Định hướng phát triển ACB đến năm 2020 và tầm nhìn

Một phần của tài liệu Tác động của bất cân xứng thông tin đến chất lượng tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu (Trang 103)

1.2.1 .Chất lượng tín dụng trong ngân hàng thương mại

3.1. Định hướng phát triển ACB đến năm 2020 và tầm nhìn

tầm nhìn 2025

Chiến lược phát triển kinh tế tại Việt Nam giai đoạn 2011-2020 đã xác định đây là thời kỳ thực hiện cơng nghiệp hóa và hiện đại hóa nhằm đưa Việt Nam cơ bản trở thành một nước công nghiệp hiện đại vào năm 2020. Đây là cơ hội lớn cho ngành ngân hàng Việt Nam nói chung và ACB nói riêng.

Ngay từ lúc sơ khai, ACB đã xác định tầm nhìn là trở thành ngân hàng thương mại cổ phần bán lẻ hàng đầu Việt Nam. Với định hướng đúng đắn, kết hợp những đột phá trong đầu tư công nghệ và nguồn nhân lực, đã đưa ACB trở thành một trong số những ngân hàng thương mại cổ phần lớn trong hệ thống ngân hàng Việt Nam, được các tổ chức uy tín trong nước và thế giới công nhận là ngân hàng bán lẻ tốt nhất Việt Nam trong nhiều năm liền, được nhà nước Việt Nam trao tặng Huân chương lao động hạng III. Đó là những thành quả lớn lao dành cho toàn thể cán bộ và nhân viên ACB.

Với những thành cơng đó, việc phấn đấu đến cuối năm 2015 trở thành NHTM có trình độ tương đương với các ngân hàng trong khu vực như trong định hướng theo Quyết định số 254/QĐ-TTg ngày 01/03/2012 của Thủ tướng Chính phủ là điều ACB có thể đạt được.

Tuy nhiên, trước sự cạnh tranh gay gắt trong nội bộ ngành, nhu cầu và đòi hỏi của khách hàng về sản

phẩm tài chính ngân hàng, chất lượng dịch vụ ngày càng khắt khe, hoạt động của các doanh nghiệp trong các năm tới dự báo sẽ khó khăn hơn cũng như các thay đổi về các quy định pháp luật nói chung và lĩnh vực ngân hàng nói riêng đặc biệt là các yêu cầu về an toàn hoạt động ngân

hàng sẽ là thử thách rất lớn đối với ACB. Đặc biệt, sau vụ Nguyễn Đức Kiên - nguyên Phó Chủ tịch hội đồng quản trị, Phó Chủ tịch Hội đồng sáng lập ngân hàng ACB, Fitch đánh giá ACB vào tháng 07/2013 là có triển vọng "tiêu cực" thì khó khăn, thách thức đối với ACB lại càng gay gắt. Nhưng theo đánh giá của tác giả đây chỉ là sóng gió nhất thời mà ACB phải giải quyết và đây không phải là lần đầu tiên ACB phải đối mặt với những biến động hết sức gay cấn này. Sau những chấn động sẽ là động lực để ACB càng lớn mạnh hơn.

Để trở thành NHTM có trình độ tương đương với các ngân hàng trong khu vực, ACB cần thay đổi trên nhiều phương diện cần thiết để có thể đưa các chuẩn mực và thơng lệ quốc tế vào áp dụng trong hoạt đông quản trị, điều hành ngân hàng. Ngoài ra, ACB phảiø đưa thị phần huy động lên hơn 10% và thị phần cho vay lên 7% vào năm 2020, trong đó thị phần cho vay khách hàng doanh nghiệp là 9,4%, dư nợ cho vay đạt 149 nghìn tỷ. Đến năm 2020, ACB cần đạt quy mơ tổng tài sản 800 nghìn tỷ và lợi nhuận trước thuế từ 12 đến 13 nghìn tỷ đồng. ACB sẽ là ngân hàng được các khách hàng ưu tiên lựa chọn để thiệt lập quan hệ lâu dài và là nơi thu hút được nguồn nhân lực chất lượng cao.

3.2. Một số giải pháp hạn chế bất cân xứng thơng tin nhằm nâng cao chất lượng tín dụng cho ACB.

Trong hoạt động tín dụng, các ngân hàng thường là người có ít thơng tin về khoản vay hơn khách hàng. Do đó, để đảm bảo an tồn trong hoạt động của mình, vấn đề mấu chốt đầu tiên là bản thân các tổ chức tín dụng phải xử lý thông tin bất cân xứng để hạn

chế lựa chọn nghịch và rủi ro đạo đức nhằm cho vay đúng người đúng đối tượng và giám sát chặt chẽ để khách hàng vay vốn có hành vi đúng đắn nhằm đảm việc thu hồi cả gốc và lãi khoản tín dụng đã cấp ra.

Việc kết hợp thống kê mô tả với phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng đã cho tác giả có một cái nhìn tồn diện hơn về bất cân xứng thông tin và chất lượng tín dụng cũng như quan hệ giữa chúng tại ACB. Trên cơ sở đó, tác giả đưa ra hai nhóm giải pháp.

3.2.1. Nhóm giải pháp rút ra từ kết quả cuộc nghiên cứu nghiên cứu

Trong mục này, tác giả sẽ đưa ra 5 nhóm giải pháp sau đây:

3.2.1.1. Giải pháp nhằm hạn chế bất cân xứng thông tin trong khâu lập hồ sơ tín xứng thơng tin trong khâu lập hồ sơ tín dụng

Bất cân xứng thông tin trong khâu lập hồ sơ tín dụng càng cao thì chất lượng tín dụng càng kém là kết quả phân tích hồi quy của khâu đầu tiên trong quy trình tín dụng. Kết quả này càng tin cậy hơn khi có tới 89% số người được khảo sát đồng ý rằng lập hồ sơ tín dụng đầy đủ là rất quan trọng đối với ngân hàng và có 75% số người đồng ý rằng bất cân xứng thơng tin trong q trình lập hồ sơ tín dụng thường cao. Kết quả trên cho ta khẳng định rằng tính đầy đủ, chính xác của thơng tin thu thập được trong khâu lập hồ sơ tín dụng là rất quan trọng của một quy trình tín dụng. Nó là cơ sở, nền tảng cho các khâu tiếp theo. Vậy để hạn chế bất cân xứng thông tin trong khâu này, ACB cần:

Thứ nhất: Xây dựng chính sách tín dụng hợp lý, chặt chẽ, dễ áp dụng và thường xuyên cập nhật, bổ sung cho phù hợp với thực tiễn.

Với chính sách tín dụng hợp lý, chặt chẽ dễ áp dụng sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp cận vốn dễ dàng hơn. Điều đó sẽ làm cho khách hàng cảm thấy rằng quan hệ giữa ngân hàng và khách hàng

gần gũi nhau hơn, hạn chế được vấn đề khách hàng che dấu, bưng bít thơng tin về mình, cốâ tình làm mọi thủ thuật có thể để đạt mục đích vay vốn cũng như họ có trách nhiệm hơn với khoản tín dụng mà mình được vay. Ngồi ra, chính sách chặt chẽ sẽ hạn chế

được thái độ nhũng nhiễu, gây khó khăn của cán bộ tín dụng đối với khách hàng cũng như những móc ngoặc giữa cán bộ tín dụng và khách hàng. Khi đó trách nhiệm của khách hàng với khoản vay sẽ cao hơn và chất lượng tín dụng sẽ được đảm bảo.

Thường xuyên cập nhật, bổ sung chính sách tín dụng cũng là công việc cần thiết cho phù hợp với thực tiễn khi môi trường kinh doanh thường xuyên biến động và cạnh tranh ngày càng khốc liệt. Ngồi ra, điều chỉnh chính sách tín dụng nhằm đạt được mục tiêu cân bằng giữa tối đa hoá lợi nhuận và giảm thiểu rủi ro, đảm bảo tăng trưởng tín dụng an tồn, hiệu quả, từng bước phù hợp với thông lệ và chuẩn mực quốc tế.

Thứ hai: Quán triệt nhân viên tín dụng thu thập đầy đủ thông tin năng lực pháp lý và năng lực hành vi của khách hàng.

Cuộc khảo sát đã chỉ ra chỉ có 57% số người được khảo sát đồng ý rằng khách hàng luôn cung cấp đầy đủ thông tin năng lực pháp lý và năng lực hành vi của họ. Việc thông tin năng lực pháp lý và năng lực hành vi của khách hàng chưa được thu thập đầy đủ, lý do đầu tiên là do khách hàng chưa hợp tác tốt với nhân viên tín dụng và lý do thứ hai là quy định về thu thập thông tin này của ngân hàng chưa được thực hiện nghiêm túc. Tác giả cho rằng điều này sẽ gây rủi ro rất lớn cho khoản vay. Cho nên, ban lãnh đạo ACB cần quán triệt công tác này trong thời gian tới.

Thứ ba: Báo cáo tài chính, phương án kinh doanh và kế hoạch trả nợ là tài liệu không thể thiếu của hồ sơ tín dụng.

Báo cáo tài chính là đầu mối quan trọng để ngân hàng khai thác rất nhiều thông tin từ khách hàng nhưng chỉ có 55% số người đồng ý khách hàng luôn cung cấp đầy đủ thông tin của bảng báo cáo tài chính, 62% số người đồng

ý khách hàng luôn cung cấp đầy đủ thông tin phương án sản xuất kinh doanh và kế hoạch trả nợ cho ngân hàng trong khâu lập hồ sơ tín dụng. Chứng tỏ trong khâu này, ngân hàng đang khuyết nhiều thơng tin từ phía khách hàng. Thực tế, bất cứ doanh nghiệp nào cũng có báo cáo tài chính vậy tại sao họ không cung cấp cho ngân hàng trong hồ sơ tín dụng? Nghi vấn này cần phải làm rõ trong q trình thu thập thơng tin từ khách hàng. Còn phương án kinh doanh và kế hoạch trả nợ là bằng chứng để ngân hàng theo dõi, giám sát cũng như thực hiện những ràng buộc khác nên đây là tài liệu không thể thiếu. Tác giả cho rằng một doanh nghiệp làm ăn lành mạnh, họ sẽ không ngần ngại việc cung cấp báo cáo tài chính, phương án kinh doanh và kế hoạch trả nợ trong hồ sơ. Vì vậy, báo cáo tài chính, phương án kinh doanh và kế hoạch trả nợ là tài liệu khơng thể thiếu của hồ sơ tín dụng.

Thu thập được những thông tin đầy đủ và đáng tin cậy trong khâu lập hồ sơ tín dụng là chặng đầu tiên giúp ngân hàng sàng lọc những khách không tốt nhằm hạn chế lựa chọn nghịch và rủi ro đạo đức về sau.

3.2.1.2. Giải pháp nhằm gia tăng hiệu quả thơng tin trong khâu phân tích tín dụng thơng tin trong khâu phân tích tín dụng

Kết quả hồi quy đã chỉ ra hiệu quả thông tin trong khâu phân tích tín dụng càng chính xác thì chất lượng tín dụng càng cao. Ngoài ra, với 81% số người được khảo sát đồng ý rằng bất cân xứng thông tin làm cho phân tích tín dụng thiếu chính xác. Điều này hàm ý rằng việc thu thập đầy đủ, chính xác và kịp thời những thơng tin như năng lực pháp lý và năng lực hành vi, phương án sản xuất kinh doanh, kế hoạch trả nợ, bảng báo cáo tài chính, hồ sơ pháp lý của tài sản

6 0

đảm bảo v.v. góp phần vào tính chính xác trong khâu phân tích tín dụng.

6 0

Ngồi ra, để giảm lựa chọn nghịch do bất cân xứng thông tin gây ra cần phải gia tăng hiệu quả thông tin trong khâu phân tích tín dụng bằng cách luôn xem xét kỹ lưỡng tư cách, năng lực, hành vi và điều kiện ngành nghề của bên vay. Bên cạnh đó, đánh giá, phân tích cẩn thận các quy định của pháp luật và quy chế cho vay cũng là việc hết sức cần thiết. Nếu bộ phận phân tích tín dụng xem xét, đánh giá sơ sài những thơng tin trên thì dẫu khâu lập hồ sơ tín dụng có đầy đủ, chính xác và kịp thời đến bao nhiêu thì kết quả có được từ khâu phân tích tín dụng sẽ kém chính xác. Đó sẽ là nguyên nhân lựa chọn nghịch sẽ xảy ra. Hay nói cách khác, khâu phân này có vai trị rất lớn trong việc gia tăng hiệu quả thơng tin có được để tạo cơ sở cho khâu ra quyết định tín dụng. Vì vậy, hiệu quả thơng tin trong khâu phân tích tín dụng càng chính xác thì chất lượng tín dụng càng cao.

3.2.1.3. Giải pháp nhằm gia tăng hiệu quả thơng tin trong khâu quyết định tín dụng thơng tin trong khâu quyết định tín dụng

Quyết định tín dụng là khâu tiếp theo sau khâu phân tích tín dụng. Lý thuyết bất cân xứng thông tin cho thấy rằng lựa chọn nghịch xảy ra trước khi hợp đồng được ký. Căn cứ vào đó thì trước khi một hợp đồng tín dụng được ký, nó phải trải qua ba khâu cơ bản của quy trình tín dụng: lập hồ sơ, phân tích và quyết định tín dụng. Cả ba khâu này nếu thực hiện khơng tốt thì lựa chọn nghịch đều có thể xảy ra nhưng khâu quyết định tín dụng là khâu khó nhất vì nó nằm trong ranh dưới của việc chấp thuận hay bác bỏ một khoản vay. Nếu khâu này thực hiện khơng tốt thì khách hàng đáng được cho vay sẽ bị từ chối còn khách hàng bị từ chối lại được chấp thuận

1 1

cho vay, tức lựa chọn nghịch xảy ra ngay chính tại khâu này.

1 1

Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy rằng thông tin trong khâu quyết định tín dụng càng chính xác thì chất lượng tín dụng càng cao và ngược lại. Ngoài ra, với 54% số người được khảo sát đồng ý rằng quyết định cho vay vì bị áp lực chỉ tiêu kinh doanh, 46% đồng ý quyết định cho vay vì muốn cạnh tranh với ngân hàng khác và 35% đồng ý quyết định cho vay mặc dù khiếm khuyết tài sản đảm bảo hoặc chứng từ. Chứng tỏ quyết định tín dụng của ACB còn mang tín chủ quan, chịu chi phối từ nhiều yếu tố và không dựa trên cơ sở kết quả hai khâu trước đó. Những quyết định này đã thực hiện trái ngược với quy định mà ban lãnh đạo ACB đưa ra. Chính vì vậy, lựa chọn nghịch đã xảy ra chiếm một tỷ lệ khá cao bởi 34% số người đồng ý thỉnh thoảng quyết định cho vay đối với khách hàng không tốt, 38% số người đồng ý thỉnh thoảng quyết định từ chối cho vay đối khách hàng tốt.

Như vậy, những tác động mang tính chủ quan của ngân hàng cùng với bất cân xứng thơng tin làm cho quyết định tín dụng sai. Nên gia tăng hiệu quả thông tin trong khâu quyết định tín dụng là cần thiết để giảm hệ lụy do bất cân xứng thông tin tạo ra. Bằng cách :

Thứ nhất: Xây dựng chỉ tiêu kinh doanh phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp.

Thứ hai: Tài sản đảm bảo và chứng từ liên quan là điều kiện tiên quyết cho khoản vay.

Thứ ba: Giám sát chặt chẽ tính tuân thủ các quy định trong quy trình tín dụng của cán bộ, nhân viên bộ phận tín dụng.

3.2.1.4. Giải pháp nhằm hạn chế bất cân xứng thơng tin trong khâu giám sát tín xứng thơng tin trong khâu giám sát tín dụng

Kết quả hồi quy đã cho thấy rằng bất cân xứng thông tin trong khâu giám sát tín dụng càng cao chất lượng tín dụng càng kém. Kết quả này được hỗ trợ trong phân tích ở phần 2.2.4. qua đó cho tác giả kết luận rằng khâu giám sát tín dụng tại ACB chưa hiệu quả. Để cải thiện tình trạng này, ACB cần:

Thứ nhất: Cần giám sát thường xuyên dòng tiền, kế hoạch trả lương, giá trị hàng tồn kho của khách hàng.

Những biến động của dòng tiền, kế hoạch trả lương, giá trị hàng tồn kho của khách hàng sẽ ảnh hưởng tới khả năng hoàn trả nợ ngân hàng của khách hàng.

Tiền lương có tác dụng bù đắp lại sức lao động cho người lao động. Đồng thời, nó cũng có tác dụng to lớn trong động viên khuyến khích người lao động yên tâm làm việc. Người lao động chỉ có thể yên tâm làm việc khi hàng tháng họ nhận được khoản thu nhập do chính cơng sức họ bỏ ra. Sự trì hoãn trả lương sẽ ảnh hưởng lớn đến tinh thần làm việc của nhân viên. Chính vai trị to lớn của nó nên tiền lương là chi phí được ưu tiên chi trả hàng đầu cho dù doanh nghiệp đang nợ chồng chất. Việc kéo dài lịch trả lương hay trì hỗn trả lương là dấu hiệu chứng tỏ doanh nghiệp đang gặp khó khăn tài chính. Trong tình trạng đó, khả năng thanh tốn khơng đúng hạn cho ngân hàng có khả năng xảy ra.

Cịn giá trị hàng tồn kho cũng phản ánh tình hình SXKD của doanh nghiệp, qua đó cho ta thấy thực

trạng tài chính của tổ chức đó như thế nào. Nếu giá trị hàng tồn kho không ngừng tăng, khi xét thấy đó khơng phải là tích trữ nhằm mục đích thời vụ thì ngun nhân chính là tình hình tiêu thụ sản phẩm

của doanh nghiệp đang có vấn đề. Vì vậy, kế hoạch trả nợ cho ngân hàng cũng sẽ bị ảnh hưởng.

Thứ hai: Cần theo dõi thường xuyên biến động của cổ phiếu khách hàng và có biện pháp xử lý kịp thời khi nó biến động bất lợi.

Thị trường chứng khoán là hàn thử biểu của nền kinh tế. Và giá của mỗi cổ phiếu sẽ phản ánh đúng hiệu quả kinh doanh của tổ chức niêm yết đó ngồi lý do bất cân xứng thông tin do rị rỉ thơng tin,

Một phần của tài liệu Tác động của bất cân xứng thông tin đến chất lượng tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu (Trang 103)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(142 trang)
w