Rút ra những bài học kinh nghiệm lịch sử và vận dụng những kinh nghiệm đó vào hiện thực

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU THAM KHẢO LỊCH sử ĐẢNG tập bài GIẢNG PHƯƠNG PHÁP bộ môn LỊCH sử ĐẢNG CỘNG sản VIỆT NAM SAU đại học (Trang 59 - 62)

- Tài liệu tham khảo khụng bắt buộc

1 Phơng pháp Mác-xít Lêninít nghiên cứu lịch sử Đảng, Nxb Sách Giáo khoa Mác-Lênin,

2.2. Rút ra những bài học kinh nghiệm lịch sử và vận dụng những kinh nghiệm đó vào hiện thực

vận dụng những kinh nghiệm đó vào hiện thực

Dựng lại bức tranh chân thực của lịch sử không những để chúng ta hiểu rõ lịch sử, mà còn giúp chúng ta từng bớc tổng kết rút ra những bài học kinh nghiệm lịch sử, và vận dụng kinh nghiệm đó vào hiện thực cho sát và có hiệu quả.

Kinh nghiệm lịch sử có nhiều cấp độ khác nhau: có kinh nghiệm của từng thời kỳ, từng giai đoạn cách mạng, nh-

ng cũng có những kinh nghiệm xuyên suốt toàn bộ lịch sử cách mạng Việt Nam, mang tính lý luận, tớnh quy luật của cách mạng Việt Nam.

Kinh nghiệm lịch sử đợc tổng kết từ thực tiễn lịch sử, từ phong trào đấu tranh cách mạng của quần chúng dới sự lãnh đạo của Đảng. Kinh nghiệm không phải là nội dung thụ động của ý thức, mà là sự tác động của thực tiễn đối với con ngời. Trong q trình đó con ngời sẽ phát hiện ra những mối liên hệ, những đặc tính, quy luật của các hiện tợng đã xảy ra. V.I. Lênin đã chỉ rõ: “Bất kỳ phong trào nhân dân nào cũng có rất nhiều hình thái, ln ln tạo ra những hình thức mới, gạt bỏ những hình thức cũ. tạo ra những sự thay đổi, hoặc những sự phối hợp mới giữa những hình thức cũ và mới”1.

Kinh nghiệm lịch sử là kho tàng quý báu đợc tổng kết từ thực tiễn lịch sử. Trên cơ sở những kinh nghiệm từng bớc khái qt thành những vấn đề có tính quy luật, tính lý luận của cách mạng Việt Nam trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.

Cần phân biệt quy luật với kinh nghiệm, có một số ngời cho rằng: kinh nghiệm đã là lý luận, là tri thức khoa học về các hiện tợng trong đời sống xã hội đã đợc trực tiếp xác nhận. ý kiến đó là cha đủ, thậm chí sai lầm. Đúng, kinh nghiệm đợc tổng kết từ thực tiễn song cịn hạn chế, bởi nó mới đem lại những hiểu biết về các mặt riêng rẽ, cha nêu đợc bản chất sự vật hiện tợng. Có kinh nghiệm chỉ đúng với một thời kỳ, giai đoạn lịch sử nhất định, đúng với một nớc cụ thể. Sẽ là sai lầm, thậm chí phải trả giá khi vận dụng kinh nghiệm một cách máy móc, giáo điều. Ph.Ăngghen cho rằng: "Sự quan sát

dựa vào kinh nghiệm tự nó khơng bao giờ có thể chứng minh đợc đầy đủ tính tất yếu”1. Khơng nên đánh giá q cao, c- ờng điệu về những kinh nghiệm, nhất là những kinh nghiệm rút ra từ những thời kỳ, giai đoạn lịch sử cụ thể. Đồng thời phải chống t tởng coi thường kinh nghiệm lịch sử. Phải thường xuyên tổng kết thực tiễn, đúc rút kinh nghiệm, bổ sung, phát triển, nâng kinh nghiệm lên trình độ lý luận. Lý luận khác kinh nghiệm ở chỗ: kinh nghiệm phải đợc lặp đi, lặp lại nhiều lần, mang tính quy luật mới đợc khái quát thành lý luận. Lý luận mang tính phổ quát, gần gũi với quy luật, với bản chất của sự vật, hiện tợng. V.I.Lênin nhấn mạnh: "Học thuyết Mác là một sự tổng kết kinh nghiệm đã đợc một thế giới quan triết học sâu sắc và những kiến thức sâu rộng về lịch sử soi sáng”2. Ngời còn viết: "Chúng ta phải cố gắng theo kịp các sự kiện xảy ra, tổng kết lại, rút ra kết luận, từ kinh nghiệm của lịch sử ngày nay phải tiếp thu lấy những bài học ứng dụng cho ngày mai"3.

Để tổng kết, rút ra bài học kinh nghiệm, cần nắm vững những vấn đề sau:

- Dựng lại bức tranh chân thực của lịch sử.

- Nhận rõ nhiệm vụ, mục tiêu cơ bản lâu dài của cách mạng, trên cơ sở đó cần xác định nhiệm vụ, mục tiêu cụ thể trớc mắt cho phù hợp với từng thời kỳ cách mạng cụ thể.

- Trình bày phong trào đấu tranh cách mạng của quần chúng dới sự lãnh đạo của Đảng.

- Làm rõ thành tựu, sai lầm và nguyên nhân trong chỉ đạo thực tiễn, đồng thời chỉ ra phơng hớng trong thời gian tới.

1 C.Mỏc. Ph.Ăngghen, Toàn tập, Tập 20, Nxb Chính trị Quốc gia, HN 1999, tr. 718 .2 V.I.Lờnin, Toàn tập, Tập 33, Nxb Tiến bộ M, 1976, tr. 36 . 2 V.I.Lờnin, Toàn tập, Tập 33, Nxb Tiến bộ M, 1976, tr. 36 .

Từ tổng kết rút ra những kinh nghiệm lịch sử, vấn đề đặt ra là tiếp thu, vận dụng bài học kinh nghiệm lịch sử vào hiện thực như thế nào cho hiệu quả. Muốn vậy cần làm tốt những yêu cầu sau:

- Thứ nhất, phải hiểu thấu đáo về kinh nghiệm lịch sử, đánh giá kinh nghiệm, kiểm tra kinh nghiệm qua thực tiễn.

- Thứ hai, nắm vững những vấn đề hiện thực đang

đặt ra và kinh nghiệm cũ có thể vận dụng. Nguyên tắc của sự vận dụng là vận dụng ý nghĩa, giá trị kinh nghiệm vào hiện thực, tránh vận dụng máy móc, rập khn cứng nhắc. V.I Lênin viết: "...Muốn vận dụng đợc như vậy thì khơng thể chỉ cần biết qua kinh nghiệm ấy; hoặc chỉ giản đơn sao chép lại những nghị quyết mới nhất mà cần phải biết phân tích một cách có phê phán kinh nghiệm ấy và tự mình kiểm tra lại nó"1.

Trong Lịch sử Đảng ta, những kinh nghiệm đợc rút ra từ cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, trong cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc đến ngày nay vẫn có ý nghĩa hiện thực to lớn trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Ví dụ: Kinh nghiệm phát huy sức mạnh tổng hợp, kinh nghiệm biết giành thắng lợi từng bớc cho đúng trong cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân vẫn còn ý nghĩa hiện thực trong cách mạng xã hội chủ nghĩa, cần nghiên cứu vận dụng phát huy những kinh nghiệm này trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU THAM KHẢO LỊCH sử ĐẢNG tập bài GIẢNG PHƯƠNG PHÁP bộ môn LỊCH sử ĐẢNG CỘNG sản VIỆT NAM SAU đại học (Trang 59 - 62)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(77 trang)
w