1.2.1 .Chất lượng tín dụng trong ngân hàng thương mại
1.2.2.2. Các nhân tố từ phía khách hàng
Khách hàng là người sử dụng nguồn vốn vay và có trách nhiệm hồn trả cả vốn và lãi đúng hạn cho ngân hàng. Khi đến thời hạn thanh tốn, khách hàng
khơng thực hiện được nghĩa vụ thì khoản nợ sẽ trở thành nợ quá hạn và nợ quá hạn là một trong số những chỉ tiêu đo lường chất lượng tín dụng của ngân hàng. Một số đặc điểm tạo nên nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng từ phía khách hàng như sau:
Năng lực quản trị – điều hành của khách hàng
Năng lực quản trị – điều hành của khách hàng là nhân tố ảnh hưởng đến việc khách hàng sử dụng vốn vay có hiệu quả hay không. Nếu năng lực của khách hàng yếu kém, thể hiện ở việc khơng dự đốn được những biến động lên xuống của nhu cầu thị trường… dẫn đến hoạt động kinh doanh kém hiệu quả, làm ảnh hưởng đến khả năng trả nợ ngân hàng, do đó, CLTD của ngân hàng bị ảnh hưởng. Và ngược lại năng lực của khách hàng càng cao thì khả năng cạnh tranh trên thị trường càng lớn, vốn vay càng được sử dụng có hiệu quả nên vấn đề hoàn trả cả vốn và lãi cho ngân hàng sẽ dễ dàng hơn.
Sự trung thực của khách hàng
Sự trung thực của khách hàng thể hiện ở chỗ cung cấp thông tin đầy đủ và trung thực về tình hình sản xuất kinh doanh, nhu cầu sử dụng vốn thực sự, các dự án đang hoạch định, số liệu báo cáo tài chính chính xác, sử dụng vốn vay ngân hàng đúng đối tượng kinh doanh, đúng với phương án, mục đích v.v. Sự trung thực của khách hàng sẽ làm cho thông tin rõ ràng, ngân hàng sẽ đánh giá đúng để quyết định cho khách hàng vay hay không hoặc cho vay với hạn mức và thời hạn hợp lý. Sự trung thực của khách hàng sẽ rất cần thiết để các ngân hàng loại bỏ hệ lụy lựa chọn nghịch do bất cân xứng thông tin gây ra.
Tài sản đảm bảo
Tài sản đảm bảo có vai trị rất lớn trong quyết định cấp tín dụng của các tổ chức tín dụng, khơng đơn giản vì nó là chỗ dựa tin cậy trong việc đưa ra quyết định cấp tín dụng mà hơn thế nữa là tài sản đảm bảo
có tác dụng rất tốt trong việc ngăn ngừa sự xuất hiện của rủi ro đạo đức sau khi cho vay vì khi thực hiện bất cứ một hành vi nào, mỗi cá nhân luôn xem xét họ sẽ được gì và mất gì. Tác dụng của tài sản đảm bảo nằm ở điểm này. Khi tài sản được thế chấp, cấm cố tại các tổ chức tín dụng thì người vay sẽ bị mất nó nếu khoản vay
của họ được đầu tư không cẩn thận và xảy ra rủi ro. Chính vì vậy mà họ phải thận trọng hơn khi thực hiện quyết định đầu tư của mình.
1.2.2.3. Các nhân tố từ phía mơi trường
Ngồi các nhân tố mang tính chủ quan, xuất phát từ người đi vay và người cho vay, các nhân tố từ phía mơi trường cũng ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng của ngân hàng.
Mơi trường kinh tế
Hoạt động của ngân hàng thương mại vốn được coi là chiếc cầu nối giữa các lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế nên sự ổn định hay mất ổn định của nền kinh tế sẽ có tác động mạnh mẽ đến hoạt động của ngân hàng và nói hẹp lại sẽ có tác động đến hoạt động tín dụng.
Nền kinh tế ổn định, các doanh nghiệp có khả năng sẽ mở rộng SXKD tạo ra lợi nhuận cao hơn, từ đó mà có thể trả vốn và lãi cho ngân hàng đúng hạn. Ngược lại khi nền kinh tế biến động theo xu hướng xấu thì các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh kém hiệu quả, từ đó ảnh hưởng tới khả năng thu nợ của ngân hàng. Chu kỳ kinh tế cũng có tác động khơng nhỏ tới hoạt động tín dụng.
Môi trường về quản lý vĩ mô của nhà nước
Chính sách của nhà nước cũng như hệ thống pháp luật cũng tác động đến CLTD. Mức độ ổn định, tính phù hợp cũng như những những cải tiến của các đối tượng này sẽ tác động trực tiếp lên hoạt động tín dụng của ngân hàng. Thể hiện ở khía cạnh chính sách của nhà nước, luật pháp tạo điều kiện thuận lợi hay kìm hãm doanh nghiệp phát triển, từ đó sẽ tạo điều
kiện thuận lợi hay khó khăn trong q trình thu hồi vốn của ngân hàng.
Bên cạnh những ưu ái thiên nhiên ban tặng, con người cũng phải đương đầu với thiên tai như hạn hán, lũ lụt, động đất… Thiên tai là bất khả kháng, làm ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng. Đây cũng là một trong số nguyên nhân khách hàng không trả được nợ đúng hạn, hoặc không thể trả nợ cho ngân hàng và vì vậy, chất lượng tín dụng của ngân hàng sẽ bị ảnh hưởng.
Những nhân tố trên đây chưa phải là tất cả nhưng là những nhân tố chính tác động tới CLTD của ngân hàng thương mại. Để nâng cao CLTD, chúng ta cần nghiên cứu và nhận thức đúng đắn các yếu tố trên, cùng với kết quả hoạt động thực tiễn của các ngân hàng thương mại, để từ đó đưa ra các biện pháp khắc phục có tính khả thi cao.
1.2.3. Đo lường chất lượng tín dụng
1.2.3.1. Tổng dư nợ tín dụng
Tổng dư nợ là một chỉ tiêu phản ánh khối lượng tiền ngân hàng cấp cho nền kinh tế tại một thời điểm, phản ánh quy mơ tín dụng của ngân hàng. Tổng dư nợ bao gồm dư nợ cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn. Với thu nhập từ hoạt động tín dụng chiếm khoản 2/3 tổng thu nhập của ngân hàng, nếu tổng dư nợ thấp chứng tỏ ngân hàng khơng có khả năng mở rộng, yếu kém trong khâu tiếp thị, trình độ cán bộ công nhân viên thấp v.v. Tuy nhiên, khơng có nghĩa tổng dư nợ càng cao thì CLTD càng cao bởi vì đằng sau những khoản tín dụng đó cịn những rủi ro tín dụng mà ngân hàng phải gánh chịu.
Nợ quá hạn phát sinh từ mối quan hệ tín dụng khơng hồn hảo khi người đi vay không thực hiện được nghĩa vụ trả nợ của mình cho ngân hàng đúng hạn. Tỷ lệ nợ quá hạn được xác định theo công thức sau:
Tỷ lệ nợ quá hạn = Tổng dư nợ
quá hạn (1.1)
Tổng dư nợ cho vay
Xét về mặt bản chất, tín dụng là sự hồn trả, do đó tính an tồn là yếu tố quan trọng bậc nhất để cấu thành CLTD. Khi một khoản vay không được trả đúng hạn như đã cam kết mà khơng có lý do chính đáng thì nó sẽ bị chuyển sang nợ quá hạn với lãi suất cao hơn lãi suất bình thường. Trên thực tế, phần lớn các khoản nợ quá hạn là các khoản nợ có vấn đề và có khả năng mất vốn. Như vậy, tỷ lệ nợ quá hạn càng cao thì ngân hàng thương mại càng gặp khó khăn trong kinh doanh vì sẽ có nguy cơ mất vốn, mất khả năng thanh toán và giảm lợi nhuận, cũng có nghĩa rằng tỷ lệ nợ quá hạn càng cao, CLTD càng thấp.
1.2.3.3. Nợ xấu
Tại Việt Nam, theo Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 của ngân hàng Nhà nước, các khoản dư nợ tín dụng khách hàng của ngân hàng được phân loại từ nhóm 1 đến nhóm 5, tương ứng với các loại Nợ đủ tiêu chuẩn (Nhóm 1), Nợ cần chú ý (2), Nợ dưới tiêu chuẩn (3), Nợ nghi ngờ (4) và Nợ có khả năng mất vốn (5). Các khoản nợ phân loại từ Nhóm 3-5 được xem là nợ xấu.
Nhóm 3 ( Nợ dưới tiêu chuẩn): Nợ quá hạn từ 91 đến 180 ngày Nhóm 4 ( Nợ nghi ngờ): Nợ quá hạn từ 181 đến 360 ngày
Nhóm 5 ( Nợ có khả năng mất vốn): Nợ quá hạn từ 360 ngày trở lên
Tỷ lệ nợ xấu cho biết bao nhiêu đồng đang bị phân loại vào nợ xấu trên 100 đồng cho vay. Tỷ lệ này
2 0
cao so với trung bình ngành và có xu hướng tăng lên có thể là dấu hiệu cho thấy ngân hàng đang gặp khó khăn trong việc quản lý chất lượng các khoản cho vay. Ngược lại, tỷ lệ này thấp so với các năm
2 0
trước cho thấy chất lượng các khoản tín dụng được cải thiện. Hoặc cũng có thể ngân hàng có chính sách xóa các khoản nợ xấu hay thay đổi các phân loại nợ.
Tỷ lệ nợ xấu được xác định như sau
Tỷ lệ nợ
xấu = xấu Tổng dưTổng dư nợ nợ cho vay
(1.2)
1.2.3.4. Dự phịng rủi ro tín dụng
Dự phịng rủi ro tín dụng được trích lập và hạch tốn vào chi phí hoạt động để dự phịng cho những tổn thất có thể xảy ra đối với các khoản tín dụng (nợ) của ngân hàng.
Trên bảng cân đối kế toán của ngân hàng, dự phòng là một khoản mục thuộc tài sản và làm giảm giá trị của tài sản Có, nhằm phản ánh sự suy giảm của tài sản trước những tổn thất có khả năng xảy ra. Trong khi đó, trong bảng kết quả kinh doanh, dự phịng là một khoản chi phí phi tiền mặt, được ghi nhận làm giảm lợi nhuận/vốn chủ sở hữu của ngân hàng.
Dự phịng rủi ro tín dụng gồm dự phịng cụ thể và dự phòng chung.
Dự phòng chung (General provision) được trích lập để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra, nhưng chưa xác định được khi trích lập dự phòng cụ thể. Theo quy định tại Thông tư 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 của ngân hàng Nhà nước, dự phòng chung được xác định bằng 0,75% tổng số dư các khoản nợ từ nhóm 1 đến nhóm 4, trừ Tiền gửi và cho vay liên ngân hàng.
4 6
Dự phòng cụ thể (Specific provision) được trích lập để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra đối với từng khoản nợ cụ thể. Cơng thức tính như sau:
4 7
Dự phịng cụ thể = Tỷ lệ trích lập x (Số dư khoản nợ - Giá trị khấu trừ của tài sản đảm bảo).
Giá trị khấu trừ của tài sản đảm bảo và tỷ lệ trích lập dự phịng đối với từng nhóm nợ được ngân hàng Nhà nước quy định theo từng thời kỳ.
1.2.3.5. Thu nhập từ hoạt động tín dụng
Khơng thể nói một khoản tín dụng có chất lượng cao khi nó khơng đem lại một khoản thu nhập cho ngân hàng. Nguồn thu từ hoạt động tín dụng là nguồn thu chủ yếu để ngân hàng tồn tại và phát triển. Lợi nhuận do tín dụng đem lại chứng tỏ các khoản vay không những thu hồi được gốc mà cịn có lãi, đảm bảo được độ an tồn của nguồn vốn cho vay.
Thu nhập từ hoạt động tín dụng Tỷ lệ Thu nhập từ hoạt động tín dụng = Tổng thu nhập (1.3 )
Ta thấy rằng nếu ngân hàng thương mại chỉ chú trọng vào việc giảm và duy trì một tỷ lệ nợ quá hạn thấp mà không tăng được thu nhập từ hoạt động tín dụng thì tỷ lệ nợ q hạn thấp cũng khơng có ý nghĩa. CLTD được nâng cao chỉ thực sự có ý nghĩa khi nó góp phần nâng cao khả năng sinh lời của ngân hàng.
Trên đây là các chỉ tiêu được sử dụng để đánh giá CLTD, tuy nhiên để đánh giá một cách đầy đủ hơn cần kết hợp xem xét cả các nhân tố ảnh hưởng tới CLTD.
1.3. Giả thuyết và mơ hình nghiên cứu
Từ cơ sở lý luận có được trong phần 1.1 và 1.2, tác giả đặt ra các giả thuyết với bất cân xứng thông tin là tác nhân và chất lượng tín dụng là hệ quả.
H1: Bất cân xứng thông tin trong khâu lập hồ sơ tín dụng tác động ngược chiều với chất lượng tín dụng.
H2: Hiệu quả trong khâu phân tích tín dụng tác động cùng chiều với chất lượng tín dụng. H3: Hiệu quả trong quyết định tín dụng tác động
cùng chiều với chất lượng tín dụng.
H4: Bất cân xứng thông tin trong khâu giám sát tín dụng tác động ngược chiều với chất lượng tín dụng.
1.3.2. Mơ hình nghiên cứu
Với các giả thuyết ở trên, tác giả xây dựng mơ hình nghiên cứu như
sau:
Y = β0 + β1X1 + β2X2 + β3X3 + β4X4 (1.1)
Trong đó:
Y: Chất lượng tín dụng
X1: Bất cân xứng thơng tin trong khâu lập hồ sơ tín dụng X2: Hiệu quả thơng tin trong khâu phân tích tín dụng
X3: Hiệu quả thơng tin trong khâu quyết định tín dụng X4: Bất cân xứng thơng tin trong khâu giám sát tín dụng
Hiệu quả thơng tin trong khâu phân tích tín dụng Bất cân xứng thơng tin trong
khâu lập hồ sơ tín dụng H1: (-) H : (+) 2 CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG H4: (-) H3: (+)
Hiệu quả thơng tin trong
khâu quyết định tín dụng Bất cân xứng thơng tin trongkhâu giám sát tín dụng
1.3.3. Phương pháp nghiên cứu
Để kiểm định mơ hình nghiên cứu này, tác giả sử dụng các phương pháp sau:
1.3.3.1. Kiểm định độ tin cậy của thang đo
Các thang đo được đánh giá thông qua độ tin cậy Cronbach’s Alpha cho từng biến khác nhau. Các biến quan sát có hệ số tương quan biến-tổng (item- total correlation) nhỏ hơn 0.3 sẽ bị loại trước khi đưa vào phân tích nhân tố, và tiêu chuẩn chọn thang đo khi Cronbach’s Alpha từ 0.6 trở lên. Nunnally & Burnstein (1994) Pschy chometric Theory, 3rd edition, NewYork, McGraw Hill.
1.3.3.2. Phân tích nhân tố (EFA)
Khi phân tích nhân tố khám phá, các nhà nghiên cứu thường quan tâm đến một số tiêu chuẩn.
Thứ nhất: Phân tích nhân tố cần có ít nhất 200 quan sát (Gorsuch, 1983); còn Hatcher (1994) cho rằng số quan sát nên lớn hơn 5 lần số biến, hoặc là bằng 100.
Thứ hai: Hệ số KMO (Kaiser-Meyer-Olkin)1 ≥ 0.5, mức ý nghĩa của kiểm định Bartlett ≤ 0.05. KMO là một chỉ tiêu dùng để xem xét sự thích hợp của EFA, 0.5≤KMO≤1 thì phân tích nhân tố là thích hợp. Kiểm định Bartlett xem xét giả thuyết về độ tương quan giữa các biến quan sát bằng không trong tổng thể. Nếu kiểm định này có ý nghĩa thống kê (Sig ≤ 0.05) thì các biến quan sát có tương quan với nhau trong tổng thể (Trọng & Ngọc,2005,262)
Thứ ba: Phương sai trích (Total Variance Explained). Theo Hair & cộng sự (1998) và Gerbing & Anderson (1988) yêu cầu rằng phương sai trích phải đạt từ 50% trở lên.
Thứ tư: Hệ số tải nhân tố (Factor loading). Nếu biến quan sát nào có hệ số tải nhân tố ≤ 0.5 sẽ bị loại (Tabachnick & Fidell, 1989, Using Multivariate Statistics, Northridge, USA: HarperCollins Publishers)2. Theo Hair & cộng sự (1998,111), Multivariate Data Analysis, Prentice-Hall International,
Inc, Factor loading là chỉ tiêu để đảm bảo mức ý nghĩa thiết thực của EFA (ensuring practical significance). Factor loading > 0.3 được xem là đạt được mức tối thiểu, Factor loading > 0.4 được xem là quan trọng, ≥ 0.5 được xem là có ý nghĩa thực tiễn. Hair & vietinbank (1998,111) cũng khuyên bạn đọc như sau: nếu chọn tiêu chuẩn factor loading > 0.3 thì cỡ mẫu của bạn ít nhất phải là 350, nếu cỡ mẫu của bạn khoảng 100 thì nên chọn tiêu chuẩn factor loading > 0.55, nếu cỡ mẫu của bạn khoảng 50 thì Factor loading phải > 0.75.
1 KMO là một chỉ tiêu dùng để xem xét sự thích hợp của EFA, 0.5≤KMO≤1 thì phân tích nhân tố là thích hợp. Kiểm định Bartlett xem xét giả thuyết về độ tương quan giữa các biến quan sát bằng không trong tổng thể. Nếu kiểm định này có ý nghĩa thống kê (Sig ≤ 0.05) thì các biến quan sát có tương quan với nhau trong trổng thể (Trọng & Ngọc,2005,262)
2 Theo Hair & ctg (1998,111), Multivariate Data Analysis, Prentice-Hall International, Inc, Factor loading là chỉ tiêu để đảm bảo mức ý nghĩa thiết thực của EFA (ensuring practical significance). Factor loading
> 0.3 được xem là đạt được mức tối thiểu, Factor loading > 0.4 được xem là quan trọng, ≥ 0.5 được xem là có ý nghĩa thực tiễn. Hair & ctg (1998,111) cũng khuyên bạn đọc như sau: nếu chọn tiêu chuẩn factor loading > 0.3 thì cỡ mẫu của bạn ít nhất phải là 350, nếu cỡ mẫu của bạn khoảng 100 thì nên chọn tiêu chuẩn factor loading > 0.55, nếu cỡ mẫu của bạn khoảng 50 thì Factor loading phải > 0.75
Thứ năm: khác biệt hệ số tải nhân tố của một biến quan sát giữa các nhân tố ≥ 0.3 để đảm bảo giá trị phân biệt giữa các nhân tố.
1.3.3.3. Kiểm định đa cộng tuyến
Khi các biến có sự tương quan cao sẽ có dấu hiệu