3.2. Giải pháp hoàn thiện pháp luật về đăng ký DN
3.2.2. Hoàn thiện pháp luật về trụ sở kinhdoanh của DN
Pháp luật về DN quy định, để được cấp Giấy chứng nhận ĐKKD, DN phải có trụ sở chính trên lãnh thổ Việt Nam, với địa chỉ rõ ràng ghi rõ các thông tin cụ thể theo địa chỉ đó. Điều này thực sự gây khó khăn, trở ngại cho các nhà đầu tư, bởi lẽ thủ tục hành chính trong lĩnh vực địa chính của nhà nước ta hiện nay cịn nhiều bất cập, để có được bất động sản làm trụ sở chính của DN, nhà đầu tư phải làm thủ tục xin UBND nơi có bất động sản xác nhận để làm trụ sở chính của DN, sau đó có sự xác nhận này là điều kiện để DN được cấp Giấy CNĐKKD.
Theo quy định tại Điều 42 Luật DN 2020 ghi rõ: "Trụ sở chính của DN là địa điểm liên lạc, giao dịch của DN; phải ở trên lãnh thổ Việt Nam, có địa chỉ được xác định gồm số nhà, tên phố (ngõ phố) hoặc tên xã, phường, thị trấn, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có).”
Tuy nhiên nếu DN muốn tiết kiệm chi phí, sử dụng nhà chung cư đang sở hữu để làm trụ sở của DN thì vướng phải quy định của Luật Nhà ở, Nghị định số 71/2010/NĐ-CP ngày 23/6/2010 của Chính phủ, Thơng tư 16/2010/TT-BXD ngày 1/9/2010 và Quy chế về quản lý sử dụng nhà chung cư ban hành kèm theo Quyết định số 08/2008/QĐ-BXD ngày 28/5/2008 của Bộ Xây dựng. Theo quy định tại khoản 1, Điều 70, Luật Nhà ở, thì nhà chung cư là nhà ở có từ hai tầng trở lên. Tức là, các căn hộ chung cư chỉ sử dụng để ở, khơng sử dụng vào mục đích khác.
Trường hợp trụ sở chính của cơng ty thuộc tịa nhà chung cư thì tịa nhà chung cư phải có chức năng cho th văn phịng thì DN mới được phép đặt trụ sở tại đó nhưng DN sẽ phải chứng minh chức năng cho thuê văn phịng của tịa nhà đó. Việc u cầu DN chứng minh chức năng cho thuê văn phòng của tòa nhà chung cư nơi DN đặt trụ sở cũng gây cản trở cho DN trong quá trình khởi nghiệp. Do vậy, cần phải có quy định cụ thể, rõ ràng hơn về vấn đề trụ sở của DN nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho DN có thể tham gia vào hoạt động kinh doanh một cách nhanh chóng nhất.
73
Thứ hai, cần ban hành các văn bản quy định, hướng dẫn việc sử dụng, khai thác thông tin trên cổng thơng tin quốc gia về ĐKDN. Có thể nói sự ra đời của cổng thơng tin này tạo ra một bước đột phá lớn trong cải cách thủ tục ĐKDN ở nước ta hiện nay. Tuy nhiên, để phát huy một cách có hiệu quả vai trị của cơng cụ này đối với hoạt động ĐKDN, Nhà nước cần ban hành các quy định như: quy chế vận hành của cổng thông tin ĐKDN, quy chế về đảm bảo an ninh, an tồn thơng tin về DN và các văn bản hướng dẫn cách thức vận hành, sử dụng cổng thông tin điện tử trong hoạt động ĐKDN đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân.
3.2.3. Hồn thiện quy định pháp luật về trình tự, thủ tục đăng ký DN
Thủ tục đăng ký DN là thủ tục khai sinh ra DN, tạo cho DN một địa vị pháp lý nhất định. Hiện nay, trong bối cảnh kinh tế thị trường, việc cải cách hoàn thiện thủ tục đăng ký DN là điều cần thiết và phải giải quyết một cách kịp thời. Theo đó, cần phải thực hiện các giải pháp sau:
- Một là, thống nhất các thủ tục đăng ký DN đối với tất cả các công ty và
pháp nhân có hoạt động kinh doanh, bao gồm các tổ chức hành nghề luật sư (cơng ty luật, văn phịng luật sư), tổ chức hành nghề cơng chứng (văn phịng cơng chứng), giám định, giáo dục và đào tạo, trọng tài thương mại… Việc thống nhất thủ tục đăng ký DN đối với tất cả các công ty trên lãnh thổ Việt Nam góp phần giúp cơ quan Nhà nước dễ dàng quản lý hoạt động của DN, đồng thời thống nhất sự điều chỉnh chung theo Luật DN 2020.
- Hai là, về quy trình thành lập DN phải luôn đảm bảo sự thống nhất về không gian và thời gian, để tạo điều kiện cho các chủ thể kinh doanh chuẩn bị các điều kiện đảm bảo theo quy định trong hồ sơ để được cấp giấy chứng nhận ĐKDN. Quy trình ĐKKD phải được áp dụng thực hiện theo đúng quy định của pháp luật được điều chỉnh bởi Luật DN năm 2020, LĐT năm 2020. Theo đó, q trình cơ quan ĐKKD cấp hoặc không cấp GCNĐK DN cho DN cũng phải tuân theo một trình tự nhất định được quy định rõ ràng, chặt chẽ, tạo thành khuôn mẫu để các chủ thể áp dụng dễ dàng trong thực tiễn. Mọi vướng mắc trong quá trình thực thi đều phải xử lý ngay, kịp thời để đảm bảo quyền tự do kinh doanh của công dân.
- Ba là, toàn bộ nội dung hoạt động kinh doanh của DN phải được đăng ký cụ thể và phải có cơ chế quản lý chặt chẽ, sát sao xem DN có thực hiện đúng nội dung đăng ký về hoạt động kinh doanh của DN mình khơng?
74
- Bốn là, tiếp tục hoàn thiện và nâng cao chất lượng cơ chế “một cửa”, “một cửa liên thơng” giữa các sở, ban, ngành có chức năng quản lý nhà nước và các cấp chính quyền trong vấn đề cấp GCNĐK DN cho các tổ chức và cá nhân thực hiện kinh doanh. Đồng thời, xây dựng quy định thủ tục hành chính xử lý vi phạm sau cấp phép, với yêu cầu làm rõ trách nhiệm của bên vi phạm và của cơ quan, cấp chính quyền có trách nhiệm xử lý vi phạm. Đẩy mạnh cơng tác rà sốt thủ tục hành chính nội bộ, xây dựng quy định về mối quan hệ làm việc nội bộ và phối hợp giữa các cơ quan hữu quan theo các tiêu chí: pháp luật, dân chủ, cơng bằng, cơng khai về các quyền lợi, nghĩa vụ, trách nhiệm, nhằm góp phần xây dựng văn hố cơng sở, gữi gìn trật tự, kỷ cương trong hoạt động cơng vụ. Mặt khác, tiếp tục đẩy mạnh cơng tác rà sốt các quy định thủ tục hành chính ở bộ phận “tiếp nhận và trả hồ sơ giấy tờ” [33].
- Năm là, cần khuyến khích và mở rộng áp dụng ĐKKD qua mạng điện tử nhằm rút ngắn thời hạn cấp phép. Các thủ tục ĐKKD qua mạng điện tử cần phải lấy tiêu chí giảm phiền hà, thời gian, chi phí và cơng sức cho người dân khi thực hiện. Tránh việc thực hiện cải cách thủ tục chỉ mang tính hình thức nhưng thực chất lại tạo thêm phiền hà cho dân [31].
Có thể thấy, đăng ký DN vừa là công cụ để thực hiện quyền tự do kinh doanh của công dân, vừa là công cụ giúp cơ quan Nhà nước quản lý hoạt động kinh doanh của DN góp phần quản lý nền kinh tế vĩ mơ của nước nhà. Do đó, việc hồn thiện các quy định pháp luật về trình tự, thủ tục đăng ký DN góp phần nâng cao hiệu quả đăng ký DN cho cá nhân, tổ chức thực hiện quyền tự do kinh doanh, đồng thời góp phần nâng cao công tác quản lý của Nhà nước đối với hoạt động kinh doanh của DN.
3.2.4. Đẩy mạnh, tăng cường các chế tài xử phạt đối với DN vi phạm nghĩa vụ đăng ký DN vụ đăng ký DN
Bên cạnh vấn đề đảm bảo quyền tự do kinh doanh của các cá nhân, tổ chức trong xã hội (đáp ứng Điều 17 Luật DN năm 2020) thì Nhà nước ln phải tăng cường công tác quản lý đối với hoạt động kinh doanh của DN. Để thực hiện tốt công tác quản lý của Nhà nước đối với DN cần phải có chế tài xử phạt đối với các DN có hành vi vi phạm trong lĩnh vực đầu tư, DN.
Thật vậy, hiện nay pháp luật về đăng ký DN quy định về xử phạt vi phạm đăng ký DN bước đầu mới chỉ dừng lại ở xử lý vi phạm hành chính. Nghị định số 50/2016/NĐ-CP ngày 01/6/2016 của Chính phủ quy định về xử phạt hành chính
75
trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư có hiệu lực kể từ ngày 15/7/2016. Trong đó, các hành vi vi phạm và các biện pháp xử lý đối với DN vi phạm được quy định cụ thể tại Mục 4 hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực đăng ký kinh doanh đối với DN, hộ kinh doanh, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, hình thức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả (Mục 4 Chương II Nghị định số 50/2016/NĐ-CP). Theo đó, các mức phạt dao động từ thấp nhất là mức phạt 500.000 đồng đối với hành vi thông báo thay đổi nội dung đăng ký DN quá thời hạn quy định từ 01 đến 30 ngày (Khoản 1 Điều 31 Nghị định 50/2016/NĐ-CP) đến cao nhất là mức phạt 30.000.000đ đối với vi phạm các quy định về thành lập DN, cụ thể là các hành vi cố ý định giá tài sản góp vốn khơng đúng giá trị thực tế hoặc tiếp tục kinh doanh khi đã bị thu hồi GCNĐK DN hoặc hoạt động kinh doanh dưới hình thức DN mà khơng đăng ký thành lập DN (Khoản 4 Điều 28 Nghị định 50/2016/NĐ-CP).
Một số vi phạm điển hình đó là hành vi không đăng ký thay đổi với cơ quan đăng ký kinh doanh khi khơng góp đủ vốn Điều lệ như đã đăng ký. Thực tế, nhiều DN vừa và nhỏ như kinh doanh quán net (quán game), nhà hàng, quán ăn… khi tiến hành thủ tục đăng ký DN đã đăng ký vốn điều lệ khá cao từ 1.500.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng và thậm chí có DN đăng ký mức vốn điều lệ cao hơn mức này nhưng sau thời hạn 90 ngày, kể từ ngày được cấp GCNĐK DN mà DN đó khơng thực hiện đăng ký thay đổi vốn điều lệ với cơ quan đăng ký kinh doanh. Với những trường hợp như này mà mức phạt thực tế chỉ dao động từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng (theo khoản 3 Điều 28 Nghị định 50/2016/NĐ-CP); Có một số hành vi vi phạm quy định về kê khai hồ sơ đăng ký DN như hành vi kê khai khơng trung thực, khơng chính xác nội dung hồ sơ đăng ký DN như đã phân tích thực trạng tại chương 2 có nhiều DN đăng ký địa chỉ kinh doanh nhưng tại đó lại khơng có hoạt động kinh doanh hay đăng ký tại địa chỉ này nhưng lại kinh doanh tại địa chỉ khác, một số DN đăng ký ngành nghề này nhưng thực chất lại kinh doanh ngành nghề khác hẳn so với các ngành nghề đã đăng ký… Tuy nhiên, mức phạt tiền đối với hành vi kê khai khơng trung thực, khơng chính xác nội dung hồ sơ đăng ký DN này chỉ dao động từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng (Khoản 1 Điều 24 Nghị định 50/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 6 năm 2016 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư); …
Qua đó, có thể thấy, chế tài xử phạt đối với DN vi phạm các nghĩa vụ đăng ký DN hiện nay chưa đủ sức răn đe, dẫn đến tình trạng DN vi phạm cịn nhiều, ảnh hưởng đến quy luật phát triển tự nhiên của nền kinh tế nước nhà. Chính vì vậy,
76
Nhà nước cần phải có biện pháp tăng mức xử phạt đối với DN vi phạm nghĩa vụ đăng ký DN để đảm bảo đủ tính nghiêm khắc của pháp luật.
3.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về đăng ký DN từ thực
tiễn tỉnh Bắc Giang
3.3.1. Hồn thiện về mơ hình hoạt động của cơ quan đăng ký kinh doanh trên địa bàn Bắc Giang
Hiện nay, cơ quan phụ trách công tác đăng ký thành lập DN trên địa bàn tỉnh Bắc Giang là Phòng ĐKKD của Sở KH& ĐT Bắc Giang. Nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của cơ quan nói trên, việc hồn thiện về chức năng nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức cũng như mơ hình hoạt động là hết sức cấp thiết, trong đó một trong những giải pháp có tính đột phá chính là xây dựng và hồn thiện mơ hình hoạt động của Phịng ĐKKD theo hướng là một đơn vị cung cấp dịch vụ hành chính cơng thân thiện, gần gũi và hiệu quả.
Dựa trên nhưng nội dung nói trên, tác giả đề xuất mơ hình hoạt động của Phòng ĐKKD như sau:
Sơ đồ 3.1. Đề xuất mơ hình hoạt động của phịng ĐKKD
Việc đề xuất xây dựng mơ hình nêu trên là dựa trên căn cứ về chức năng, nhiệm vụ của Phòng ĐKKD được quy định tại Điều 14 Nghị định số 78/2015/NĐ- CP cũng như căn cứ theo hoạt động thực thực tế tại Phịng ĐKKD tại Bắc Giang. Mơ hình này nhằm khắc phục những khó khăn bất cập trong cơng tác tổ chức cũng như vấn đề về mặt nhân sự cho đơn vị. Mặt khác, việc xác định các nội dung hoạt động (các bộ phận) được nêu tại mơ hình dựa trên việc xây dựng quy trình tiếp
Lãnh đạo phòng Bộ phận tiếp nhận hồ sơ Bộ phận xử lý hồ sơ Bộ phận trả kết quả Bộ phận giám sát kiểm định chất lượng Bộ phận tư vấn hỗ trợ DN Bộ phận Đào tạo Bộ phận quản lý thông tin DN Bộ phận hỗ trợ ký thuật
77
nhận, xử lý, cũng như trả hồ sơ về đăng ký thành lập DN. Các bộ phận được nêu tại mơ hình sẽ triển khai các nhiệm vụ như sau:
- Bộ phận tiếp nhận hồ sơ: đây là bộ phận có trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ và trao giấy biên nhận hẹn ngày trả kết quả cho các tổ chức, cá nhân, DN
- Bộ phận xử lý hồ sơ: đây là bộ phận có trách nhiệm xem xét, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ theo quy định của pháp luật.
- Bộ phận trả kết quả: đây là bộ phận có trách nhiệm gửi trả hồ sơ cũng như các kết quả sau khi tổ chức, cá nhân hoàn thiện đúng thủ tục đăng ký thành lập DN.
- Bộ phận giám sát, kiểm định chất lượng: đây là bộ phận có trách nhiệm giám sát về mặt quy trình thực hiện các thủ tục thành lập DN của của cán bộ xử lý thủ tục, tiếp nhận, giải đáp các kiến nghị của người dân liên quan đến quá trình thực hiện thủ tục ĐKDN, cũng như dựa trên những đánh giá của công dân về chất lượng hoạt động để nghiên cứu, đề xuất các phương pháp nâng cao chất lượng của thủ tục ĐKDN.
- Bộ phận tư vấn, hỗ trợ DN: đây là bộ phận nhằm tư vấn, hỗ trợ tổ chức, cá nhân hoàn thiện về mặt thủ tục ĐKDN, tư vấn về quy trình thực hiện thủ tục cũng như những hoạt động sau khi thành lập DN mà DN phải làm theo quy định.- Bộ phận đào tạo: đây là bộ phận nhằm hỗ trợ cho tổ chức, cá nhân trong việc vận hành cổng thơng tin điện tử ĐKDN của Chính phủ, bộ phận này có trách nhiệm đào tạo, hướng dẫn tổ chức, cá nhân ĐKDN, cũng như triển khai một số những nội dung khác về DN thông qua cổng thông tin điện tử. Ngồi ra bộ phận này có thêm chức năng hướng dẫn cơ quan ĐKKD cấp huyện về hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký hộ kinh doanh.
- Bộ phận quản lý thơng tin DN: đây là bộ phận có trách nhiệm quản lý hồ sơ của DN sau khi đăng ký thành lập, thông qua cơ sở dữ liệu quốc gia về ĐKDN. - Bộ phận hỗ trợ kỹ thuật: đây là bộ phận có trách nhiệm xây dựng các phương án ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động ĐKDN cũng như giải quyết, hỗ trợ những vấn đề về mặt kỹ thuật trong q trình vận hành, ứng dụng cơng nghệ thơng tin trong ĐKDN. Như vậy, với mơ hình nêu trên, tổ chức, cá nhân trong thành lập DN sẽ đóng vai trị là trung tâm trong triển khai thủ tục đăng ký thành lập DN, theo đó họ vừa là đối tượng được cung cấp dịch vụ công, vừa là đối tượng đánh giá, vừa là đối tượng được tư vấn, đào tạo để thực hiện tốt các thủ tục
78
mà nhà nước quy định trong thành lập DN. Để xây dựng mơ hình như tác giả đề xuất, cần triển khai một số các nội dung như sau:
Thứ nhất, hoàn thiện về chức năng nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của Phòng