2.1. Thực trạng quy định pháp luật về ĐKDN
2.1.8. Quy định về giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, con dấu
Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho doanh nghiệp khi thỏa mãn: Nghành nghề đăng ký kinh doanh không thuộc lĩnh vực cấm kinh doanh; tên của doanh nghiệp được đặt theo đúng quy định của pháp luật; có trụ sở chính theo quy định của pháp luật; có hồ sơ đăng ký doanh nghiệp hợp lệ theo quy định của pháp luật; nộp đủ lệ phí đăng ký doanh nghiệp.
Việc không ghi ngành nghề kinh doanh trong Giấy CNĐKDN; bỏ việc xác định vốn pháp định, chứng chỉ hành nghề ... Điều này đã hiện thực hóa quyền tự do kinh doanh tất cả ngành nghề mà pháp luật không cấm theo quy định tại Hiến
40
pháp, làm cho doanh nghiệp trở thành công cụ kinh doanh thực sự an tồn, đa cơng năng và rẻ hơn...
Sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, doanh nghiệp liên hệ trực tiếp với cơ quan khắc dấu để khắc dấu pháp nhân cho doanh nghiệp. Điểm nổi bật của Luật Doanh nghiệp 2020 so với Luật DN 2014 là: Doanh nghiệp được tự quyết định loại dấu, tự lựa chọn con dấu khắc thủ công hoặc con dấu điện tử và DN không phải thực hiện thủ tục thông báo mẫu con dấu trên trang Cổng thông tin Quốc gia. Việc quản lý và lưu giữ dấu thực hiện theo quy định của Điều lệ công ty hoặc quy chế do doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện hoặc đơn vị khác của doanh nghiệp có dấu ban hành. Doanh nghiệp sử dụng dấu trong các giao dịch theo quy định của pháp luật. Quy định này trong Luật DN 2020 là cần thiết và phù hợp bởi điều này không chỉ giúp DN tăng sự chủ động, tiết kiệm thời gian, cơng sức, chi phí mà cịn góp phần giúp cho các cơ quan quản lý nhà nước giảm tiểu được gánh nặng hoàn thành thủ tục cho các DN. Việc quy định bỏ đi thủ tục này cịn giúp nâng cao vị trí thứ hạng về chỉ số khởi sự kinh doanh của Việt Nam. Theo Luật DN 2014, mục đích của quy định bắt buộc DN phải thực hiện thủ tục thông báo mẫu dấu đến cơ quan ĐKKD để công bố trên cổng thông tin quốc gia về ĐKKD trước khi sử dụng là để công khai cho xã hội và bên thứ ba biết được mẫu dấu của DN. Từ đó hạn chế tình trạng tranh chấp, rủi to, giả mạo có thể xảy ra trong q trình thực hiện các giao dịch và hoạt động kinh doanh có liên quan đến sử dụng con dấu. Tuy nhiên, sau khi trải qua quá trình áp dụng đã cho thấy quy định này khơng cịn phù hợp, mặt khác điều này làm phát sinh thêm chi phí, thời gian và thủ tục rườm rà cho DN.