nghiệp chế biến chè lớn ln chịu nhiều các khoản chi phí hơn so với các cơ sở chế biến nhỏ, tự phát. Và đôi khi trong cuộc cạnh tranh nguyên liệu, họ còn phảI chấp nhận thu mua với mức giá cao hơn để có thể đủ nguyên liệu cho

sản xuất. Tất cả những điều đó đẩy chi phí của doanh nghiệp nên cao và hiển nhiên là sức cạnh tranh trên thị trường giảm

- Một hạn chế vô cùng lớn của các doanh nghiệp chế biến hiện nay đó là thiếu thơng tin thị tr ư ờng . Hội nhập kinh tế tạo ra rất nhiêu cơ hội cho các doanh nghiệp trong việc tìm kiếm bạn hàng. Tuy nhiên nếu khơng nắm bắt được các cơ hội đó thị sự hội nhập lại trở thành một trở ngại lớn cho sự phát triển bởi lẽ thiểu thông tin thị trường đồng nghĩa với việc doanh nghiệp không thể nắm bắt kịp những biến đổi đòi hỏi của thị trường dẫn đến tụt hậu và cuối cùng là sẽ bị đào thải.

- Hoạt đ ộng tự phát, thiếu khoa học và ý thức chấp hành pháp luật kém . Do vẫn tồn tại tâm lý sản xuất nhỏ nên nhiêu người đã tham gia vào hoạt đông sản xuất kinh doanh mà vẫn thiêu hiểu biết về pháp luật và kinh nghiệm kinh doanh. Sự phát triển manh múm đó rất khó quản lý và nếu khơng điều chỉnh kịp thời sẽ gây ra tình trạng hỗn loạn, tác động xấu đến sự phát triển của ngành chè.

Những phân tích trên đây chỉ ra mối quan hệ giữa nhà máy chế biến chè và vùng nguyên liệu và nông dân hết sức phức tạp. Nhà máy chế biến không thể đứng yên để bắt nông dân và vùng nguyên liệu thay đổi theo yêu cầu của mình được và vùng nguyên liệu không thể đứng yên trông chờ sự thay đổi “trong hàng rào nhà máy” mà buộc phải cùng thay đổi để hỗ trợ nhau cùng phát triển.

CH

ƯƠ NG IV : NHỮNG GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM NGUỒN NGUYÊN LIỆU CỦA TỔNG CÔNG TY CHÈ VIỆT NAM –

CÔNG TY MẸ

Mặc dù đạt được những thành tựu về quy mô sản lượng và xuất khẩu song chúng ta vẫn cịn có nhiều hạn chế trong chất lượng sản phẩm, thể hiện năng lực yếu kém, chưa thể chi phối được thị trường thị giới. Vì vậy giải pháp pháp triển cho ngành chè hiện nay là phải hướng vào chất lượng và giá trị, lấy chất lượng làm tiêu chí ưu tiên hàng đầu để đạt tiêu chí tối đa về giá trị. Trên quan điểm đó, tơi xin được đưa ra một số khuyến nghị sau:

Một phần của tài liệu Giải pháp đảm bảo nguồn nguyên liệu ở TCT chè việt nam công ty mẹ (Trang 57 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)