Mục đích chính của nghiên cứu là xác định các thành phần tác động vào sự hài lòng của sinh viên về chất lượng dịch vụ phục vụ sinh viên trường Đại học Ngoại thương.
Mơ hình lý thuyết được xây dựng dựa trên cơ sở lý thuyết về chất lượng dịch vụ, sự hài lòng của sinh viên và các thành phần tác động vào sự hài lịng (Mơ hình chất lượng SERVPERF) (J,Joseph Cronin,Jr.& Steven A.Taylor (1992)).
Phương pháp nghiên cứu được sử dụng để kiểm định mơ hình đã đưa ra bao gồm 2 bước chính: Nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức.
Nghiên cứu sơ bộ sử dụng phương pháp định tính thơng qua phương pháp thảo luận nhóm. Nghiên cứu chính thức được thực hiện bằng phương pháp định lượng thông qua bảng câu hỏi khảo sát, tổng số phiếu khảo sát thu được là 220 phiếu. Cả 2 phương pháp trên đều được thực hiện tại trường Đại học Ngoại thương, đối tượng nghiên cứu là sinh viên các sinh viên thuộc các hệ đào tạo khác nhau đang theo học tại trường.
Kết quả nghiên cứu được sử dụng để đánh giá các thành phần tác động vào sự hài lòng của sinh viên thông qua việc đánh giá thang đo Cronbaeh’s Alpha để đảm bảo tiêu chuẩn thang đo phù hợp và phân tích nhân tố khám phá EFA, sau đó ta tiến hành kiểm định mơ hình lý thuyết và các giả thiết thơng qua phân tích hồi quy và kiểm định Independent Sample T-test và kiểm định mức độ hài lòng của các nhân tố
so với mức hài lịng trung bình của cả nhóm nhân tố, dựa vào kết quả này tác giả cũng đề ra những gợi ý chính sách nâng cao chất lượng dịch vụ phục vụ sinh viên.
Qua kết quả nghiên cứu rút ra được mơ hình sự hài lịng của sinh viên
SỰ HÀI LÒNG = 0,292*KTX + 0,261*CANTEEN + 0,249*TONGTHE + 0,238*THUVIEN+ 0,199*PHOTO
Trong đó chịu tác động nhiều nhất là Dịch vụ ký túc xá (hệ số beta = 0.292) và cuối cùng là dịch vụ Photo (hệ số beta = 0,199).
Dựa vào kết quả kiểm định mơ hình này là cơ sở để các nhà quản lý đề ra các giải pháp nâng cao hiệu quả trong hoạt động cung cấp dịch vụ dành cho sinh viên, nhằm thỏa mãn hơn nữa sự hài lòng của sinh viên về chất lượng dịch vụ tại trường