IV. Những kiến nghị và giải pháp chủ yếu thực hiện chiến lược
1. Về Phía Chính phủ
1.5. Trao quyền đầy đủ hơn cho các doanh nghiệp Nhà nước kinh doanh dịch vụ
doanh dịch vụ Viễn thông.
Trao cho các doanh nghiệp Nhà nước như VNPT, VIETEL, SPT những quyền hạn đầy đủ trong kinh doanh trong khi vẫn bảo đảm sự kiểm soát của chủ sở hữu Nhà nước là một trong những biện pháp giúp cho các doanh nghiệp này mạnh dạn đầu tư, mở rộng kinh doanh, khuyến khích được sự cạnh tranh cơng bằng. Cụ thể là các doanh nghiệp này phải được quyền quyết định và tự chịu trách nhiệm trong các vấn đề sau:
+ Quyền quyết định chiến lược phát triển; kế hoạch kinh doanh dài hạn và hàng năm bao gồm cả quyền quyết định đầu tư.
+ Quyền quyết định về tài chính, bao gồm quyền huy động vốn theo nguyên tắc tự vay, tự tra; quyền định đoạt tài sản theo ngun tắc bảo tồn vốn; quyền trả cơng và phân phối lợi nhuận sau thuế.
+ Quyền quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm cán bộ quản lý chủ chốt trong doanh nghiệp.
Đối với Tổng cơng ty Bưu chính - Viễn thơng Việt Nam trong thời gian trước mắt khi chưa thực hiện cổ phần hố thì:
* Bỏ hội đồng quản trị mà chỉ duy trì ban điều hành: Tổng giám đốc và các phó tổng giám đốc thay mặt Nhà nước điều hành hoạt động kinh doanh của Tổng cơng ty.
* Nếu vẫn duy trì hội đồng quản trị, thì giao cho hội đồng quản trị có quyền bầu ra tổng giám đốc hoặc thuê tổng giám đốc điều hành.
Cịn trong q trình thực hiện chiến lược khi mà tổng cơng ty được cổ phần hố thì Nhà nước nắm cổ phần chi phối thì lúc đó hội đồng quản trị sẽ do đại hội cổ đông bầu ra, và ban điều hành bao gồm tổng giám đốc và các phó tổng giám đốc sẽ do hội đồng quản trị bầu ra hoặc là thuê ở các công ty quản lý.