Điều kiện về tên, đặt tên doanh nghiệp, trụ sở, địa điểm kinhdoanh

Một phần của tài liệu Pháp luật về đăng ký doanh nghiệp từ thực tiễn tỉnh bắc giang (Trang 40 - 42)

2.1. Thực trạng quy định pháp luật về ĐKDN

2.1.3. Điều kiện về tên, đặt tên doanh nghiệp, trụ sở, địa điểm kinhdoanh

Về tên doanh nghiệp, được quy định từ Điều 37- 41 của Luật Doanh nghiệp 2020 cơ bản giống quy định tại Luật DN 2014 và được quy định chi tiết tại điều 18 Nghị định số 01/2021/NĐ-CP [6]. Theo đó, tên tiếng Việt của doanh nghiệp

32

bao gồm hai thành tố: tên loại hình doanh nghiệp và tên riêng. Tên doanh nghiệp không được trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp khác đã đăng kí kinh doanh, khơng được vi phạm truyền thống lịch sử, văn hoá đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc; phải thoả mãn các điều kiện được quy định tại Luật doanh nghiệp 2020. So với Luật DN 2014, khoản 2 điều 40 Luật DN 2020 bổ sung thêm nội dung: tên địa điểm kinh doanh phải bao gồm tên doanh nghiệp kèm theo cụm từ “Địa điểm kinh doanh” đối với địa điểm kinh doanh.

Theo quy định tại Điều 42 Luật Doanh nghiệp năm 2020 thì: “Trụ sở chính

của doanh nghiệp đặt trên lãnh thổ Việt Nam, là địa chỉ liên lạc của doanh nghiệp và được xác định theo địa giới đơn vị hành chính; có số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có)”. Địa chỉ liên lạc là địa chỉ đăng ký trụ sở chính đối với tổ chức;

địa chỉ thường trú hoặc nơi làm việc hoặc địa chỉ khác của cá nhân mà người đó đăng ký với doanh nghiệp để làm địa chỉ liên lạc [16, Khoản 13 điều 4].

So với Luật DN 2014, về cơ bản quy định này khơng có thay đổi. So với Luật Doanh nghiệp 2005, thì quy định tại điều 42 Luật Doanh nghiệp 2020, doanh nghiệp không phải thực hiện việc thơng báo thời gian mở cửa tại trụ sở chính với cơ quan đăng ký kinh doanh trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh như trước nữa. Có thể nói, quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2020 thơng thống hơn và tạo sự thuận lợi hơn cho doanh nghiệp trong quá trình hoạt động kinh doanh của mình.

Việc quy định rõ ràng như vậy sẽ giúp cho cơ quan đăng ký kinh doanh quản lý được doanh nghiệp, tránh tình trạng doanh nghiệp đăng ký thành lập ở địa chỉ đó nhưng khơng hoạt động hoặc hoạt động khơng đúng địa chỉ đăng ký. Tránh tình trạng khi cơ quan đăng ký kinh doanh hay cơ quan có thẩm quyền đi kiểm tra các doanh nghiệp nhưng đến địa chỉ đăng ký thì khơng có doanh nghiệp nào đang hoạt động hoặc chỉ là một căn nhà được doanh nghiệp thuê nhưng lại bỏ không . Ngồi ra, trụ sở chính của cơng ty phải là nhà mặt đất. Bởi lẽ, theo quy định của pháp luật tại Điều 6 Luật nhà ở năm 2014 và Nghị định số 99/2015/NĐ-CP quy định việc sử dụng căn hộ chung cư chỉ được dùng để ở, không được sử dụng vào mục đích kinh doanh dưới mọi hình thức, khơng phân biệt doanh nghiệp kinh doanh nhỏ hay vừa hay lớn.

Quy định này của pháp luật có phần gây bất tiện cho những chủ DN đã có sẵn nhà ở nhưng vẫn phải thuê mặt bằng khác để hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, quy định này của pháp luật là hợp lý khi nhằm đảm bảo an toàn trong sử dụng nhà

33

chung cư, nhà tập thể và lợi ích của người dân sống trong tòa nhà, bởi, nhà chung cư, nhà tập thể khi được xây dựng nhằm mục đích để ở sẽ được thiết kế, xây dựng chỉ phù hợp sử dụng để ở, khơng phù hợp với mục đích hoạt động của doanh nghiệp do có thể dẫn đến trường hợp quá tải về trọng lượng, ảnh hưởng đến tình trạng điện, nước, diện tích để xe của cư dân tại đây cũng như không đảm bảo về an tồn phịng cháy chữa cháy, an ninh trật tự...

Tuy nhiên, trong trường hợp trụ sở chính của cơng ty thuộc tịa nhà chung cư thì tịa nhà chung cư phải có chức năng cho th văn phịng thì doanh nghiệp mới được phép đặt trụ sở tại đó nhưng doanh nghiệp sẽ phải chứng minh chức năng cho thuê văn phịng của tịa nhà đó. Trong suốt q trình hoạt động kinh doanh, trường hợp doanh nghiệp muốn chuyển địa chỉ trụ sở chính đến nơi khác trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi doanh nghiệp đã đăng ký, doanh nghiệp gửi Thơng báo đến Phịng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đã đăng ký. Trường hợp chuyển địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp sang tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác nơi doanh nghiệp đã đăng ký, doanh nghiệp gửi Thông báo đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi dự định đặt trụ sở mới. Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày quyết định chuyển địa chỉ trụ sở DN thì DN phải gửi thơng báo đến cơ quan đăng ký kinh doanh nơi đã cấp GCNĐKDN hoặc cơ quan đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp dự định đặt trụ sở chính. Tuy nhiên, trước khi đăng ký thay đổi địa chỉ trụ sở chính, doanh nghiệp phải thực hiện các thủ tục với cơ quan thuế liên quan đến việc chuyển địa điểm theo quy định của pháp luật về thuế. Việc quy định rõ về thời hạn thơng tin chuyển trụ sở chính doanh nghiệp và các nghĩa vụ doanh nghiệp cần thực hiện như vậy giúp cho cơ quan đăng ký kinh doanh nắm được mọi biến động của doanh nghiệp, quản lý được doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Pháp luật về đăng ký doanh nghiệp từ thực tiễn tỉnh bắc giang (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)