Giả thuyết nghiên cứu

Một phần của tài liệu Tác động của bất cân xứng thông tin đến chất lượng tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu (Trang 48)

1.2.1 .Chất lượng tín dụng trong ngân hàng thương mại

1.3. Giả thuyết và mô hình nghiên cứu

1.3.1. Giả thuyết nghiên cứu

)

Ta thấy rằng nếu ngân hàng thương mại chỉ chú trọng vào việc giảm và duy trì một tỷ lệ nợ quá hạn thấp mà không tăng được thu nhập từ hoạt động tín dụng thì tỷ lệ nợ q hạn thấp cũng khơng có ý nghĩa. CLTD được nâng cao chỉ thực sự có ý nghĩa khi nó góp phần nâng cao khả năng sinh lời của ngân hàng.

Trên đây là các chỉ tiêu được sử dụng để đánh giá CLTD, tuy nhiên để đánh giá một cách đầy đủ hơn cần kết hợp xem xét cả các nhân tố ảnh hưởng tới CLTD.

1.3. Giả thuyết và mô hình nghiên cứu

Từ cơ sở lý luận có được trong phần 1.1 và 1.2, tác giả đặt ra các giả thuyết với bất cân xứng thông tin là tác nhân và chất lượng tín dụng là hệ quả.

H1: Bất cân xứng thông tin trong khâu lập hồ sơ tín dụng tác động ngược chiều với chất lượng tín dụng.

H2: Hiệu quả trong khâu phân tích tín dụng tác động cùng chiều với chất lượng tín dụng. H3: Hiệu quả trong quyết định tín dụng tác động

cùng chiều với chất lượng tín dụng.

H4: Bất cân xứng thông tin trong khâu giám sát tín dụng tác động ngược chiều với chất lượng tín dụng.

1.3.2. Mơ hình nghiên cứu

Với các giả thuyết ở trên, tác giả xây dựng mơ hình nghiên cứu như

sau:

Y = β0 + β1X1 + β2X2 + β3X3 + β4X4 (1.1)

Trong đó:

Y: Chất lượng tín dụng

X1: Bất cân xứng thơng tin trong khâu lập hồ sơ tín dụng X2: Hiệu quả thơng tin trong khâu phân tích tín dụng

X3: Hiệu quả thơng tin trong khâu quyết định tín dụng X4: Bất cân xứng thơng tin trong khâu giám sát tín dụng

Hiệu quả thơng tin trong khâu phân tích tín dụng Bất cân xứng thơng tin trong

khâu lập hồ sơ tín dụng H1: (-) H : (+) 2 CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG H4: (-) H3: (+)

Hiệu quả thơng tin trong

khâu quyết định tín dụng Bất cân xứng thơng tin trongkhâu giám sát tín dụng

1.3.3. Phương pháp nghiên cứu

Để kiểm định mơ hình nghiên cứu này, tác giả sử dụng các phương pháp sau:

1.3.3.1. Kiểm định độ tin cậy của thang đo

Các thang đo được đánh giá thông qua độ tin cậy Cronbach’s Alpha cho từng biến khác nhau. Các biến quan sát có hệ số tương quan biến-tổng (item- total correlation) nhỏ hơn 0.3 sẽ bị loại trước khi đưa vào phân tích nhân tố, và tiêu chuẩn chọn thang đo khi Cronbach’s Alpha từ 0.6 trở lên. Nunnally & Burnstein (1994) Pschy chometric Theory, 3rd edition, NewYork, McGraw Hill.

1.3.3.2. Phân tích nhân tố (EFA)

Khi phân tích nhân tố khám phá, các nhà nghiên cứu thường quan tâm đến một số tiêu chuẩn.

Thứ nhất: Phân tích nhân tố cần có ít nhất 200 quan sát (Gorsuch, 1983); còn Hatcher (1994) cho rằng số quan sát nên lớn hơn 5 lần số biến, hoặc là bằng 100.

Thứ hai: Hệ số KMO (Kaiser-Meyer-Olkin)1 ≥ 0.5, mức ý nghĩa của kiểm định Bartlett ≤ 0.05. KMO là một chỉ tiêu dùng để xem xét sự thích hợp của EFA, 0.5≤KMO≤1 thì phân tích nhân tố là thích hợp. Kiểm định Bartlett xem xét giả thuyết về độ tương quan giữa các biến quan sát bằng không trong tổng thể. Nếu kiểm định này có ý nghĩa thống kê (Sig ≤ 0.05) thì các biến quan sát có tương quan với nhau trong tổng thể (Trọng & Ngọc,2005,262)

Thứ ba: Phương sai trích (Total Variance Explained). Theo Hair & cộng sự (1998) và Gerbing & Anderson (1988) yêu cầu rằng phương sai trích phải đạt từ 50% trở lên.

Thứ tư: Hệ số tải nhân tố (Factor loading). Nếu biến quan sát nào có hệ số tải nhân tố ≤ 0.5 sẽ bị loại (Tabachnick & Fidell, 1989, Using Multivariate Statistics, Northridge, USA: HarperCollins Publishers)2. Theo Hair & cộng sự (1998,111), Multivariate Data Analysis, Prentice-Hall International,

Inc, Factor loading là chỉ tiêu để đảm bảo mức ý nghĩa thiết thực của EFA (ensuring practical significance). Factor loading > 0.3 được xem là đạt được mức tối thiểu, Factor loading > 0.4 được xem là quan trọng, ≥ 0.5 được xem là có ý nghĩa thực tiễn. Hair & vietinbank (1998,111) cũng khuyên bạn đọc như sau: nếu chọn tiêu chuẩn factor loading > 0.3 thì cỡ mẫu của bạn ít nhất phải là 350, nếu cỡ mẫu của bạn khoảng 100 thì nên chọn tiêu chuẩn factor loading > 0.55, nếu cỡ mẫu của bạn khoảng 50 thì Factor loading phải > 0.75.

1 KMO là một chỉ tiêu dùng để xem xét sự thích hợp của EFA, 0.5≤KMO≤1 thì phân tích nhân tố là thích hợp. Kiểm định Bartlett xem xét giả thuyết về độ tương quan giữa các biến quan sát bằng không trong tổng thể. Nếu kiểm định này có ý nghĩa thống kê (Sig ≤ 0.05) thì các biến quan sát có tương quan với nhau trong trổng thể (Trọng & Ngọc,2005,262)

2 Theo Hair & ctg (1998,111), Multivariate Data Analysis, Prentice-Hall International, Inc, Factor loading là chỉ tiêu để đảm bảo mức ý nghĩa thiết thực của EFA (ensuring practical significance). Factor loading

> 0.3 được xem là đạt được mức tối thiểu, Factor loading > 0.4 được xem là quan trọng, ≥ 0.5 được xem là có ý nghĩa thực tiễn. Hair & ctg (1998,111) cũng khuyên bạn đọc như sau: nếu chọn tiêu chuẩn factor loading > 0.3 thì cỡ mẫu của bạn ít nhất phải là 350, nếu cỡ mẫu của bạn khoảng 100 thì nên chọn tiêu chuẩn factor loading > 0.55, nếu cỡ mẫu của bạn khoảng 50 thì Factor loading phải > 0.75

Thứ năm: khác biệt hệ số tải nhân tố của một biến quan sát giữa các nhân tố ≥ 0.3 để đảm bảo giá trị phân biệt giữa các nhân tố.

1.3.3.3. Kiểm định đa cộng tuyến

Khi các biến có sự tương quan cao sẽ có dấu hiệu đa cộng tuyến. Sự đa cộng tuyến cao sẽ làm cho kết quả khơng chính xác mặc dù R2 cao. Vì vậy, cần loại bỏ những biến độc lập gây đa cộng tuyến cao trong mơ hình để có mơ hình ước lượng có độ chính xác cao. Theo Hair và cộng sự (2006), để kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến. sử dụng hệ số VIF (hệ số phóng đại phương sai). Nếu VIF

> 10 thì hiện tượng đa cộng tuyến nghiêm trọng tồn tại. Theo kinh nghiệm. VIF

< 5 là tốt nhất, tuy nhiên VIF <10 thì vẫn có thể chấp nhận được.

1.3.3.4. Kiểm định Durbin-Watson

Kiểm định này để phát hiện tình trạng tự tương quan xảy ra trong mơ hình thơng qua giá trị d

- Nếu 1<d<3: Mơ hình khơng tồn tại tự tương quan - Nếu 0<d<1: Mơ hình có tự tương quan dương

- Nếu 3<d<4: Mơ hình có tự tương quan âm

1.3.3.5. Kiểm định ANOVA

Kiểm định ANOVA để kiểm tra tính phù hợp của mơ hình với dữ liệu gốc. Nếu mức ý nghĩa của mơ hình Sig. <0.05 thì kết luận mơ hình phù hợp với tập dữ liệu.

Phân tích hồi quy nhằm đo lường mức độ ảnh hưởng của các biến độc lập lên biến phụ thuộc thông qua R2 điều chỉnh (Adjustted R-squared). Từ đó

cho thấy chiều tác động của từng biến độc lập đến biến phụ thuộc. Kết quả của phân tích hồi quy là cơ sở để tác giả trả lời các câu hỏi nghiên cứu đưa ra.

Với phương pháp tổng bình phương bé nhất (OLS), các mức thống kê có ý nghĩa thường được sử dụng là 1%, 5%.

Kết luận chương 1

Để đi sâu vào phân tích thực trạng về bất cân xứng thông tin tại ACB, tác giả đã đi từ khái niệm về bất cân xứng thơng tin rồi đi sâu phân tích các hệ lụy của bất cân xứng thơng tin tác động tín dụng. Còn đối với chất lượng tín dụng, tác giả đã phân tích các nhân tố tác động đến chất lượng tín dụng và đưa ra các tiêu chí để đo lường chất lượng tín dụng. Đó cũng là cơ sở để tác giả đưa ra các giả thuyết, mơ hình nghiên cứu cũng như phương pháp để kiểm định các giả thuyết này nhằm giải quyết các câu hỏi nghiên cứu đã đặt ra.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TÁC ĐỘNG CỦA BẤT CÂN XỨNG THƠNG TIN ĐẾN CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG

THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU 2.1. Sơ lược về ngân hàng thương mại cổ phần Á

Châu

Hơn 20 năm hình thành và phát triển, từ một ngân hàng thương mại cổ phần chỉ với vốn điều lệ ban đầu 20 tỷ đồng thì tới nay, vốn điều lệ của ACB đã gần 9.400 tỷ đồng.

Suốt cả giai đoạn 2008-2011, sức tăng trưởng của ACB hết sức ấn tượng ở một số chỉ tiêu như: tốc độ tăng bình quân của tổng tài sản là 40%/năm, của vốn chủ sở hữu là 16%, huy động tiền gửi là 37% (Bảng 2.1).

Bảng 2.1: Một số chỉ tiêu tài chính của ACB giai đoạn 2008-2013 ĐVT: Triệu đồng Năm 2008 2009 2010 2011 2012 2013 ROA 2,10% 1,31% 1,14% 1,14% 0,44% 0,50% ROE 28,46% 21,78% 19,52% 25,41% 6,21% 6,61% NIM 3,12% 2,19% 2,36% 2,85% 3,13% 2,66% Tổng tài sản 105,306,130 167,881,047 205,102,950 281,019,319 176,307,607 166.598.989 Vốn chủ sở hữu 7,766,468 10,106,287 11,376,757 11,959,092 12,624,452 12.504.202 Cho vay 34,832,700 62,357,978 87,195,105 102,809,156 102,814,848 107.627.181 Tiền gửi 91,173,530 134,478,859 183,032,170 234,503,254 159,499,657 151.351.103 Thanh khoản 25,703,138 40,311,008 38,310,887 58,475,599 16,668,138 9.762.451 Chi phí hoạt động 1,590,903 1,809,462 2,160,020 3,147,466 4,270,661 3.759.397 Lợi nhuận sau thuế 2.210.682 2.201.204 2.334.794 3.207.841 784.040 826.493

Nguồn: Báo cáo tài chính của ACB

Tuy nhiên, lợi nhuận sau thuế mà tổ chức này đạt được trong giai đoạn này chưa tương xứng với sức tăng

trưởng ấn tượng của các chỉ tiêu nói trên: lợi nhuận năm 2009 giảm 0,4% so với năm 2008, trong năm 2010 chỉ tăng 6,4% so

với 2009, nhưng đã được cải thiện mạnh mẽ trong năm 2011 với mức tăng 37,4% so với năm 2010. Mặc dầu vậy, tốc độ tăng trưởng ROE (trên 20%) và ROA (trên 1%) của ACB khá cao so với các NHTM khác.

Năm 2012, khó khăn đã bao phủ lên cả nền kinh tế và trong bối cảnh đó, ngành ngân hàng cũng chịu ảnh hưởng không nhỏ. Hầu hết các ngân hàng đều suy giảm trên nhiều phương diện và hệ quả là lợi nhuận sau thuế của các ngân hàng này đã tăng trưởng âm so với năm 2011, ngoại trừ một vài ngân hàng có tốc độ tăng trưởng dương. Trong đó, ACB là một trong những ngân hàng có tốc độ sụt giảm lợi nhuận sau thuế khá sâu (giảm 76%).

Nguyên nhân của sụt giảøm này ngoài tác động tiêu cực của nền kinh tế thì sau vụ Bầu Kiên, thanh khoản của ACBõ giảm sút nghiêm trọng (giảm đến 72,5%) và tổng tài sản của ACB đã suy giảm 37,3% trong năm 2012 so với năm 2011. Trong khi các ngân hàng khác như vietcombank, vietinbank, ngân hàng quân đội, ngân hàng quân đội v.v. tổng tài sản trong năm 2012 vẫn tăng trưởng tốt.

Biểu đồ 2.1: Cơ cấu thu nhập của ACB giai đoạn 2008-2013

Cùng với việc thực hiện nghiêm túc, triệt để chỉ đạo tất toán trạng thái vàng của NHNN đã khiến hoạt động kinh doanh vàng và ngoại hối của ACB lỗ 1.864 tỷ đồng làm cho thu nhập ngoài lãi của ACB giảm 1.036 tỷ đồng (Biểu đồ 2.1). Chính vì vậy, năm 2012 là năm hoạt động kinh doanh kém hiệu quả nhất trong suốt giai đoạn 2008-2012 của ACB.

2.2. Thực trạng tác động của bất cân xứng thơng tin đến chất lượng tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu

2.2.1.Thực trạng tác động của bất cân xứng thông tin đến công tác quản lý và giám sát tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu

Để đánh giá thực trạng bất cân xứng thơng tin trong hoạt động tín dụng tại ACB, tác giả sẽ đánh giá trên quy trình tín dụng ACB đã xây dựng và hiệu quả thực thi của quy trình này thơng qua 4 khâu: lập hồ sơ tín dụng, phân tích tín dụng, quyết định tín dụng và giám sát tín dụng.

Quy trình tín dụng của ACB, các công việc được chun mơn hóa và phân công cụ thể cho các cá nhân, mỗi cá nhân thực hiện riêng một bước cơng việc trong quy trình và chịu trách nhiệm cá nhân khi xảy ra sai sót liên quan đến quy trình cấp tín dụng cho khách hàng.

2.2.1.1. Bất cân xứng thơng tin trong khâu lập hồ sơ tín dụng

Ở khâu tiếp xúc, hướng dẫn và tư vấn khách hàng: Nhân viên tư vấn tài chính khách hàng cá nhân hoặc nhân viên tư vấn tín dụng khách hàng doanh nghiệp sau khi tiếp xúc, tư vấn và thu thập thông tin

3 0

khách hàng, sẽ thực hiện hướng dẫn khách hàng cung cấp đầy đủ hồ sơ chứng từ cần thiết về việc cấp tín dụng. Việc thu thập thông tin khách hàng được ACB hướng dẫn rất cụ thể nhằm ràng buộc những yếu tố rủi ro có thể phát sinh, giảm thiểu việc thu thập không đầy đủ thông tin, thông tin sai lệch … Thông tin thu thập sẽ được sàng lọc và tra

3 0

sốt từ đó loại bỏ các khách hàng khơng phù hợp với chính sách tín dụng của ACB.

Qua khảo sát cho thấy, có 89% số người được khảo sát đồng ý rằng lập hồ sơ tín dụng đầy đủ là rất quan trọng đối với ngân hàng. Tuy nhiên, chỉ 57% đồng ý rằng khách hàng luôn cung cấp đầy đủ thông tin năng lực pháp lý và năng lực hành vi của họ, 62% đồng ý khách hàng luôn cung cấp đầy đủ thông tin phương án sản xuất kinh doanh và kế hoạch trả nợ; 55% đồng ý khách hàng luôn cung cấp đầy đủ thông tin của bảng báo cáo tài chính; 48% đồng ý khách hàng cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến các khoản tín dụng của khách hàng tại các tổ chức/cá nhân khác. Điều này cho thấy rằng mặc dù ACB đã rất công phu khi thiết lập một quy trình cụ thể, rõ ràng và tỉ mỉ để thu thập thông tin nhưng khách hàng đã không cung cấp đầy đủ những thông tin mà ACB cần. Vì vậy, có 75% số người đồng ý rằng bất cân xứng thơng tin trong q trình lập hồ sơ tín dụng thường cao. Kết quả này nói lên rằng vấn đề thu thập thơng tin tại khâu lập hồ sơ tín dụng chưa đạt hiệu quả như lãnh đạo ACB muốn bởi tính bất cân xứng thông tin tại khâu này khá cao.

2.2.1.2. Bất cân xứng thơng tin trong khâu phân tích tín dụng

ACB quy định hạn mức thẩm định khách hàng cho nhân viên tín dụng tại kênh phân phối, nhân viên tín dụng tại Hội sở, cụ thể ngoài hạn mức thẩm định hồ sơ khách hàng doanh nghiệp và một số hồ sơ khách hàng cá nhân sẽ do nhân viên tư vấn tài chính khách hàng doanh nghiệp và tư vấn tài chính khách hàng cá nhân thẩm định. Còn lại là do các nhân viên tín dụng

6 3

Hội sở trung tâm tín dụng cá nhân và trung tâm tín dụng doanh nghệp thẩm định, lập tờ trình, phân tích, đánh giá nhu cầu khách hàng, kiến nghị cấp tín dụng cho khách hàng (hiện nay là trên 10 tỷ đồng trở lên).

6 4

Công tác phân tích và thẩm định tại ACB hiện nay được chuẩn hóa thành quy trình, thủ tục và hướng dẫn thực hiện. Riêng đối với khách hàng cá nhân chia làm 02 đối tượng tín chấp và thế chấp. Hồ sơ tín chấp khách hàng cá nhân được thẩm định tập trung tại Hội sở thông qua chứng từ khách hàng cung cấp và trao đổi qua điện thoại, không thẩm định thực tế.

Ơû khâu phân tích tín dụng, có 81% số người được khảo sát đồng ý rằng bất cân xứng thông tin làm cho phân tích tín dụng thiếu chính xác. Bên cạnh đó, chỉ 62% đồng ý trình độ quản lý, chuyên môn của cấp quản lý bên vay là quan trọng, 73% đồng ý phân tích báo cáo tài chính luôn được thực hiện đầy đủ và cẩn trọng. Ngoài ra, trên 84% số người đồng ý nguồn thu nhập/khả năng tài chính của khách hàng ln được xem xét đầy đủ và chính xác; 85% đồng ý uy tín thanh tốn nợ vay là yếu tố quan trọng để đánh giá khách hàng và 81% đồng ý tính khả thi của phương án sản xuất kinh doanh luôn được xem xét kỹ lưỡng. Việc có tới 38% khơng cho trình độ quản lý, chuyên môn của cấp quản lý bên vay là quan trọng, 27% chưa đặt nặng vấn đề phân tích báo cáo tài chính đầy đủ và cẩn trọng và 19% số người chưa đặt nặng tiêu chí xem xét kỹ lưỡng phương án SXKD là tỷ lệ không nhỏ.

2.2.1.3. Bất cân xứng thông tin trong khâu quyết định tín dụng

Một phần của tài liệu Tác động của bất cân xứng thông tin đến chất lượng tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(142 trang)
w