2.2. Thực tiễn pháp luật về đăng ký doanh nghiệp và đánh giá hoạt động đăng
2.2.1. Khái quát tình hình hình kinh tế, xã hội tỉnh Bắc Giang
Bắc Giang nằm cách Thủ đơ Hà Nội 50 km về phía Bắc, cách cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị 110 km về phía Nam, cách cảng Hải Phịng hơn 100 km về phía Đơng. Phía Bắc và Đơng Bắc giáp tỉnh Lạng Sơn, phía Tây và Tây Bắc giáp Hà Nội, Thái Ngun, phía Nam và Đơng Nam giáp tỉnh Bắc Ninh, Hải Dương và Quảng Ninh. Bắc Giang có diện tích tự nhiên 3.895,54 km², chiếm 1,2% diện tích tự nhiên của Việt Nam. Theo điều tra dân số tính đến 0h ngày 01 tháng 04 năm 2019, dân số Bắc Giang có 1.803.950 người, với mật độ dân số 463 người/km², gấp 1,5 lần mật độ dân số bình qn của cả nước. Tỉnh Bắc Giang có 10 đơn vị hành chính cấp huyện, bao gồm 1 thành phố và 9 huyện với 209 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm 10 phường, 15 thị trấn và 184 xã.
Bắc Giang là một tỉnh miền núi nhưng có cả vùng trung du, đồng bằng xen kẽ. Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh Bắc Giang (GRDP) tăng 19,4%, ước đạt trên 106.750 tỷ đồng. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực; cơng nghiệp, xây dựng tăng gần 5% chiếm tỷ trọng 56,2%; dịch vụ chiếm 27,6%; nông lâm nghiệp và thủy sản giảm trên 3%, tỷ trọng cịn 16,2%. GRDP bình qn đầu người đạt 2.600 USD, tăng 13%. Sản xuất công nghiệp tiếp tục bức phá; thu ngân sách nhà nước đạt kết quả ấn tượng; thu hút đầu tư có nhiều khởi sắc.
Thời gian qua, UBND tỉnh Bắc Giang đã ban hành nhiều nghị quyết, chương trình, kế hoạch, quy hoạch, chính sách nhằm phát triển DN trên địa bàn tỉnh, như Nghị quyết số 73-NQ/TU ngày 06/5/2016 về cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh trên địa bàn tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2016 - 2020; Kế hoạch số 36- KH/TU ngày 02/8/2017 của Tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 về phát
42
triển kinh tế, cùng với đó, HĐND tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 36/NQ-HĐND ngày 8/12/2016 của HĐND tỉnh Bắc Giang thông qua điều chỉnh Quy hoạch phát triển các cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030…nhằm tăng cường thu hút đầu tư phát triển DN trên địa bàn tỉnh. Các quy hoạch, cơ chế, chính sách được ban hành và triển khai tổ chức thực hiện đáp ứng yêu cầu quản lý và có tác động tích cực trong việc thúc đẩy DN phát triển. Giai đoạn 2011 - 2015, trên địa bàn tỉnh có 2.524 DN trong nước đăng ký thành lập mới, tăng 34,4% so với giai đoạn 2006-2010; tổng số vốn đăng ký là 10.105 tỷ đồng, tăng 4,1% so với giai đoạn 2006-2010 và 305 chi nhánh, văn phòng đại diện đăng ký thành lập. Quy mơ vốn đăng ký bình qn khoảng 4 tỷ đồng/01 DN, phần lớn thuộc loại hình DN nhỏ và vừa. Sau thời kỳ suy thoái kinh tế giai đoạn trước, giai đoạn 2016-2019 kinh tế đã có sự ổn định, phục hồi; môi trường đầu tư, kinh doanh được cải thiện nên số lượng DN đăng ký thành lập mới có sự tăng đột phá. Chỉ trong 4 năm, trên địa bàn tỉnh đã có 3.370 DN được thành lập mới với số vốn đăng ký hơn 50.699 tỷ đồng. Lũy kế đến tháng 9/2020, trên địa bàn tỉnh có 4.771 DN với số vốn đăng ký hơn 82.690 tỷ đồng và có 722 chi nhánh, văn phịng đại diện.
Nhìn chung, điều kiện địa lý, văn hóa, xã hội thuận lợi cho sự phát triển của nền kinh tế, tác động đến sự ra đời và phát triển doanh nghiệp. Bên cạnh đó, tỉnh đề ra nhiều chính sách thu hút đầu tư trong và ngoài nước nên địa bàn tỉnh ngày càng tập trung nhiều doanh nghiệp được thành lập mới và đi vào hoạt động. Trước tình hình đó, cần phải xem xét thực tiễn thực hiện các quy định pháp luật về đăng ký doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.