Quy hoạch vùng nguyên liệu phù hợp với yêu cầu chế biến:

Một phần của tài liệu Giải pháp đảm bảo nguồn nguyên liệu ở TCT chè việt nam công ty mẹ (Trang 64 - 67)

CHẾ BIẾN:

Như đã phân tích bên trên, để tạo được vùng nguyên liệu ổn định, đáp ứng được yêu cầu của chế biến là công việc cực kỳ phức tạp, đòi hỏi phải giải quyết hàng loạt mối quan hệ. Để giải quyết được cần có sự đồng lịng của tất cả các bộ phận và các thành viên trong TCT cùng phải nỗ lực phấn đấu. Điều đó ln đặt ra bài tốn khó cho cơng tác quy hoạch của TCT chè Việt Nam để có thể bảo đảm về số lượng cũng như chất lượng của nguyên liệu.

1/ Nâng cao sản lượng và chất lượng búp chè tươi cung ứng.

Trong các năm tới do nhu cầu về thị trường chè vẫn tiếp tục tăng nên yêu cầu cần bảo đảm một khối lượng lớn hơn về nguyên liệu. Do vậy phương hướng thực hiện trong các năm tới được vạch ra với một số giải pháp chính sau

- Tăng cường mở rộng diện tích trồng chè bằng triển khai các dự án phát triển vùng nguyên liệu trên địa bàn các tỉnh thích nghi với sự sinh trưởng và phát triẻn của cây chè. Biện pháp thực hiện là hỗ trợ cho nông dân vay vốn giúp nơng dân đi khai hoang, phục hố những phần diện tích đất xấu, trồng cây khác không hiệu quả chuyển sang trồng chè.

- Đẩy mạnh khâu nghiên cứu triển khai, điều chỉnh cơ cấu các loại giống chè có chất lượng và năng suất thay thế cho các loại giống cũ, năng xuất thấp. Cụ thể như thay thế các giống chè Trung du, PH1 bằng các giống chè năng suất cao như: LDP1, LDP2 hiện nay đang chiếm 20% cơ cấu giống chè gieo trồng lên 40%. Tiến hành quy hoạch các loại sản phẩm chè Việt Nam có gía trị gia tăng (trong quy hoạch sản xuất hai loai chè chủ yếu là chè xanh và chè đent). ổn định diện tích đến khi định hình vào năm 2010, chỉ phát triển và trồng mới ở những vùng thực sự có lợi thế cạnh tranh và chỉ bằng các giống mới, tiến bộ, năng suất cao. Công bố rộng rãi các danh mục tiêu chuẩn ngành, các loại thuôc trừ sâu được phép sử dụng với dư lượng tới hạn. Các loại tiêu chuẩn vườn chè, tiêu chuẩn nhà máy chế biến có quy mơ tương ứng

- Thành lập ngay một tổ chức quản lý và hệ thống kiểm tra, giám sát chất lượng, thay mặt nhà sản xuất chịu trách nhiệm cuối cùng về chất lượng sản phẩm đối với người tiêu dùng, tạo dựng lòng tin đối với người tiêu dùng. Chức năng chủ yếu của cơ quan này là kiểm định và đóng dấu chất lượng trước khi sản phẩm được đưa ra thị trường. Đồng thời thực hiện các chế tài nhằm ngăn ngừa, đình chỉ, chấm dứt các hoạt động làm ảnh hưởng đến uy tín sản phẩm chè Việt Nam ở trong và ngoài nước với sự đồng thuận và hỗ trợ đắc lực của các cơ quan bảo về pháp luật và quản lý thị trường.

2/ Quy hoạch tại địa phương:

- Quy hoạch các nhà máy chế biến phù hợp với khả năng cung ứng của vùng nguyên liệu. Tiến hành tổng điều tra, rà soát các vùng nguyên liệu và hệ thống cơ sở chế biến về tiêu chuẩn thiết bị, nhà xưởng, vệ sinh cơng nghiệp và phải có vùng nguyên liệu ổn định, ít nhất cũng phải đảm bảo được 70 % năng lực sản xuất.

- Nâng cao chất lượng cán bộ quản lý tại địa phương, trên các nông trường chè bằng việc tổ chức các lớp tập huấn kỹ thuật và quản lý, phân công theo cum, vùng, thơn, bản. Hồn thiện cách thức quản lý vùng ngun liệu thơng qua cụ thể hố những quy định, linh hoạt và từng bước thu hút được sự bàn bạc, tham gia của người trồng chè, cơng khai hố quy hoạch, hợp đồng hoá để ràng buộc về quyền lợi và nghĩa vụ của mỗi bên.

- Củng cố mối liên kết “ Tam giác quan hệ” trong quá trình giải quyết vấn đề nguyên liệu tại các địa phương. Hoạt động của nhà máy chế biến phải đặt trong mối quan hệ trực tiếp với nông dân song không thể thiếu đi mối quan hệ gián tiếp thơng qua chính quyền địa phương và các tổ chức xã hơi tại địa phương để có thể nắm bắt được tâm tư nguyện vọng của bà con nông dân một cách dễ dàng và sát thực hơn, trái lại các kế hoạch và quy hoạch sản xuất, việc triển khai các dự án trên vùng ngun liệu nếu thơng qua chính quyền địa phương sẽ dễ dàng triển khai hơn. Dó đó quy hoạch phát triển cần đặt ra yêu cầu phải bảo đảm liên kết trên thông qua việc tạo mối quan hệ mật thiết và gắn bó khơng chỉ với người dân sản xuất nguyên liệu mà còn với cả đại diện cho tiếng nói của họ đó chính là chính quyền địa phương và các tổ chức xã hội, đồng thời phải tranh thủ được sự ủng hộ, đồng thuận của các cơ quan đó. Cụ thể trong mối quan hệ đó, cần tác động vào các chủ thể tham gia. Đó là:

Chính quyền và

các tổ chức xã hội trong vùng

Hộ nông dân Nhà máy trồng chè chế biến chè

+ Chuyển kế hoạch sản xuất chè, đặc biệt là chè nguyên liệu thành chủ trương, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của huyện, xã.

+ Trong khả năng của mình, trực tiếp đầu tư hoặc tài trợ cho các dự án phát triển cơ sở hạ tầng của địa phương như làm đường giao thông, xây dựng nhà trẻ, trường học, …tham gia vào công việc phát triển kinh tế- xã hội của vùng, tạo dấu ấn đến từng hộ, từng xã, từng thôn, bản trồng chè. Tạo ra môi trường kinh tế, kết cấu hạ tầng, xã hội và sự đồng thuận từ nhiều phía trên khơng gian của vùng nguyên liệu.

Một phần của tài liệu Giải pháp đảm bảo nguồn nguyên liệu ở TCT chè việt nam công ty mẹ (Trang 64 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)