Giải pháp nhằm gia tăng hiệu quả thông tin trong

Một phần của tài liệu Tác động của bất cân xứng thông tin đến chất lượng tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu (Trang 111 - 122)

1.2.1 .Chất lượng tín dụng trong ngân hàng thương mại

2025

3.2.1. Nhóm giải pháp rút ra từ kết quả cuộc nghiên

3.2.1.2. Giải pháp nhằm gia tăng hiệu quả thông tin trong

thơng tin trong khâu phân tích tín dụng

Kết quả hồi quy đã chỉ ra hiệu quả thông tin trong khâu phân tích tín dụng càng chính xác thì chất lượng tín dụng càng cao. Ngồi ra, với 81% số người được khảo sát đồng ý rằng bất cân xứng thông tin làm cho phân tích tín dụng thiếu chính xác. Điều này hàm ý rằng việc thu thập đầy đủ, chính xác và kịp thời những thông tin như năng lực pháp lý và năng lực hành vi, phương án sản xuất kinh doanh, kế hoạch trả nợ, bảng báo cáo tài chính, hồ sơ pháp lý của tài sản

6 0

đảm bảo v.v. góp phần vào tính chính xác trong khâu phân tích tín dụng.

6 0

Ngồi ra, để giảm lựa chọn nghịch do bất cân xứng thông tin gây ra cần phải gia tăng hiệu quả thông tin trong khâu phân tích tín dụng bằng cách luôn xem xét kỹ lưỡng tư cách, năng lực, hành vi và điều kiện ngành nghề của bên vay. Bên cạnh đó, đánh giá, phân tích cẩn thận các quy định của pháp luật và quy chế cho vay cũng là việc hết sức cần thiết. Nếu bộ phận phân tích tín dụng xem xét, đánh giá sơ sài những thông tin trên thì dẫu khâu lập hồ sơ tín dụng có đầy đủ, chính xác và kịp thời đến bao nhiêu thì kết quả có được từ khâu phân tích tín dụng sẽ kém chính xác. Đó sẽ là ngun nhân lựa chọn nghịch sẽ xảy ra. Hay nói cách khác, khâu phân này có vai trị rất lớn trong việc gia tăng hiệu quả thơng tin có được để tạo cơ sở cho khâu ra quyết định tín dụng. Vì vậy, hiệu quả thơng tin trong khâu phân tích tín dụng càng chính xác thì chất lượng tín dụng càng cao.

3.2.1.3. Giải pháp nhằm gia tăng hiệu quả thông tin trong khâu quyết định tín dụng thơng tin trong khâu quyết định tín dụng

Quyết định tín dụng là khâu tiếp theo sau khâu phân tích tín dụng. Lý thuyết bất cân xứng thông tin cho thấy rằng lựa chọn nghịch xảy ra trước khi hợp đồng được ký. Căn cứ vào đó thì trước khi một hợp đồng tín dụng được ký, nó phải trải qua ba khâu cơ bản của quy trình tín dụng: lập hồ sơ, phân tích và quyết định tín dụng. Cả ba khâu này nếu thực hiện không tốt thì lựa chọn nghịch đều có thể xảy ra nhưng khâu quyết định tín dụng là khâu khó nhất vì nó nằm trong ranh dưới của việc chấp thuận hay bác bỏ một khoản vay. Nếu khâu này thực hiện khơng tốt thì khách hàng đáng được cho vay sẽ bị từ chối còn khách hàng bị từ chối lại được chấp thuận

1 1

cho vay, tức lựa chọn nghịch xảy ra ngay chính tại khâu này.

1 1

Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy rằng thông tin trong khâu quyết định tín dụng càng chính xác thì chất lượng tín dụng càng cao và ngược lại. Ngoài ra, với 54% số người được khảo sát đồng ý rằng quyết định cho vay vì bị áp lực chỉ tiêu kinh doanh, 46% đồng ý quyết định cho vay vì muốn cạnh tranh với ngân hàng khác và 35% đồng ý quyết định cho vay mặc dù khiếm khuyết tài sản đảm bảo hoặc chứng từ. Chứng tỏ quyết định tín dụng của ACB cịn mang tín chủ quan, chịu chi phối từ nhiều yếu tố và không dựa trên cơ sở kết quả hai khâu trước đó. Những quyết định này đã thực hiện trái ngược với quy định mà ban lãnh đạo ACB đưa ra. Chính vì vậy, lựa chọn nghịch đã xảy ra chiếm một tỷ lệ khá cao bởi 34% số người đồng ý thỉnh thoảng quyết định cho vay đối với khách hàng không tốt, 38% số người đồng ý thỉnh thoảng quyết định từ chối cho vay đối khách hàng tốt.

Như vậy, những tác động mang tính chủ quan của ngân hàng cùng với bất cân xứng thông tin làm cho quyết định tín dụng sai. Nên gia tăng hiệu quả thơng tin trong khâu quyết định tín dụng là cần thiết để giảm hệ lụy do bất cân xứng thông tin tạo ra. Bằng cách :

Thứ nhất: Xây dựng chỉ tiêu kinh doanh phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp.

Thứ hai: Tài sản đảm bảo và chứng từ liên quan là điều kiện tiên quyết cho khoản vay.

Thứ ba: Giám sát chặt chẽ tính tuân thủ các quy định trong quy trình tín dụng của cán bộ, nhân viên bộ phận tín dụng.

3.2.1.4. Giải pháp nhằm hạn chế bất cân xứng thông tin trong khâu giám sát tín xứng thơng tin trong khâu giám sát tín dụng

Kết quả hồi quy đã cho thấy rằng bất cân xứng thông tin trong khâu giám sát tín dụng càng cao chất lượng tín dụng càng kém. Kết quả này được hỗ trợ trong phân tích ở phần 2.2.4. qua đó cho tác giả kết luận rằng khâu giám sát tín dụng tại ACB chưa hiệu quả. Để cải thiện tình trạng này, ACB cần:

Thứ nhất: Cần giám sát thường xuyên dòng tiền, kế hoạch trả lương, giá trị hàng tồn kho của khách hàng.

Những biến động của dòng tiền, kế hoạch trả lương, giá trị hàng tồn kho của khách hàng sẽ ảnh hưởng tới khả năng hoàn trả nợ ngân hàng của khách hàng.

Tiền lương có tác dụng bù đắp lại sức lao động cho người lao động. Đồng thời, nó cũng có tác dụng to lớn trong động viên khuyến khích người lao động yên tâm làm việc. Người lao động chỉ có thể yên tâm làm việc khi hàng tháng họ nhận được khoản thu nhập do chính cơng sức họ bỏ ra. Sự trì hỗn trả lương sẽ ảnh hưởng lớn đến tinh thần làm việc của nhân viên. Chính vai trị to lớn của nó nên tiền lương là chi phí được ưu tiên chi trả hàng đầu cho dù doanh nghiệp đang nợ chồng chất. Việc kéo dài lịch trả lương hay trì hỗn trả lương là dấu hiệu chứng tỏ doanh nghiệp đang gặp khó khăn tài chính. Trong tình trạng đó, khả năng thanh tốn khơng đúng hạn cho ngân hàng có khả năng xảy ra.

Cịn giá trị hàng tồn kho cũng phản ánh tình hình SXKD của doanh nghiệp, qua đó cho ta thấy thực

trạng tài chính của tổ chức đó như thế nào. Nếu giá trị hàng tồn kho không ngừng tăng, khi xét thấy đó khơng phải là tích trữ nhằm mục đích thời vụ thì ngun nhân chính là tình hình tiêu thụ sản phẩm

của doanh nghiệp đang có vấn đề. Vì vậy, kế hoạch trả nợ cho ngân hàng cũng sẽ bị ảnh hưởng.

Thứ hai: Cần theo dõi thường xuyên biến động của cổ phiếu khách hàng và có biện pháp xử lý kịp thời khi nó biến động bất lợi.

Thị trường chứng khoán là hàn thử biểu của nền kinh tế. Và giá của mỗi cổ phiếu sẽ phản ánh đúng hiệu quả kinh doanh của tổ chức niêm yết đó ngồi lý do bất cân xứng thông tin do rị rỉ thơng tin, giao dịch nội gián; hiện tượng lừa đảo, gian lận, tung tin đồn thất thiệt; làm giá, thao túng chứng khoán; thông tin công bố chưa kịp thời và không đầy đủ v.v. Cho nên, theo dõi thường xuyên biến động của cổ phiếu là cần thiết cho ngân hàng trong quá trình giám sát các khoản vay.

Thứ ba: Tài sản đảm bảo cần phải đánh giá định kỳ và đánh giá kịp thời khi bị ảnh hưởng của các yếu tố bất thường.

Để bảo đảm an tồn tín dụng trong giai đoạn hiện nay thì các biện pháp an toàn và nâng cao chất lượng tín dụng vẫn là tiêu chí quan trọng để tăng năng lực tài chính của NHTM. Với nhận thức đó, biện pháp TSBĐ trong cho vay hiện nay cần được coi trọng và đánh giá đúng mức để phịng ngừa rủi ro tín dụng. Và giải pháp siết chặt điều kiện TSBĐ là lựa chọn phù hợp nhất vì: tình hình thị trường bất động sản đang chìm lắng, giá bất động sản có xu hướng giảm thấp, tính thanh khoản kém; sử dụng điều kiện TSBĐ siết chặt như một hàng rào sàng lọc khách hàng xấu từ các NHTM khác.

Tuy nhiên, tài sản đảm bảo lại ảnh hưởng môi trường tự nhiên (bão, lũ, hạn hạn …), môi trường kinh tế (lạm phát, suy thối,…) và mơi trường xã hội nên giá trị của nó sẽ suy giảm so với thời điểm ký kết hợp đồng tín dụng. Kết quả cuộc khảo sát chỉ có 54% số người đồng ý đánh giá định kỳ tài sản đảm bảo

được tuân thủ đầy đủ, 56% đồng ý các yếu tố bất thường ảnh hưởng giá trị tài sản đảm bảo luôn được đánh giá kịp thời.Vì vậy, đánh giá định kỳ và đánh giá kịp thời khi bị ảnh hưởng của các yếu tố bất thường đối với tài sản đảm bảo là yêu cầu cần phải quán triệt trong hoạt động tín dụng đối với ACB cần được siết chặt và nghiêm ngặt hơn nữa trong thời gian tới.

Thứ tư: Tăng cường giám sát tín dụng khi nền kinh tế có những biểu hiện đi xuống, nghề kinh doanh xuất hiện những thông tin bất lợi ảnh hưởng đến tình hình SXKD của khách hàng.

Con số 62% số người được khảo sát đồng ý rằng tăng cường kiểm tra tín dụng khi nền kinh tế có những biểu hiện đi xuống, nghề kinh doanh xuất hiện những thông tin bất lợi ảnh hưởng đến tình hình SXKD của khách hàng chứng tỏ việc giám sát các khoản vay dựa trên sự tác động của các nhân tố môi trường ở ACB chưa được coi trọng.

Thực tế cho thấy, các nhân tố môi trường đã tác động khơng nhỏ tới tình hình SXKD của các doanh nghiệp. Minh chứng cho điều này là ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu năm 2009. Trước khủng hoảng kinh tế, tổng mức hàng hóa bán lẻ và dịch vụ tăng tới 31%, song khi thị trường xuất khẩu bị thu hẹp, tăng trưởng kinh tế giảm, đời sống người dân khó khăn, tốc độ tăng của chỉ tiêu này liên tục giảm từ năm 2010 đến nay, phản ánh sức cầu ngày càng đi xuống. Điều này lại làm cho cho sản xuất công nghiệp lao đao, tồn kho lớn. Trong khi đó, nguồn vốn chủ yếu để các tồn tại và phát triển vẫn là vốn vay từ ngân hàng. Khi doanh nghiệp lao đao thì tất

yếu các khoản nợ ngân hàng sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Do vậy, ACB cần chú trọng hơn nữa trong việc điều hành giám sát nhân viên thuộc bộ phận tín dụng để họ giám sát các khoản vay có hiệu quả hơn thơng qua công tác theo dõi và phản ứng kịp thời trước tác động của các

nhân tố mơi trường, để từ đó có những biện pháp nhằm hạn chế tối đa rủi ro tín dụng có thể xảy ra.

Một phần của tài liệu Tác động của bất cân xứng thông tin đến chất lượng tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu (Trang 111 - 122)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(142 trang)
w