2.1. Thực trạng quy định pháp luật về ĐKDN
2.1.7. Các quy định về trình tự, thủ tục đăng ký doanh nghiệp
Theo quy định trước đây, để đăng ký thành lập doanh nghiệp thì chủ thể kinh doanh phải thực hiện thủ tục qua hai giai đoạn: xin phép thành lập và đăng ký kinh doanh mà trong mỗi giai đoạn chủ thể kinh doanh cần phải làm rất nhiều các loại giấy tờ khác nhau. Thủ tục hành chính phiền hà này khiến cho rất nhiều chủ thể kinh doanh gặp nhiều khó khăn.
Luật DN 2020 trên cơ sở kế thừa, luật hóa những quy định cịn phù hợp đã và đang đi vào cuộc sống của Luật DN năm 2014, đặc biệt cụ thể hoá phương thức đăng ký doanh nghiệp, tiếp tục tạo lập môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi, phù hợp với thông lệ quốc tế. So với Luật DN năm 2005 thời gian để được cấp GCNĐKDN là 5 ngày kể từ ngày nộp hồ sơ hợp lệ, thì Luật DN 2020 chỉ rút gọn lại còn 3 ngày làm việc.
Các văn bản pháp luật điều chỉnh trình tự – thủ tục thành lập doanh nghiệp:
- Luật doanh nghiệp năm 2020 ( hiệu lực từ mgày 01/01/2021);
- Nghị định 47/2021/NĐ-CP ngày 01/4/2021 của Chính phủ hướng dẫn Luật Doanh nghiệp;
- Nghị định số 01/2021/NĐ-CP ngày ngày 04/01/2021 của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp;
- Thông tư 01/2021/TT-BLKHĐT ngày 16/3/2021 của Bộ kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn về đăng ký doanh nghiệp.
Trình tự, thủ tục thành lập DN được quy định cụ thể tại Điều 26 Luật DN năm 2020, theo đó, việc đăng ký thành lập doanh nghiệp tại Cơ quan ĐKKD bao gồm các bước cụ thể sau:
37
Bước 1: Căn cứ vào Khoản 1 Điều 26 Luật DN năm 2020 thì Người thành
lập doanh nghiệp hoặc người được ủy quyền thực hiện đăng ký doanh nghiệp với Cơ quan đăng ký kinh doanh theo phương thức sau đây: Trong đó, hồ sơ ĐKDN được nộp tại Phòng Đăng ký kinh doanh cấp tỉnh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư - nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính. Sau khi người thành lập doanh nghiệp hoặc người được ủy quyền của người thành lập DN đã nộp hồ sơ hợp lệ thì Phịng ĐKKD sẽ tiếp nhận hồ sơ đồng thời ghi vào sổ biên nhận hồ sơ ĐKDN của cơ quan ĐKKD và trao giấy biên nhận về việc tiếp nhận hồ sơ cho người nộp hồ sơ. Về cách thức nộp hồ sơ ĐKDN: Luật DN 2020 đã cụ thể hoá các phương thức thực hiện đăng ký DN, theo đó người thành lập DN hoặc người được ủy quyền thực hiện đăng ký DN với cơ quan ĐKKD có thể lựa chọn thực hiện việc đăng ký theo một trong ba phương thức: nộp hồ sơ trực tiếp tại cơ quan ĐKKD, nộp hồ sơ qua mạng điện tử, nộp hồ sơ qua dịch vụ bưu chính . So với Luật DN 2014, ở Luật DN 2020 có thêm phương thức nộp hồ sơ qua dịch vụ bưu chính nhằm tại điều kiện thuận lợi cho DN trong q trình thực hiện các thủ tục hành chính, hướng tới xóa bỏ các trình tự, thủ tục rườm rà khơng cần thiết.
Đăng ký doanh nghiệp qua mạng thông tin điện tử là việc người thành lập doanh nghiệp nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng thông tin điện tử tại Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng thông tin điện tử bao gồm các dữ liệu theo quy định của Luật này và được thể hiện dưới dạng văn bản điện tử. Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng thơng tin điện tử có giá trị pháp lý tương đương hồ sơ đăng ký doanh nghiệp bằng bản giấy [16].
Tổ chức, cá nhân có quyền lựa chọn sử dụng chữ ký số theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử hoặc sử dụng tài khoản đăng ký kinh doanh để đăng ký doanh nghiệp qua mạng thông tin điện tử.
Đối với trường hợp ĐKDN qua mạng điện tử sử dụng chữ ký số cơng cộng thì người đại diện theo pháp luật cần phải kê khai thông tin, tải văn bản điện tử, ký số vào hồ sơ đăng ký điện tử theo quy trình trên Cổng thơng tin quốc gia về ĐKDN. Sau khi hoàn thành việc gửi hồ sơ đăng ký, người đại diện theo pháp luật sẽ nhận được Giấy biên nhận hồ sơ ĐKDN qua mạng điện tử (Theo Khoản 1, Khoản 2 Điều 37 Nghị định 108/2018/NĐ-CP).Với hình thức đăng ký này, người đăng ký khơng phải nộp hồ sơ ĐKDN bằng bản giấy đến Phịng Đăng kí kinh doanh. Tuy
38
nhiên chỉ những người dùng đã có chữ ký số cơng cộng mới có thể được kí bộ hồ sơ và doanh nghiệp sẽ phải mất chi phí sử dụng chữ ký số.
Đối với trường hợp ĐKDN sử dụng tài khoản đăng ký kinh doanh: Cá nhân – người nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, kê khai thông tin, tải văn bản điện tử và xác thực hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử theo quy trình trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Sau khi hoàn thành việc nộp hồ sơ qua mạng điện tử, người nộp hồ sơ ĐKDN cũng nhận được giấy biên nhận hồ sơ ĐKDN qua mạng điện tử giống như trường hợp sử dụng chữ ký số cơng cộng. Tuy nhiên, đối với loại hình này, người nộp hồ sơ ĐKDN cần nộp một bộ hồ sơ đăng ký doanh nghiệp bằng bản giấy kèm theo. Giấy biên nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử đến Phòng Đăng ký kinh doanh sau khi nhận được thông báo về việc cấp GCNĐKDN theo Khoản 5 Điều 38 Nghị định 108/2018/NĐ-CP.
Bước 2: Căn cứ vào khoản 5 Điều 26 Luật DN năm 2020 thì trong thời hạn
03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Cơ quan đăng ký kinh doanh có trách nhiệm xem xét tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và cấp đăng ký doanh nghiệp; trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, Cơ quan đăng ký kinh doanh phải thông báo bằng văn bản nội dung cần sửa đổi, bổ sung cho người thành lập doanh nghiệp. Trường hợp từ chối đăng ký doanh nghiệp thì phải thơng báo bằng văn bản cho người thành lập doanh nghiệp và nêu rõ lý do.
Doanh nghiệp chỉ được cấp Giấy chứng nhận ĐKDN khi có đủ các điều kiện theo quy định tại khoản 1 Điểu 27 Luật DN năm 2020, đó là: ngành nghề đăng ký kinh doanh không bị cấm đầu tư kinh doanh; Tên của doanh nghiệp được đặt theo đúng quy định của Luật doanh nghiệp; Có hồ sơ đăng ký doanh nghiệp hợp lệ; Nộp đủ lệ phí đăng ký doanh nghiệp theo quy định pháp luật về phí và lệ phí. Quy định này hồn tồn khơng thay đổi so với Luật DN 2014.
Nhận thấy, Luật DN năm 2020 và Luật DN 2014 rút ngắn thời hạn đăng ký thành lập doanh nghiệp từ 10 ngày theo Luật Doanh nghiệp 2005 và 05 ngày theo Nghị định 43/2010/NĐ-CP xuống chỉ còn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Việc rút ngắn thời hạn ĐKDN là một bước tiến quan trọng trong cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực ĐKDN, góp phần giảm sự tốn kém về thời gian và công sức cho nhà đầu tư khi gia nhập thị trường.
39
Trước đây, theo quy định tại Điều 28 của Luật DN năm 2005 thì việc cơng bố nội dung đăng ký kinh doanh được tiến hành rải rác trên nhiều kênh khác nhau như trên mạng thông tin doanh nghiệp của cơ quan đăng ký kinh doanh hoặc báo giấy, báo điện tử. Tuy nhiên, việc đăng công bố rải rác ở nhiều trang khác nhau khiến các thông tin không tập trung và khơng được kiểm sốt tốt về nội dung thơng tin cũng như hình thức của văn bản cơng bố ra đại chúng.
Kể từ năm 2013, khi Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp chính thức vận hành theo Thơng tư số 01/2013/TT-BKHĐT ngày 21 tháng 01 năm 2013 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, việc công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp được thực hiện duy nhất trên Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia (Điều 55 Thông tư 01/2013/TT-BKHĐT). Việc ban hành quy định này nhằm giúp các thông tin về đăng ký doanh nghiệp được tập trung về một trang thông tin chung của Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Những thông tin tại đây được cơng khai, minh bạch góp phần tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp, đối tác, bạn hàng và mọi người trong xã hội có thể tiếp cận thơng tin tổng thể nhanh và chính xác nhất, đồng thời quy định này cịn giúp cho cơng tác quản lý ĐKDN khoa học và hiệu quả hơn. Luật DN năm 2020 đã kế thừa tinh thần từ Thông tư số 01/2013/TTBKHĐT quy định việc công bố nội dung ĐKDN và Luật DN 2014, là một trong những thủ tục bắt buộc trong quy trình đăng ký doanh nghiệp, cụ thể được quy định tại Điều 32 Luật DN năm 2020. Đồng thời, việc công bố nội dung ĐKDN phải được thực hiện theo trình tự, thủ tục luật định. Trong đó, so vơi Luật DN 2014 thì Luật DN 2020 khơng quy định về thời hạn thông báo công khai thông tin về doanh nghiệp đối với trường hợp thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.