.Kiên quyết xử lý triệt để nợ xấu

Một phần của tài liệu Tác động của bất cân xứng thông tin đến chất lượng tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu (Trang 136 - 142)

Việt Nam không phải là quốc gia duy nhất đối mặt với nợ xấu cao. Thực tế ở một số nước phát triển như Mỹ, Nhật cũng như một số nước lân cận như Trung Quốc, Malaysia đã từng phải quyết liệt để xử lý nợ xấu. Dưới đây là kinh nghiệm xử lý nợ xấu của các quốc gia này.

Mỹ xử lý nợ xấu của các ngân hàng sau khủng hoảng tài chính 2008 bằng cách bơm 700 tỷ USD. Lượng tiền này được phân bổ một phần để mua lại nợ xấu ngân hàng thương mại, một phần dùng để giải quyết thanh khoản tạm thời cho những đơn vị yếu kém. Phần còn lại nhưng chiếm tỷ trọng lớn là để mua cổ phiếu ưu đãi của các ngân hàng. Tuy nhiên, chính phủ Mỹ lại không can thiệp sâu vào điều hành của các ngân hàng.

Vào cuối năm 1999, đầu 2000, nợ dưới chuẩn thực tế tại nhiều ngân hàng tại Trung Quốc thậm chí cịn vượt 40%. Để giải quyết vấn đề này, Trung Quốc lập 4 công ty quản lý tài sản để xử lý toàn bộ nợ dưới chuẩn ước tính lên tới 670 tỷ nhân dân tệ và

trao quyền ngoại lệ cho những công ty này. Trung Quốc còn chi 40 tỷ nhân dân tệ ngân sách của năm 1998 để xóa nợ cho doanh nghiệp nhà nước và tái cấp vốn cho các ngân hàng thương mại bằng phát hành

trái phiếu chính phủ. Nhờ những biện pháp quyết liệt này mà Trung Quốc đã xử lý nợ xấu doanh nghiệp nhà nước rất thành công.

Tại Nhật Bản, đầu những năm 2000 hứng chịu hàng nghìn tỷ yên nợ xấu với nguyên nhân tương tự Mỹ năm 2008 đến từ bong bóng bất động sản. Ban đầu, Nhật Bản bơm hàng nghìn tỷ yên vào các ngân hàng lớn hoặc lập hàng loạt các quỹ đầu tư có vốn góp của cả tư nhân để mua lại nợ xấu. Tuy nhiên, cả hai cách này đều chỉ như muối bỏ bể. Sau khi loay hoay nhiều phương sách nhưng vẫn thất bại, Nhật Bản quyết định quốc hữu hóa các ngân hàng, loại bỏ các cổ đông, cho các nhà băng yếu kém nhiều nợ xấu tự sụp đổ… và đã thành công.

Tại Malaysia, Khủng hoảng kinh tế châu Á năm 1997 đã làm đồng ringgit mất đến 50% giá trị, niềm tin tiêu dùng suy giảm trầm trọng và tỷ lệ nợ xấu tăng rất nhanh, đỉnh điểm vào tháng 8/1998 khi nợ xấu lên đến 11,4%. Đối mặt với khủng hoảng kinh tế, chính phủ Malaysia buộc phải lập ra 3 tổ chức để giảm nợ xấu, lành mạnh hệ thống tài chính và khôi phục lại đà tăng trưởng: Danaharta để xử lý nợ xấu, CDRC để thỏa thuận với các ngân hàng có nợ xấu, SPV để bơm vốn cho hệ thống tài chính. Trong đó Danaharta là trung tâm của kế hoạch. Vào tháng 8/1998, Luật Danaharta ra đời đem lại bộ khung pháp lý rất đặc biệt cho tổ chức này. Đạo luật này cho phép Danaharta những đặc quyền mà không một tổ chức tài chính nào có thể có được trong lịch sử ngành tài chính quốc gia, đó là: Mua lại tài sản của các tổ chức tài chính; Bổ nhiệm lãnh đạo ở các tổ chức đang nợ; Và có quyền tịch

biên những tài sản thế chấp. Với mơ hình Danaharta, đã giải phóng thành cơng 70% nợ xấu.

Ơû Việt Nam, để xử lý nợ xấu Công ty quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) đã ra đời với vốn điều lệ 500 tỷ đồng và hai quyền lực đặc biệt là “được chọn nợ để mua và có quyền yêu cầu TCTD phải bán

nợ”. Với quy mô vốn nhỏ, chỉ mua những nợ xấu có tài sản đảm bảo trong khi nợ xấu của doanh nghiệp Nhà nước chiếm tỷ trọng lớn nhưng nhiều khoản nợ của doanh nghiệp Nhà nước tại các ngân hàng khơng có tài sản đảm bảo.

Do vậy, một mình VAMC khơng thể giải quyết triệt để nợ xấu cho hệ thống ngân hàng Việt Nam. Tác giả cho rằng Chính phủ cần tham khảo những kinh nghiệm về xử lý nợ xấu của các nước nói trên để có một cơ chế xử lý đồng bộ và tồn diện mới có thể xử lý triệt để được nợ xấu.

Kết luận chương 3

Những giải pháp và kiến nghị đưa ra trong chương 3 này được rút ra từ kết quả nghiên cứu trong chương 2 kết hợp với định hướng phát triển hệ thống NHTM Việt Nam đến năm 2020 và định hướng phát triển ACB đến năm 2015 và tầm nhìn năm 2020. Với những giải pháp và kiến nghị này, tác giả đã trả lời câu hỏi nghiên cứu thứ ba trong phần câu hỏi nghiên cứu “Cần những giải pháp nào để hạn chế bất cân xứng thông tin nhằm nâng cao chất lượng tín dụng cho ACB trong thời gian tới?”. Đây chỉ là một trong số rất nhiều giải pháp ACB cần để nâng cao chất lượng tín dụng trong thời gian tới. Tác giả mong rằng những giải pháp này sẽ có ích cho ban lãnh đạo ACB trong việc hồn thiện quy trình tín dụng để khắc phục những sai sót, yếu kém trong hoạt động tín dụng làm cho chất lượng tín dụng của ACB khơng chỉ tốt như trong giai đoạn 2008-2010 mà còn tốt hơn nưã. Tác giả cũng hy vọng những kiến nghị trong luận văn này sẽ được Chính phủ xem xét và ứng dụng trong thời gian tới để thúc đẩy hệ thống ngân hàng lành mạnh hơn.

KẾT LUẬN CHUNG

Bằng kiến thức và kinh nghiệm có được, tác giả đã hồn thành nghiên cứu đề tài: “Tác động của bất cân xứng thông tin đến chất lượng tín dụng của ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu”. Kết quả nghiên cứu cho thấy bất cân xứng thông tin đang hiện hữu trong quy trình tín dụng của ACB. Bên cạnh đó, chất lượng tín dụng của ACB cũng đang ngày càng xấu đi mà nguyên nhân bởi tác động đáng kể của bất cân xứng thông tin.

Kỳ vọng của tác giả là ngoài mục đích hồn thành bài luận văn này còn là ứng dụng được những giải pháp cho ACB – nơi tác giả đã và đang làm việc hơn 13 năm qua nhằm nâng cao chất lượng tín dụng cho ACB trong thời gian tới. Tuy nhiên, do hạn chế về thời gian cũng như kiến thức và kinh nghiệm nên luận văn chưa thể giải quyết được tất cả những vấn đề liên quan để có cái nhìn tồn diện hơn khi xem xét tác động của bất cân xứng thông tin đến chất lượng tín dụng. Tác giả rất mong được Q Thầy Cơ và bạn đọc góp ý để luận văn này được hồn thiện hơn.

Một phần của tài liệu Tác động của bất cân xứng thông tin đến chất lượng tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu (Trang 136 - 142)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(142 trang)
w