Các chính sách mới

Một phần của tài liệu Chiến lược tự do hoá mở của thị trường dịch vụ viễn thông VN trước xu thế hội nhập quốc tế (Trang 58 - 59)

III. Tổ chức quản lý và môi trường pháp lý

2. Chính sách và mơi trường pháp lý cho các hoạt động Viễn thông

2.2. Các chính sách mới

Ngồi ra trong năm 1998 trước xu hướng tồn cầu hố, tự doa hố thị trường dịch vụ Viễn thơng, việc hội tụ công nghệ Viễn thông, tin học, phát thanh truyền hình đã làm xuất hiện nhiều dịch vụ mới địi hỏi cơ quan quản lý Nhà nước về Viễn thông phải kịp thời đề ra các chính sách phù hợp để hỗ trợ cho sự phát triển của Viễn thông. Nhận thức được u cầu đó Chính phủ và Tổng cục Bưu điện đã ban hành một số các chính sách mới về Viễn thơng.

2.2.1. Chính sách mở cửa thị trường dịch vụ Viễn thông.

Năm 1998 là năm đánh dấu sự chuyển biến lớn trong cơ chế kinh doanh dịch vụ Viễn thông từ đặc quyền sang cạnh tranh, thể hiện ở một số mặt sau.

+ Mở ra cạnh hoàn toàn đổi với các dịch vụ thơng tin di động mặt đất. Ngồi VNPT, Tổng cục Bưu điện đã cấp thêm hai giấy phép cho các công ty SPT và VIETEL được quyền khai thác dịch vụ điện thoại di động và nhắn tin trên phạm vi toàn quốc.

+ Cạnh tranh hoàn toàn trung cung cấp các dịch vụ Internet. Các dịch vụ Internet hiện được cung cấp tại Việt Nam gồm thư điện tử, truyền tệp dữ liệu, truy nhập từ xa và truy nhập cơ sở dữ liệu.

+ Mở ra cạnh tranh từng phần trong cung cấp các dịch vụ cố định. Trong năm qua Tổng cục Bưu điện cũng đã cấp giấy phép cho các công ty SPT và VIETEL được thiết lập các mạng vô tuyến cố định nội hạt (WLL) để cung cấp dịch vụ Viễn thơng trên phạm vi tồn quốc.

+ Mở thêm hình thức cung cấp dịch vụ mới. Ngồi hình thức cung cấp dịch vụ trực tiếp, Tổng cục Bưu điện cũng khuyến khích việc cung cấp dịch vụ gián tiếp của các nhà khai thác thơng qua hình thức bán lại và đại lý dịch vụ Viễn thông. Doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế, trừ các cơng ty 100% vốn nước ngồi, đều được quyền xin phép cung cấp dịch vụ dưới hình thức bán lại. Các doanh nghiệp bán lại được phép mua trực tiếp dịch vụ từ các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Viễn thơng dưới hình thức mua lưu lượng hoặc thuê dung lượng và bán lại cho người sử dụng theo giá cước hoặc khung giá cước quy định.

2.2.2 Chính sách cổ phần hố.

Trong năm 1998 với Nghị định 109 về Bưu chính Viễn thơng và Nghị định 44 về cổ phần hố, Chính phủ Việt Nam đã cụ thể hố chính sách cổ phần hố doanh nghiệp Nhà nước trong lĩnh vực Viễn thông. Theo tinh thần của các Nghị định này thì trừ các doanh nghiệp quản lý trực tiếp hệ thống đường trục Viễn thông quốc gia Nhà nước không cổ phần hố, cịn các doanh nghiệp Viễn thơng cịn lại sẽ được cổ phần hoá theo nguyên tắc Nhà nước chiếm cổ phần chi phối hoặc cổ phần đặc biệt. Hiện

nay công ty cổ phần dịch vụ Bưu chính Viễn thơng Sài Gịn (SPT) cũng đã được Chính phủ chính thức cho phép được huy động vốn ngoài quốc doanh lên tới 49%.

2.2.3 Quy chế quản lý giá, cước Viễn thông.

Trong những năm qua, mạng lưới các dịch vụ Viễn thông đã phát triển nhanh với công nghệ hiện đại, đáp ứng nhu cầu chung của đất nước và phục vụ tiện lợi cho người sử dụng dịch vụ. Tham gia vào kết quả chung đó có sự đóng góp quan trọng của chính sách và cơ chế quản lý giá cước Bưu điện. Đặc biệt để tăng cường hơn nữa công tác quản lý Nhà nước trong lĩnh vực này ngày 26/5/1998 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành quyết định số 99/TTg về quản lý giá và cước phí Viễn thơng quy định các ngun tắc hình thành giá và cước Viễn thơng cũng như việc phân cấp quản lý cho các cơ quan thuộc Chính phủ và các doanh nghiệp theo hướng tăng cường trách nhiệm và tạo điều kiện chủ động cho cơ sở trong lĩnh vực này.

Một phần của tài liệu Chiến lược tự do hoá mở của thị trường dịch vụ viễn thông VN trước xu thế hội nhập quốc tế (Trang 58 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)