Giới thiệu chung trường Đại học Ngoại thương

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Đánh giá sự hài lòng của sinh viên về chất lượng dịch vụ phục vụ sinh viên tại Trường Đại học Ngoại thương (Trang 55)

3.1.1. Lịch sử hình thành và quá trình phát triển

3.1.1.1. Lịch sử hình thành

Trường Đại học Ngoại thương (tên gọi quốc tế: Foreign Trade University, viết tắt: FTU, còn được gọi vắn tắt là: Ngoại thương) là trường đại học công lập của Việt Nam, trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, trụ sở tại số 91 phố Chùa Láng, phường Láng Thượng, quận Đống Đa, thủ đô Hà Nội. Ngoại thương là một trường đại học trải qua lịch sử Việt Nam thời hiện đại trong nhiều giai đoạn và thời kỳ, ảnh hưởng sâu sắc và toàn diện về cả kinh tế và xã hội đất nước. Trường ra đời năm 1960 từ khởi nguồn tiền thân là một bộ môn thuộc Trường Đại học Kinh tế – Tài chính do Bộ Ngoại giao trực tiếp quản lý, tập trung vào kinh tế và tài chính, tích hợp cùng Trường Đại học Kinh tế Quốc dân; được chính thức tách ra với tên gọi ban đầu là Trường Cán bộ Ngoại giao – Ngoại thương năm 1962, tích hợp cùng Học viện Ngoại giao. Năm 1967, trường Ngoại thương chính thức được thành lập thuộc Bộ Ngoại thương, rồi chuyển sang Bộ Đại học và Trung học Chuyên nghiệp năm 1985, tái thiết trở thành Bộ Giáo dục và Đào tạo từ năm 1984 cho đến ngày nay.

Trường Đại học Ngoại thương có ba cơ sở, ngồi trụ sở ở thủ đô Hà Nội là Trường Đại học Ngoại thương cơ sở II tại Thành phố Hồ Chí Minh và cơ sở Quảng Ninh ở thành phố ng Bí, tỉnh Quảng Ninh. Trường tập trung đào tạo các lĩnh vực về kinh tế bao gồm kinh tế đối ngoại, kinh doanh quốc tế, thương mại quốc tế, hợp tác kinh tế quốc tế, quản trị cùng các mảng khác như tài chính, ngân hàng, kế tốn, kiểm tốn, luật quốc tế và ngoại ngữ đa dạng; đồng thời dàn trải đào tạo cử nhân, thạc sĩ, nghiên cứu sinh khoa học, tiến sĩ. Trường được đánh giá là đại học đứng đầu Việt Nam về đào tạo ngành kinh tế, một trong những trường xuất sắc nhất đất nước, và cũng là một trong những đơn vị sự nghiệp công lập tự chủ về ngân sách giáo dục đầu tiên. Bên cạnh đó, Trường Đại học Ngoại thương là một ngơi trường nổi tiếng bậc nhất Việt Nam ở cả trong nước và ngoài nước trên phương diện hoạt động xã hội,

cộng đồng và đội ngũ thanh niên, sinh viên; với việc tuyển sinh học sinh ưu tú hàng đầu cả nước, sở hữu phong trào giới trẻ nổi bật và nhiều các sinh viên, cựu sinh viên nổi tiếng về cả chính trị, kinh tế, khoa học, văn hóa và giải trí.

Từ thế kỷ XXI, trong thời kỳ đổi mới, Việt Nam bước vào công cuộc biến chuyển đất nước, tập trung phát triển kinh tế, giữ vững ổn định xã hội. Người ngoại thương thế hệ mới dần thể hiện vai trị và sức ảnh hưởng mạnh mẽ của mình. Với tư cách ban đầu là trường kinh tế, Trường Đại học Ngoại thương mở rộng đào tạo đa phương diện, hướng tới kinh tế, xã hội, cơng nghệ tồn cầu hóa, quan hệ kinh tế quốc tế; không ngừng thu hút và thúc đẩy nguồn nhân lực trong mục tiêu trở thành một tổ chức giáo dục tầm cỡ khu vực và thế giới.

3.1.1.2. Quá trình phát triển

a. Về cơ sở vật chất

Thành lập vào những năm 1960, từ những khó khăn ban đầu, Trường Đại học Ngoại thương đã và đang ngày càng mở rộng và phát triển. Trường Đại học Ngoại thương trụ sở chính đặt tại số 91 phố Chùa Láng, phường Láng Thượng, quận Đống Đa, thủ đô Hà Nội. Trên cơ sở khn viên có từ lúc thành lập là Trường Cán bộ Ngoại giao – Ngoại thương rộng 4,0 hecta, tách ra thành hai trường, trường Ngoại thương ở khu đất nhỏ, chỉ rộng 2,73 hecta, tương ứng với 27.300 m². Khn viên trường theo dạng hình chữ nhật, ban đầu chỉ có một khu nhà dạy học và một số nơi tạm trú cho giảng viên, sinh viên. Năm 1985, sảnh nhà B được xây dựng với thiết kế năm tầng cổ điển, phổ biến cho dạng nhà vuông vức ở Hà Nội. Với nền tảng là khu ban đầu, nhà B hiện tiếp tục là vị trí phục vụ giảng dạy, trụ sở của một số khoa, Đồn thanh niên, Hội sinh viên, Phịng Y tế, văn phòng phục vụ giáo dục như Phòng Thực hành pháp luật, Không gian sáng tạo số FTU -MB Digital Hub.

Đến thời hiện đại, khuôn viên Trường Đại học Ngoại thương dần dần được mở rộng, lấp kín tồn bộ diện tích trường. Ngày 09 tháng 09 năm 2009, trường tổ chức khai giảng năm học 2009 – 2010, đồng thời khánh thành tòa nhà đa năng (nhà A) phục vụ học tập và làm việc của với tổng diện tích sàn 11.000 m², cao 12 tầng. Tổng mức đầu tư là 103 tỷ đồng, trong đó ngân sách nhà nước là 50%, ngân sách của

trường chiếm 50%. Nhà A gồm 32 giảng đường, 12 phòng làm việc được trang bị thiết bị giảng dạy hiện đại theo hướng quốc tế, đồng thời phục vụ chương trình giảng dạy tham khảo từ nước ngồi. Từ đây, nhà A và nhà B với vị trí đối diện nhau qua một khu vực mở rộng ở trung tâm trường trở thành hai tòa nhà giảng dạy chủ yếu của Trường Đại học Ngoại thương. Nhà A là tòa nhà chủ chốt của trường, nơi đặt trụ sở ban giám hiệu cùng cơ quan tổ chức, một số phòng ban, khoa, bộ phận kết hợp và liên kết quốc tế.

Bên cạnh đó, khn viên trường hiện bao gồm các tịa nhà D, E, F, G, H; VJCC; Ký túc xá 4 tầng, 7 tầng, nhà thể dục thể thao và các khu vực khác phục vụ dịch vụ an ninh, sinh hoạt và giảng dạy. Tòa nhà VJCC cao ba tầng phục vụ hoạt động nghiên cứu hợp tác quốc tế, được xây dựng dựa trên nguồn vốn viện trợ của Chính phủ Nhật Bản, khánh thánh năm 2001; tương tự là nhà D cao hai tầng ban đầu là nơi tổ chức các sự kiện, tòa nhà họp chung, hội trường của trường, còn được gọi là Universal House từ năm 2020, được hỗ trợ bởi ký kết hợp tác giữa trường và Tổ chức Xúc tiến quốc tế hoá Nhật Bản (JAPI) trong việc xây dựng. Năm 2021, nhà D tức FTU – JAPI Universal House là không gian trao đổi quốc tế về học tập, văn hố, khơng gian sáng tạo cũng như tiếp cận với tổ chức doanh nghiệp trong nước và quốc tế của sinh viên Trường Đại học Ngoại thương . Khu nhà E, F và G được phân phối phục vụ giảng dạy, trong đó nhà F là nơi đặt trụ sở một số cơ quan hợp tác, Trung tâm Hỗ trợ sinh viên, Trung tâm ươm tạo và sáng tạo, FTU Shop, FTU Photocopy; nhà H còn được gọi là Nhà sinh viên, nơi tập trung của hoạt động sinh viên và đại đa số các câu lạc bộ sinh viên ngoại thương; nhà G đồng thời là thư viện của trường, nơi cung cấp dịch vụ sách, học trực tuyến, học công nghệ thông tin. Cạnh nhà G là nhà thể dục thể thao hay còn gọi là Nhà tập thể chất FTU, phục vụ việc giảng dạy các bộ môn thể dục cũng như hoạt động thể thao thường xuyên của giảng viên, sinh viên và thành viên câu lạc bộ.

Những tòa nhà còn lại ở trụ sở Hà Nội đồng thời đều được tích hợp để hỗ trợ sinh viên, bao gồm hai tịa nhà ký túc xá sinh viên, căn tin, khơng gian tự học Study space. Tòa ký túc xá bảy tầng ở cạnh cửa trường dành cho sinh viên năm nhất, đồng thời đây cũng bao gồm phòng học cho sinh viên; ký túc xá bốn tầng ở phía sau trường

dành cho sinh viên năm thứ hai và sinh viên du học Việt Nam, chủ yếu là sinh viên Lào và Campuchia. Trong khu vực trường, Trường Đại học Ngoại thương hợp tác với một số đối tác bên ngồi về việc sử dụng vị trí để xây dựng các cơ sở dịch vụ như quán ăn, tiệm cà phê và thư giãn như FTU Coffee and Bar Rooftop ở tầng 13 của nhà A, đi vào hoạt động từ năm 2021.

Trường Đại học Ngoại thương có hai cơ sở ở Thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Quảng Ninh. FTU cơ sở II đặt tại số 15, Đường D5, Phường 25, quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh. Ban đầu do chưa có cơ sở vật chất riêng phục vụ công tác giảng dạy và học tập, Cơ sở II đã thuê cơ sở vật chất của Trường Cao đẳng Kinh tế đối ngoại, sau đó trường dần dần đã có được cơ sở vật chất mới phục vụ giảng dạy và học tập. Với diện tích khn viên gần 5.000 m², cơ sở vật chất hiện tại về cơ bản đáp ứng được nhu cầu của việc dạy và học trong thời điểm hiện nay. Nhiều phòng học và phòng chức năng khác được trang bị các thiết bị giảng dạy hiện đại. Trong khuôn viên Cơ sở II, hai sảnh A và B là khu vực giảng dạy chính thức cũng như chủ yếu của trường, đồng thời là trụ sở ban giám hiệu cùng các khoa, phịng ban quản lý. Bên cạnh đó là phân viện VJCC cơ sở Thành phố Hồ Chí Minh, đều được hỗ sợ xây dựng bởi nguồn vốn từ Chính phủ Nhật Bản như viện ở trụ sở Hà Nội.

Cơ sở Quảng Ninh của Trường Đại học Ngoại thương đặt tại số 260 đường Bạch Đằng, phường Nam Khê, thành phố ng Bí, tỉnh Quảng Ninh. Cơ sở Quảng Ninh xây dựng ở vùng địa phương với khn viên rộng rãi gồm đầy đủ các tịa nhà giảng đường, ký túc xá, thư viện, hệ thống điện nước, hội trường, được tỉnh Quảng Ninh hỗ trợ trang bị thêm trang thiết bị phục vụ giảng dạy, tăng cường cơ sở vật chất cho hoạt động thể dục thể thao.Cụ thể, cơ sở Quảng Ninh có các khu nhà A là nhà hiệu bộ, nhà B là các phòng học cho sinh viên, nhà C là thư viện, nhà H là hội trường, nhà G là nhà ở giáo viên, nhà K là ký túc xá. Xung quanh trường có sân bóng đá, sân cầu lơng, bóng chuyền, sân chơi bóng rổ, nhà đa năng, có khn viên rộng lớn và thoáng mát, tạo điều kiện cho sinh viên chơi thể thao và sinh hoạt câu lạc bộ.

b. Về nhân sự

viên cơ hữu, trong đó có 01 giáo sư, 40 phó giáo sư, 161 tiến sĩ, 364 thạc sĩ và các trình độ khác.

c. Về quy mô đào tạo

Năm học 2019-2020, Trường Đại học Ngoại thương đào tạo 58 tiến sĩ, 918 thạc sĩ, 14789 sinh viên chính quy, tăng về quy mơ so với 112 tiến sĩ, 890 thạc sĩ, 14475 sinh viên chính quy năm học 2018-2019.

Trường Đại học Ngoại thương là trường đại học cơng lập có mục tiêu và nỗ lực đào tạo nhân tài nhằm cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao trong các lĩnh vực kinh tế, kinh doanh; quản trị kinh doanh; tài chính – ngân hàng, luật, công nghệ và ngoại ngữ. Lĩnh vực kinh tế đào tạo các chuyên ngành Kinh tế đối ngoại, Thương mại quốc tế, Kinh tế quốc tế, Kinh tế và phát triển quốc tế. Đây là lĩnh vực chủ lực ngoại thương trong nhiều năm của lịch sử trường cũng như lịch sử giáo dục Việt Nam thời hiện đại; việc đào tạo kinh tế xoay quanh hợp tác quốc tế, tồn cầu hóa, xây dựng đầy đủ nội dung giảng dạy từ toàn diện cho đến cụ thể, hướng dẫn cho sinh viên nhiều khía cạnh ngoại thương thời đại mới như logistic, vận tải, chuỗi cung ứng, giao dịch, đầu tư, truyền thông và markếting, bên cạnh đó là kỹ năng lãnh đạo, văn hóa kinh doanh, đàm phán và xử lý xung đột, hướng tới đào tạo sinh viên tự chủ và sở hữu các kỹ năng phục vụ ngoại thương. Lĩnh vực kinh doanh và quản trị có các chuyên ngành Quản trị kinh doanh quốc tế, Kinh doanh quốc tế, Logistics và quản lý chuỗi cung ứng theo định hướng nghề nghiệp quốc tế. Các chuyên ngành này đi vào đào tạo cụ thể hoạt động kinh doanh và quản trị kinh doanh thuộc mơi trường tồn cầu, trong đó kinh doanh được xây dựng cho đa ngành nghề, liên kết với một số nền kinh doanh đẳng cấp cao như Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland, kinh doanh Nhật Bản; quản trị xây dựng theo các khía cạnh quản lý doanh nghiệp từ nhân lực, tác nghiệp cho đến quan hệ công chúng, thương hiệu, dịch vụ hay bán lẻ, tất cả hướng tới mục tiêu đào tạo sinh viên tốt nghiệp đủ điều kiện để bắt đầu sự nghiệp tại các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế lớn, đa quốc gia.

Trường Đại học Ngoại thương đào tạo lĩnh vực tài chính với các chun ngành Kế tốn – Kiểm toán, Kế toán – Kiểm tốn định hướng nghề nghiệp ACCA, Tài chính

quốc tế, Phân tích và đầu tư tài chính, và Ngân hàng. Lĩnh vực này tập trung giảng dạy kỹ năng đo lường, xử lý và truyền đạt thơng tin tài chính, kiểm sốt đo lượng thực thể kinh tế, phân tích vốn đầu tư, chính sách tư vấn, trực tiếp tiến hành và bảo đảm đầu tư cho doanh nghiệp, ngân hàng và cả thị trường tài chính. Từ năm 2012, trường mở thêm ngành pháp luật với chuyên ngành Luật Thương mại quốc tế và Luật Kinh doanh quốc tế. Lĩnh vực này bao gồm cả công pháp quốc tế và tư pháp quốc tế, nghiên cứu mối quan hệ giữa các quốc gia, tổ chức, đặc biệt mối quan hệ giữa kinh tế và vị thế Việt Nam trong trường quốc tế, cùng với pháp luật về các pháp nhân, cá nhân trong môi trường kinh tế đối ngoại, thương mại quốc tế.

Về lĩnh vực ngoại ngữ, Ngoại thương đào tạo ngoại ngữ thương mại gồm các chuyên ngành Tiếng Anh thương mại, Tiếng Pháp thương mại, Tiếng Trung thương mại và Tiếng Nhật thương mại. Các ngành này đều giảng dạy về kỹ năng cơ bản của một người ngoại thương như giao dịch, vận tải, thư tín, hợp đồng văn hóa và đặc biệt là phiên dịch thương mại đối với ngôn ngữ; tập trung đáp ứng việc sinh viên đủ điều kiện để bắt đầu sự nghiệp ở môi trường của quốc gia mà ngôn ngữ hướng đến, với tiếng Anh thơng dụng tồn thế giới và một số đối tác đặc biệt của Trường Đại học Ngoại thương là Trung Quốc và nhất là Nhật Bản. Bên cạnh đó, trường duy trì bộ mơn tiếng Nga từ thời cộng đồng các nước xã hội chủ nghĩa qua nhiều giai đoạn. Trường cũng nổi danh là một tổ chức giáo dục đào tạo xuất sắc về mặt ngoại ngữ từ kỷ nguyên Đổi Mới ban đầu, nổi tiếng là nơi mà các sinh viên đều thành thạo ngoại ngữ.

d. Về hợp tác quốc tế

Trường Đại học Ngoại thương đẩy mạnh hoạt động hợp tác giáo dục quốc tế, giữ vai trò quan trọng đối với việc xây dựng và phát triển trường, đặc biệt trong điều kiện tồn cầu hóa về giáo dục hiện nay. Nhiệm vụ chính của hợp tác quốc tế là xây dựng và phát triển sự hợp tác nhiều mặt giữa nhà trường với các đối tác nhằm phục vụ cho hoạt động giảng dạy, học tập và nghiên cứu khoa học. Nhận thức được tầm quan trọng của hội nhập quốc tế với sự phát triển của trường trong thời kỳ đổi mới, Trường Đại học Ngoại thương đã chủ trương đẩy mạnh và đa dạng hóa các hoạt động hợp tác quốc tế, tích cực gia nhập mạng lưới quốc tế về giáo dục đại học, nhằm mục

đích trở thành trường đại học được công nhận trên phạm vi quốc tế. Trên phương diện toàn cầu, trường tham gia khối Global network khắp châu Á, Liên minh châu Âu, châu Mỹ, châu Úc.

Hợp tác giáo dục quốc tế được thể hiện trên ba vấn đề, gồm: liên kết giảng dạy, liên kết khoa học và trao đổi sinh viên. Với liên kết giảng dạy, Trường Đại học Ngoại thương và một số trường cùng mở thêm chuyên ngành đào tạo, cấp bằng đại học cả hai bên, trong nước và quốc tế. Bậc cử nhân có các chuyên ngành liên kết là Quản trị Kinh doanh quốc tế Việt – Hàn, giảng dạy bằng tiếng anh được Trường Kinh doanh Quốc tế SolBridge, Hàn Quốc công nhận; Quản trị Kinh doanh chuyên ngành Báo

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Đánh giá sự hài lòng của sinh viên về chất lượng dịch vụ phục vụ sinh viên tại Trường Đại học Ngoại thương (Trang 55)