2.3.1. Thuận lợi
Thứ nhất, rút gọn thủ tục đăng ký DN tạo điều kiện cho các cá nhân, tổ chức
bắt đầu khởi nghiệp.
Theo Luật DN năm 2014, thủ tục đăng ký DN được giảm tải về mặt thủ tục hành chính so với trước đây, nhằm hỗ trợ cho DN mới thành lập chỉ cần thực hiện thủ tục đơn giản, đồng thời cũng góp phần giảm đi khối lượng cơng việc phải thực hiện khi đăng ký DN đối với cơ quan ĐKDN trên địa bàn tỉnh Bắc Giang. Luật DN 2014 đã bãi bỏ nội dung ngành, nghề kinh doanh; bãi bỏ việc xác định vốn pháp định trên GCNĐKDN.
Điều đó đã hiện thực hóa quyền tự do kinh doanh tất cả các ngành, nghề mà pháp luật không cấm theo tinh thần của Hiến pháp 2013. Do đó, khi có sự thay đổi về ngành, nghề kinh doanh DN chỉ phải thực hiện thủ tục thơng báo thay vì đăng ký với cơ quan ĐKKD như truớc đây. Điều này đã giúp cho các DN không phải mất thời gian và thủ tục để chờ cấp lại GCNĐKDN khi muốn thay đổi, bổ sung ngành, nghề kinh doanh.
Về con dấu của DN cũng được hướng dẫn tại Điều 34 nghị định số 78/2015/NĐ-CP của Chính phủ về đăng ký DN [5]. So với quy định trước đây thì DN được quyền chủ động trong việc chọn về hình thức, nội dung và số lượng con dấu của DN, chi nhánh, VPĐD. DN có thể có nhiều con dấu với hình thức và nội dung như nhau. Cơ chế quản lý nhà nước đối với con dấu DN đã thay dổi theo hướng cởi mở, tạo thuận lợi hơn cho DN. Thay vì phải đăng ký mẫu dấu với cơ quan Công an như trước đây thì hiện nay DN được hồn tồn chủ động trong việc làm con dấu. DN có thể tự khắc dấu hoặc đến cơ sở khắc dấu để làm con dấu.
Kể từ khi Luật DN năm 2014 và Nghị định 78/2015/NĐ-CP về đăng ký DN có hiệu lực, các cơ quan đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế và đăng ký con dấu phối hợp chặt chẽ với nhau trong công tác quản lý về hoạt động của DN, nhằm loại bỏ những khâu thủ tục không cần thiết, rút ngắn thời gian đăng ký kinh doanh còn 03 ngày. Điều này giúp cho DN mới nhanh chóng gia nhập thị trường.
61
Thủ tục ĐKDN theo LDN 2014 với những quy định mới theo hướng giảm tải các thủ tục hành chính đã hỗ trợ một cách đắc lực người dân và DN cũng như giảm đi khối lượng công việc phải thực hiện/một DN đối với cơ quan ĐKDN trên địa bàn tỉnh Bắc Giang. Đây là một tín hiệu tốt nhằm cải thiện mơi trường kinh doanh trong bối cảnh hội nhập quốc tế tại tỉnh Bắc Giang.
Thứ hai, ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động đăng ký DN. Trong
thời gian vừa qua, tỉnh Bắc Giang tăng cường đẩy mạnh mức độ đầu tư cho hoạt động đăng ký DN, đặc biệt là ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động đăng ký DN với một số lượng nhất định tổ chức, cá nhân đăng ký DN qua mạng điện tử. Ngoài ra, tại Bắc Giang triển khai chương trình cho các Sở, ban, ngành, cơ quan chức năng thực hiện công tác hướng dẫn tổ chức, cá nhân thực hiện đăng ký DN qua mạng điện tử nhằm thực hiện hoạt động đăng ký DN trên thực tế đạt kết quả cao, góp phần thúc đẩy phát triển nền kinh tế của tỉnh.
Giấy chứng nhận ĐKDN khơng chỉ được cấp dưới hình thức văn bản mà còn được cấp dưới dạng bản điện tử trong cơ sở dữ liệu quốc gia về ĐKDN (GCNĐK điện tử có giá trị như giấy chứng nhận ĐKDN).
Thứ ba, thông qua khảo sát 50 tổ chức cá nhân đã hoàn thành việc ĐKDN
trên địa bàn tỉnh Bắc Giang với các loại hình DN khác nhau, có thể thấy được, phần lớn tổ chức cá nhân đã nắm được các thông tin, những thay đổi và tuân thủ thực hiện những quy định của Nhà nước về thủ tục ĐKDN.
Thời gian để hoàn thiện các hồ sơ ĐKDN của tổ chức cá nhân nhìn chung đã giảm so với trước đây bởi một số lượng lớn các thủ tục đăng ký đã được giảm bớt.
Thứ tư, Luật DN năm 2014 bãi bỏ yêu cầu về điều kiện kinh doanh tại thời
điểm đăng ký thành lập DN, chuyển từ công tác “tiền kiểm” sang “hậu kiểm”. Trước khi Luật DN năm 2014 có hiệu lực, thủ tục thành lập DN được thực hiện rất “chặt chẽ”, phải qua sự kiểm tra, thẩm định, đánh giá và chứng nhận của nhiều cơ quan Nhà nước từ Trung ương xuống địa phương. Tuy nhiên, kể từ khi Luật DN năm 2014 ra đời, việc đăng ký DN từ việc phải “xin cấp giấy phép được tiến hành kinh doanh” sang “thơng báo với các cơ quan có thẩm quyền về sự hiện hữu của DN”. Việc xin cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh đối với DN đăng ký ngành, nghề kinh doanh có điều kiện được thực hiện sau thủ tục đăng ký
62
thành lập DN. Do đó, hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký DN đã được rút ngắn nhiều lần so với trước đây.
Bên cạnh đó, sau khi DN hồn tất thủ tục thành lập DN thì các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong cơng tác quản lý đối với DN phối hợp, kiểm tra và hậu kiểm đối với DN: thông tin DN đăng ký trên Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh, tình trạng hoạt động của DN trên thực tế…
2.3.2. Hạn chế
Bên cạnh kết quả đạt được, trong công tác thực hiện đăng ký DN trên địa bàn tỉnh Bắc Giang vẫn cịn những tồn tại khó khăn, hạn chế cơ bản sau:
Thứ nhất, từ khi LDN năm 2014 có hiệu lực, khối lượng và áp lực công việc
của cán bộ, cơng chức Phịng ĐKKD cấp tỉnh tăng lên. Bên cạnh việc xử lý hồ sơ ĐKDN thì hiện nay, Phịng ĐKKD cấp tỉnh cịn tiếp nhận hồ sơ thông báo sử dụng mẫu con dấu/hồ sơ thông báo thay đổi mẫu con dấu của DN đồng thời đăng tải mẫu con dấu của DN lên Cổng thông tin ĐKDN Quốc gia mà trước kia công việc phụ trách về con dấu này được giao cho Công an. Khối lượng công việc tăng, số lượng cán bộ, cơng chức vẫn giữ ngun dẫn đến tình trạng quá tải trong việc thực hiện thủ tục hành chính về ĐKDN.
Thứ hai, số lượng hồ sơ ĐKDN trực tuyến của Bắc Giang có tăng qua các
năm nhưng chưa cao. Đặc biệt, thói quen sử dụng chữ ký số công cộng cũng không phổ biến trong cộng đồng DN. Để nộp hồ sơ qua mạng điện tử, các tổ chức, cá nhân, DN phải có sự đầu tư trang thiết bị như máy scan văn bản, máy tính, tài khoản ngân hàng thanh tốn trực tuyến khi thực hiện giao dịch…Trong trường hợp không sử dụng chữ ký số công cộng (nộp hồ sơ sử dụng tài khoản ĐKKD) thì nhiều DN cũng chưa thành thạo các thao tác kỹ thuật khi sử dụng Hệ thống ĐKDN qua mạng điện tử. Hơn nữa, việc tự chuẩn bị hồ sơ và nộp qua mạng, không gặp trực tiếp và được các công chức hướng dẫn ĐKDN là một khó khăn đối với nhiều DN. Mặt khác, về phía các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ĐKDN: việc đọc hồ sơ tài liệu trên máy tính được gửi qua mạng thường khó sốt nội dung hơn là đọc bản giấy. Bởi, đặc thù của hồ sơ ĐKDN không chỉ đơn thuần là thông tin kê khai theo biểu mẫu trong Hệ thống trực tuyến, mà cịn là tính hợp lệ thể hiện trong hồ sơ được scan đính kèm theo. Ngồi ra, tài liệu DN gửi đến nhiều khi bản scan không theo thứ tự hoặc các mặt giấy bị đảo ngược hoặc bị mờ, mất chữ,… Hệ thống phần mềm ĐKDN trực tuyến cũng cịn hạn chế vì thường q tải, mở hồ sơ
63
bị chậm, thiếu những tiện ích để nhận biết quá trình đã xử lý; Chưa quy định đối với định dạng file phù hợp với mỗi loại tài liệu đính kèm; Phải thêm việc giải quyết sau ĐKDN trực tuyến trong trường hợp bộ hồ sơ nộp bằng bản giấy khơng chính xác so với bộ hồ sơ được gửi qua mạng điện tử...
Thứ ba, việc thực thi một số quy định của tổ chức, cá nhân trong vấn đề
ĐKDN cịn gặp nhiều khó khăn như: Thời gian để nhận được giấy ĐKDN theo quy định là sau 03 ngày làm việc, tuy nhiên qua khảo sát cho thấy, tỷ lệ hồ sơ DN bị quá hạn 03 ngày nhìn chung cịn cao, số lượng DN thực hiện việc đăng bố cáo nội dung ĐKDN còn hạn chế mà nguyên nhân chủ yếu nằm ở việc kinh phí để đăng bố cáo DN cịn cao, hơn nữa chưa có chế tài xử phạt đối với những DN không đăng bố cáo DN theo quy định.
Thứ tư: Hạn chế trong thủ tục đăng ký DN
Luật DN năm 2014 và hiện tại là LDN năm 2020 đều có quy định ngoại trừ áp dụng đối với lĩnh vực chuyên ngành. Theo Điều 3 LDN năm 2014 thì “Trường
hợp luật chun ngành có quy định đặc thù về việc thành lập, tổ chức quản lý, tổ chức lại, giải thể và hoạt động có liên quan của DN thì áp dụng quy định của Luật đó”. Theo đó Luật DN và các văn bản hướng dẫn chỉ áp dụng đối với chủ thể kinh
doanh như công ty cổ phần, công ty TNHH, công ty hợp danh, DN tư nhân hoạt động theo LDN mà không phục vụ đăng ký các loại hình kinh doanh khác trong các lĩnh vực đặc thù như ngân hàng liên doanh, tổ chức kinh doanh chứng khốn, các cơng ty bảo hiểm…Vì thế, việc cải thiện thủ tục thành lập DN, giúp nhà đầu tư giảm chi phí, thời gian gia nhập thị trường cũng như những đột phá trong cải cách thủ tục hành chính tại LDN năm 2014, Nghị định 78/2015/NĐ-CP của Chính phủ quy định về đăng ký DN (Nghị định 78/2015/NĐ-CP) không phải DN nào cũng được hưởng. Đối với DN chịu sự điều chỉnh bởi các văn bản pháp luật chuyên ngành thì trình tự, thủ tục, hồ sơ thành lập DN vẫn chịu sự chi phối có tính quyết định bởi pháp luật chun ngành. DN trong các lĩnh vực này không cần phải tiến hành thủ tục đăng ký DN tại Sở KH & ĐT mà đăng ký tại cơ quan quản lý chuyên ngành theo quy định của Luật chuyên ngành. Hệ quả của nó là các quy định thơng thống về thủ tục đăng ký kinh doanh tại LDN bị vơ hiệu hóa bởi pháp luật chuyên ngành.
Từ việc quy định chồng lấn trên dẫn đến hệ quả tồn tại nhiều loại cơ quan cấp giấy phép kinh doanh.
64
Thật vậy, xuất phát từ những quy định đặc thù trong luật chuyên ngành nên tại Việt Nam, bên cạnh Sở KH& ĐT cấp phép thành lập DN, còn nhiều quan khác cũng tham gia vào vấn đề cấp giấy phép hoạt động cho DN. Ví dụ, Cơng ty luật/ Văn phịng luật sư, văn phịng cơng chứng xin cấp giấy phép hoạt động tại Sở Tư pháp; Cơng ty chứng khốn, cơng ty quản lý quỹ xin giấy phép của Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước, DN kinh doanh bảo hiểm xin giấy phép của Bộ Tài chính… Như vậy, thật khó kiểm sốt hết các DN thực hiện đăng ký DN trên thực tế.
Thứ năm: Các quy định về đặt tên DN còn cản trở quyền tự do thành lập DN của nhà đầu tư
Việc quy định về tên DN đã được Luật hóa tại Luật DN 2014 cũng như Luật DN 2020, và Chương III Nghị định số 78/2015/NĐ-CP, cụ thể cấm đặt tên DN trong các trường hợp: Đặt tên trùng hoặc tên gây nhầm lẫn với tên của DN đã đăng ký quy định tại Luật DN. Tuy nhiên, việc xác định cụ thể các nhân vật là danh nhân, nhân vật trong lịch sử bị coi là phản chính nghĩa, kìm hãm sự tiến bộ, thì khơng có căn cứ rõ ràng. Những quy định chung chung như trên đã gây ra nhiều lúng túng cho nhà đầu tư lẫn cơ quan quản lý, dẫn đến sự từ chối “tùy tiện” của cơ quan quản lý trong cấp đăng ký DN, chưa đảm bảo quyền tự do thành lập DN, trong đó có quyền đặt tên cho DN của nhà đầu tư.
Thứ sáu: Bất cập trong quy định về hồ sơ đăng ký DN
Đối với từng loại hình DN, khi đăng ký thành lập sẽ được yêu cầu chi tiết thành phần hồ sơ, từ Điều 20 đến Điều 23 LDN năm 2014. Tại khoản 2 Điều 9 của Nghị định 78/2015/NĐ-CP có quy định: “Cơ quan đăng ký kinh doanh không được
yêu cầu người thành lập DN hoặc DN nộp thêm hồ sơ hoặc giấy tờ khác ngoài các giấy tờ trong hồ sơ đăng ký DN theo quy định”. Tuy nhiên vẫn cịn có quy định
đối với một số ngành nghề kinh doanh, khi đăng ký thành lập DN thì cần có giấy phép cho phép thành lập trước của các bộ chuyên ngành. Vậy Sở KH& ĐT có được quyền yêu cầu nhà đầu tư cung cấp các giấy phép này ngoài thành phần hồ sơ đã ấn định trong LDN năm 2014 không ? Rõ ràng, nếu yêu cầu nộp thêm, Sở Kế hoạch Đầu tư đã vi phạm quy định của khoản 2 Điều 9 Nghị định 78/2015/NĐ- CP. Song nếu khơng u cầu thì Sở KH& ĐT lại vi phạm các quy định của luật chuyên ngành khác [50].
65
Các điều kiện đầu tư kinh doanh mà nhà đầu tư phải đáp ứng khi thành lập DN trong các lĩnh vực chuyên ngành còn chưa rõ ràng. Nghị định 31/2021/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của LĐT 2014 nay là Nghị định 118/2015/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của LĐT 2020 thì điều kiện kinh doanh được thể hiện dưới các hình thức: Giấy phép; Giấy chứng nhận đủ điều kiện; Chứng chỉ hành nghề; Chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp; Văn bản xác nhận…
Một số điều kiện như “văn bản xác nhận”, “các hình thức văn bản khác”, “các yêu cầu, tiêu chuẩn, điều kiện cá nhân, tổ chức kinh tế phải đáp ứng để thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh mà khơng cần phải có xác nhận, chấp thuận dưới các hình thức văn bản” cịn quá chung chung và mập mờ. Điều này sẽ ảnh hưởng đến quyền tự do kinh doanh, tự do thành lập DN của nhà đầu tư trong các lĩnh vực kinh doanh có điều kiện.
Rà sốt các quy định hiện hành về các điều kiện hay tiêu chí để cấp phép cho thấy thường có ba nhóm điều kiện: điều kiện để thực hiện hoạt động kinh doanh được quản lý bằng giấy phép, điều kiện về chủ thể kinh doanh, điều kiện của dịch vụ, sản phẩm là đối tượng của hoạt động kinh doanh. Tuy vậy, điều kiện để được thực hiện kinh doanh đóng vai trị chủ yếu và phổ biến trong tất cả các điều kiện để được cấp phép. Cịn hai nhóm điều kiện khác chỉ đóng vai trị bổ sung; xuất hiện trong một số trường hợp. Càng nhiều loại điều kiện được áp dụng cùng một lúc, thì việc cấp phép càng khó khăn, phiền hà và tốn kém. Trong số các điều kiện để thực hiện hoạt động kinh doanh, thường có điều kiện về địa điểm kinh doanh, về cơ sở vật chất, trang thiết bị, về trình độ chun mơn của người lao động, về phương án hay kế hoạch kinh doanh,v.v… Nhiều trường hợp, điều kiện kinh doanh hoặc tiêu chí cấp phép lại được thể hiện dưới các hình thức chung chung, khơng rõ ràng, mang nặng tính chủ quan và rất khó tiên liệu trước được; chưa đáp ứng được yêu cầu khoa học và thực tiễn đối với quy định về điều kiện cấp phép, như: phù hợp với quy hoạch, có đủ trang thiết bị phù hợp, người quản lý có trình độ chun mơn và kinh nghiệm phù hợp và có phương án kinh doanh khả thi.
Có thể thấy, các quy định về điều kiện kinh doanh thiếu rõ ràng có thể dẫn đến nhiều hậu quả. Trước hết, nó làm tăng đáng kể chi phí “gia nhập” vào thị trường kinh doanh các ngành, nghề địi hỏi phải có giấy phép, và cả các chi phí kinh doanh nói chung đối với DN. Mặt khác nó gây rủi ro trong kinh doanh và giảm mức độ tuân thủ pháp luật. Nhà đầu tư và DN không hiểu và biết được phải