Hoạt động quy hoạch và quản lý cịn thiếu sót và kém hiệu quả

Một phần của tài liệu Giải pháp đảm bảo nguồn nguyên liệu ở TCT chè việt nam công ty mẹ (Trang 55 - 56)

III/ Nguyên nhân của những bất cập trong quá trình bảo đảm nguyên liệu

1/ Hoạt động quy hoạch và quản lý cịn thiếu sót và kém hiệu quả

- Vấn đề quy hoạch hệ thống cơ sở chế biến còn nhiều bất cập. Sau một thời gian, mọi nơi, mọi người đều có thể mở xưởng chế biến bằng bất kỳ công nghệ nào. Sự phát triển manh mún đó đã dẫn đến sản lượng các vườn chè chỉ đáp ứng được khoảng 50% cơng suất chế biến, có địa phương chỉ được vài mươi phần trăm. Điều này khiến cho nguồn chè sơ chế tốt của Việt Nam khơng có. Theo các chuyên gia của Vinatea, việc giá chè xuất khẩu giảm và nguy cơ mất thị trường do mạng lưới cơ sở chế biến chè phát triển nhanh chóng, mang tính tự phát, khơng tương xứng với vùng ngun liệu.

Theo TCT chè Việt Nam thì chất lượng chè Yên Bái đang đứng cuối bảng những tỉnh tham gia xuất khẩu chè. Bởi từ lâu, Yên Bái chỉ quan tâm đến phát triển nhà máy chế biến chứ không mấy quan tâm tới quy hoạch vùng chè gắn với nhà máy và nâng cao chất lượng vùng chè, điều đó đã tạo cho người dân tuỳ tiện sử dụng các loại thuốc kích thích và thuốc bảo vệ thực vật cũng như việc thu hái cuộng chè càng dài càng nặng cân.

Công tác quản lý kém hiệu quả khi mà năng lực của người lãnh đạo còn hạn chế. Hưởng ứng nghị quyết của Ban chấp hành hiệp hội chè Việt Nam về việc quản lý các cơ sở chế biến gắn với vùng nguyên liệu để tránh xảy ra tranh chấp, hỗn loạn, tỉnh Sơn La đã ra quyết định 1332/ QĐ-UBND ngày 15/5/2006 do đồng chí Chủ tịch tỉnh ký đưa ra phân vùng nguyên liệu cho các đơn vị chế biến, mỗi đơn vị chỉ được mua chè búp tươi ở một số xã nhất định. Nội dung quyết định trên là thực hiện độc quyền trong việc mua nguyên liệu, điều đó sẽ khơng cịn phù hợp trong thời buổi kinh tế thị trường. Hơn nữa,

quyết định bán vẫn nằm ở người sản xuất. Họ sẽ bán cho ai trả giá cao cho sản phẩm của họ bởi điều đó đảm bảo cuộc sơng mưu sinh của chính họ, tác động đến quyền lợi thiết thực của bản thân họ.

- Một khía khác cần đề cập đến là việc quản lý chất lượng các sản phẩn chè vẫn còn nhiều yếu kém. Hiện nay, chưa có một tiêu chuẩn thống nhất nào để đánh giá chất lượng chè, chưa có một hệ thống giám sát chất lượng nào xuyên suốt từ cấp trung ương đến cấp cơ sở, địa phương. Từ đó dẫn đến tình trạng: chất lượng chè trơi nổi trên thị trường không tem mác, không xuất sứ, không bảo quản,...

- Một trong những biện pháp để quản lý chất lượng là việc đăng ký thương hiệu sản xuất cho sản phẩm. Đó là việc làm hết sức cần thiết bởi giúp cho các nhà quản lý thị trường dễ dàng nắm bắt hơn, người tiêu dùng thì có thể tin tưởng vào sản phẩm hơn. Trên thưc tế thủ tục để có thể đăng kiểm chất lượng sản phẩm hết sức rườm rà tốn kém.

Một phần của tài liệu Giải pháp đảm bảo nguồn nguyên liệu ở TCT chè việt nam công ty mẹ (Trang 55 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)