QUANG VINH.
2.1.2. Tình hình kinh tế xã hội tỉnh Đồng Nai năm 2008.
Bước vào thực hiện kế hoạch năm 2008 trong tình hình kinh tế thế giới và trong nước cĩ nhiều biến động phức tạp, giá dầu thơ và nhiều loại vật tư, lương thực trên thị trường thế giới đột biến tăng cao. Cùng với sự suy thối trì trệ trong phát triển, giá cả tăng cao và lạm phát tồn cầu là đặc điểm nổi bật đã ảnh hưởng gây xáo trộn lớn trong đời sống kinh tế, xã hội các nước;
Ở trong nước, tình trạng lạm phát, giá nhiều loại vật tư chủ yếu cho sản xuất tăng cao; chỉ số giá tiêu dùng tăng cao đã ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống nhân dân.
Mặc dù cĩ những ảnh hưởng bất lợi nĩi trên, song với sự phấn đấu tích cực của các cấp, các ngành, các doanh nghiệp và nhân dân địa phương nền kinh tế của tỉnh tiếp tục tăng trưởng đảm bảo mục tiêu đề ra.
Tổng sản phẩm quốc nội ( viết tắt là GDP) năm 2008 ước tăng 15,5% so với năm 2007, đạt mục tiêu Nghị quyết Tỉnh ủy và HĐND tỉnh đề ra (mục tiêu Nghị quyết năm 2008 tăng 15,5%). Trong đĩ: Ngành cơng nghiệp-xây dựng tăng 16,8%; ngành dịch vụ tăng 17,3%; ngành nơng, lâm nghiệp và thủy sản tăng 5,6%. Quy mơ GDP theo giá thực tế là 53.855 tỷ đồng, tương đương 3,26 tỷ USD. GDP bình quân đầu người theo giá so sánh là 11,762 triệu đồng, tương đương 1.069 USD (1 USD = 11.000 VND), tăng 12% so với năm 2007. GDP bình quân đầu người theo giá thực tế là 21,716 triệu đồng, tương đương 1.316 USD, tăng 19,1% so với năm 2007, đạt cao hơn so với mục tiêu Nghị quyết.
Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực: cơng nghiệp- xây dựng chiếm 57,9%; dịch vụ chiếm 31,5%; nơng, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 10,6% (phù hợp với mục tiêu Nghị quyết).
- Ước thực hiện giá trị sản xuất cơng nghiệp (giá cố định 1994) là 76.320 tỷ đồng, đạt 97,7% kế hoạch; tăng 21,3% so với năm 2007, đạt thấp hơn so với mục tiêu Nghị quyết.
- Ước thực hiện giá trị sản xuất nơng, lâm nghiệp và thuỷ sản (giá cố định 1994) là 7.083,9 tỷ đồng, đạt 101,1% kế hoạch; tăng 6% so cùng kỳ, cao hơn so với mục tiêu Nghị quyết.
- Giá trị tăng thêm của các ngành dịch vụ tăng là 17,3%, đạt mục tiêu Nghị quyết.
- Tổng mức bán lẻ hàng hố và dịch vụ là 36.545 tỷ đồng, đạt 108,1% kế hoạch, tăng 35,1% so cùng kỳ; Doanh thu bưu chính viễn thơng là 1.785 tỷ đồng, đạt 102% kế hoạch, tăng 17,7% so cùng kỳ; Mật độ điện thoại đạt 66,9 thuê bao/100 dân; Mật độ internet đạt 14,2 thuê bao/100 dân.
- Ước thực hiện tổng vốn đầu tư phát triển tồn xã hội khoảng 26.735 tỷ đồng, chiếm 49,6% GDP; đạt thấp hơn so với mục tiêu nghị quyết (mục tiêu Nghị quyết vốn đầu tư phát triển là 27.000 tỷ đồng). Trong đĩ vốn trong nước chiếm 46,1%, vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi chiếm 53,9% tổng vốn đầu tư.
- Ước thực hiện thu hút nguồn vốn FDI đạt 3 tỷ USD (bao gồm đăng ký mới và dự án tăng vốn), cao hơn mục tiêu Nghị quyết (mục tiêu Nghị quyết thu hút 1,5 tỷ USD).
- Ước thực hiện thu hút vốn đầu tư trong nước thơng qua cấp giấy chứng nhận đầu tư 21.700 tỷ đồng (bao gồm vốn đăng ký cấp mới và dự án tăng vốn), cao hơn mục tiêu Nghị quyết. Doanh nghiệp trong nước đăng ký kinh doanh là 18.000 tỷ đồng (bao gồm đăng ký mới và đăng ký tăng vốn), đạt 100% kế hoạch.
- Ước thực hiện tổng kim ngạch xuất khẩu trên địa bàn là 6,849 tỷ USD, đạt 97,7% kế hoạch; tăng 25,1% so cùng kỳ, đạt thấp hơn so mục tiêu Nghị quyết (mục tiêu nghị quyết tăng 28%). Kim ngạch nhập khẩu trên địa bàn là 8,146 tỷ USD, đạt 99,3% kế hoạch, tăng 28,7% so cùng kỳ.
- Ước thực hiện tổng thu ngân sách trên địa bàn là 11.536,5 tỷ đồng (bao gồm cả thu từ nguồn xổ số kiến thiết là 324 tỷ đồng), đạt 107% dự tốn, tăng 16,5% so cùng kỳ. Ước thực hiện tổng chi ngân sách địa phương dự kiến là 4.161,1 tỷ đồng (trong đĩ kể cả chi từ nguồn xổ số kiến thiết là 260 tỷ đồng), đạt 99,2% dự tốn, bằng 90,1% so cùng kỳ.[10]
Hoạt động ngân hàng:
Dự kiến đến 31/12/2008 tổng vốn huy động trên địa bàn đạt 27.696 tỷ đồng, tăng 38,1% so với 31/12/2007. Doanh số cho vay đạt 50.175 tỷ đồng, giảm 6,1% so cùng kỳ, trong đĩ: doanh số cho vay ngắn hạn là 41.375 tỷ đồng, giảm 3,4%
so cùng kỳ; doanh số cho vay trung hạn là 8.800 tỷ đồng, giảm 17,4% so cùng kỳ. Tổng dư nợ đến 31/12/2008 là 26.469 tỷ đồng, tăng 11% so với đầu năm.
Hoạt động dịch vụ ngân hàng trên địa bàn ngày càng phát triển tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng đến giao dịch. Đến nay cĩ trên 340.000 tài khoản tiền gửi thanh tốn của các tổ chức kinh tế và cá nhân, 33 ngân hàng trên địa bàn tham gia thanh tốn bù trừ điện tử. Thẻ ATM – thẻ tín dụng: Ước tổng số thẻ phát hành đến tháng 12/2008 trên 407.000 thẻ, 170 máy ATM.
Về chất lượng tín dụng: Đến cuối tháng 9 tổng nợ xấu (nhĩm 3-5) của các tổ chức tín dụng trên địa bàn là 1.231 tỷ đồng, chiếm 4,8% tổng dư nợ, tăng 1.119 tỷ đồng so với đầu năm. Trong đĩ: nợ khĩ cĩ khả năng thu hồi 167 tỷ đồng, chiếm 0,65% tổng dư nợ, tăng 134 tỷ đồng so với đầu năm. Các ngân hàng thương mại cĩ tỷ lệ nợ xấu cao như ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Đồng Nai (chiếm 18,9% dư nợ); Ngân hàng Cơng thương chi nhánh Long Thành (chiếm 18% dư nợ); Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Biên Hồ (chiếm 11,1% dự nợ); Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Nhơn Trạch (chiếm 7,24% dư nợ) và Ngân hàng Nơng nghiệp KCN (chiếm 7,7% dư nợ).
Các tổ chức tín dụng trên địa bàn thực hiện điều chỉnh cơ cấu đầu tư, tập trung vào việc phát triển dịch vụ ngân hàng, thắt chặt cấp tín dụng, kiểm sốt chặt chẽ các khoản vay và thu hồi nợ; thực hiện giải ngân đối với những trường hợp tín dụng cĩ phương án khả thi, cĩ phương án giải ngân cao. Do đĩ tốc độ tăng trưởng tín dụng trong năm thấp nhất trong vịng 5 năm qua, chỉ tăng 11% so với năm 2007 (năm 2003 tăng 19,7%, năm 2004 tăng 26,3%; năm 2005 tăng 14,6%; năm 2006 tăng 24,7%; năm 2007 tăng 44,5%). Dư nợ tín dụng đối với lĩnh vực bất động sản trên địa bàn chiếm khoảng 12% tổng dư nợ cho vay; dư nợ cho vay lĩnh vực xuất nhập khẩu chiếm trên 25% tổng dự nợ cho vay; dư nợ cho vay đối với lĩnh vực đáp ứng phục vụ nhu cầu đời sống chiếm 4,5% tổng dư nợ. Tình hình hiện nay, lãi suất ngân hàng cho vay cao dẫn đến tình hình kinh doanh và lợi nhuận của doanh nghiệp giảm sút, ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng ngân hàng. Dư nợ trên địa bàn đang cĩ xu hướng giảm nhưng tình trạng nợ xấu đang cĩ dấu hiệu gia tăng.[10]