Yếu tố khách quan.

Một phần của tài liệu Những điểm mới về thỏa ước lao động tập thể theo bộ luật lao động năm 2019 và tác động đến quan hệ lao động (Trang 30 - 33)

Thứ nhất, yếu tố chính trị, pháp luật: Nhà nước được xác định là trung

tâm quyền lực chính trị - là cơng cụ giai cấp để Đảng cầm quyền và hiện thực hoá các chủ trương, đường lối của mình đến với người dân, vì xét cho cùng thì“Tính giai cấp của nhà nước thể hiện ở chỗ nhà nước là bộ máy đặc biệt do

giai cấp cầm quyền tổ chức ra” nên trong quá trình thực thi các hoạt động của

mình, nhà nước luôn thể hiện rõ vai trò là nhà tổ chức quản lý và liên tục sửa đổi, bổ sung pháp luật lao động chung và pháp luật về xây dựng, thực hiện

25

TƯLĐTT nói riêng sao cho phù hợp với định hướng phát triển và sự quản lý của nhà nước4

.

Pháp luật Việt Nam là sự thể chế hóa đường lối, chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam. Đảng Cộng sản Việt Nam là đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời của nhân dân lao động, là lực lượng lãnh đạo nhà nước và xã hội5. Đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng là những định hướng mang tính chất chiến lược liên quan đến vấn đề đối nội và đối ngoại, ln giữ vai trị chỉ đạo đối với nội dung, phương hướng xây dựng pháp luật ở Việt Nam. Do đó, mọi quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật nói chung và pháp luật về lao động nói riêng đều phải phù hợp với đường lối, chính sách của Đảng.

Trên cơ sở đó, việc hình thành, thực hiện pháp luật nói chung và pháp luật TƯLĐTT nói riêng chịu sự ảnh hưởng rất lớn từ yếu tố chính trị, pháp luật của đất nước. Nếu như mơi trường chính trị – xã hội của đất nước ổn định, phát triển bền vững sẽ tạo điều kiện thuận lợi đối với hoạt động thực hiện pháp luật, vì nó củng cố ý thức và niềm tin chính trị của cán bộ, Đảng viên và quần chúng nhân dân đối với sự lãnh đạo của Đảng, gia tăng lập trường chính trị – tư tưởng của các cá nhân có thẩm quyền áp dụng pháp luật. Ngược lại, trong điều kiện xã hội thiếu dân chủ, bất ổn định, thơng tin nghèo nàn, thậm chí bị bưng bít thì việc hình thành, thực hiện pháp luật lao động nói chung và pháp luật về TƯLĐTT nói riêng sẽ trở nên kém hiệu quả trong thực tiễn, không đảm bảo được quyền và lợi ích của người dân.

Thứ hai, sự phát triển về kinh tế - xã hội: Yếu tố kinh tế bao gồm tổng

thể các điều kiện, hoàn cảnh về kinh tế - xã hội, hệ thống các chính sách kinh tế, chính sách xã hội và việc triển khai thực hiện, áp dụng chúng trong thực tế xã hội. Nền kinh tế - xã hội phát triển năng động, bền vững sẽ là điều kiện thuận lợi cho các quan hệ lao động phát triển, tác động tích cực tới đời sống của các 4 http://tapchimattran.vn/nghien-cuu/mot-so-van-de-ly-luan-va-thuc-tien-ve-noi-dung-va-phuong-thuc-cam- quyen-cua-dang-cong-san-viet-nam-39535.html 5 http://www.xaydungdang.org.vn/home/giai_bua_liem__vang/2021/14857/dang -cong-san-viet-nam-lanh-dao- nha-nuoc-va-xa-hoi.aspx

26

tầng lớp xã hội. Ngược lại, nền kinh tế - xã hội chậm phát triển, kém năng động và hiệu quả sẽ có thể ảnh hưởng tiêu cực tới đời sống của các tầng lớp xã hội.

Quá trình thực thi pháp luật lao động nói chung và hình thành thỏa ước lao động nói riêng chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của sự phát triển kinh tế – xã hội. Nước ta là một nước đang phát triển, trình độ kinh tế xã hội ở mỗi vùng miền là khác nhau, do đó nó cũng ảnh hưởng nhất định đến việc thực hiện pháp luật về TƯLĐTT ở nước ta. Kinh tế có phát triển, đời sống vật chất của các tầng lớp dân cư được cải thiện, lợi ích kinh tế được đảm bảo thì nhân dân sẽ phấn khởi, tin tưởng vào đường lối kinh tế, chính sách pháp luật, sự lãnh đạo của Đảng và hoạt động điều hành, quản lý của Nhà nước. Khi đó, niềm tin của các chủ thể đối với pháp luật lao động nói chung và pháp luật về TƯLĐTT nói riêng được củng cố, hoạt động thực hiện pháp luật sẽ mang tính tích cực, thuận chiều, phù hơp với các giá trị, chuẩn mực pháp luật hiện hành. Đồng thời, các chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật sẽ dễ dàng đến được với đông đảo cán bộ và nhân dân; nhu cầu tìm hiểu, trang bị thông tin, kiến thức pháp luật trở thành nhu cầu tự giác, thường trực trong suy nghĩ và hành động của họ. Điều đó giúp cho hoạt động thực hiên pháp luật lao động nói riêng và pháp luật về xây dựng, thực hiện TƯLĐTT nói riêng của các chủ thể mang tính tự giác, tích cực6

.

Cịn khi kinh tế chậm phát triển, thu nhập thấp, tình trạng thất nghiệp gia tăng, lợi ích kinh tế không được đảm bảo, đời sống của cán bộ, nhân dân gặp khó khăn thì tư tưởng sẽ diễn biến phức tạp, cái xấu có cơ hội nảy sinh, tác động tiêu cực tới việc thực hiện pháp luật lao động và cũng là một trong những nguyên nhân gây ra tranh chấp lao động, là cơ sở để hình thành nên TƯLĐTT.

Thứ ba, yếu tố phong tục, tập quán: Các đặc điểm xã hội, văn hóa, phong

tục, tập quán cũng như các yếu tố đặc điểm tự nhiên, lịch sử và kinh tế từng vùng, từng dân tộc có tác động lớn trong việc xây dựng, thực thi pháp luật lao động nói chung cũng như việc hình thành, thực hiện TƯLĐTT nói riêng.

6

https://tcnn.vn/news/detail/48034/Cac-yeu-to-tac-dong-den-xay-dung-chinh-sach-phap-luat-phat-trien-vung- dong-bao-dan-toc-thieu-so-o-Viet-Nam.html

27

Phong tục, tập quán là một bộ phận quan trọng của hệ thống văn hóa, phản ánh “nhãn quan” của một cộng đồng dân tộc bao gồm vật chất tự nhiên, môi trường sống xung quanh và những quy tắc ứng xử tương ứng của cộng đồng7

. Phong tục, tập qn, văn hóa được hình thành trên nền tảng tâm lý xã hội của một cộng đồng, ý thức hệ của một dân tộc. Văn hóa tạo nên sự gắn kết giữa các cá nhân và cộng đồng xã hội trong tính thống nhất và phổ biến. Từ nhận thức chung về thế giới quan và chịu ràng buộc bởi các quy định của luật tục, phong tục, tập quán đã ảnh hưởng sâu sắc đến suy nghĩ, hành vi của mỗi con người, quy định lại những suy nghĩ, hành vi của họ. Từ đó, tạo nên tâm lý xã hội cộng đồng và chuyển hóa cao hơn thành ý thức hệ của một dân tộc, thành thượng tầng kiến trúc của dân tộc, đó là tư tưởng.

Trong một cộng đồng xã hội mà cấp độ và quy mô hẹp như ở các vùng DTTS miền núi nước ta, với nhiều yếu tố biệt lập thì tính liên kết nội tại và sự khác biệt với cái chung của xã hội càng lớn. Vì vậy, mỗi chính sách pháp luật lao động nói chung, pháp luật về xây dựng, thực hiện TƯLĐTT nói riêng khi can thiệp phải phù hợp với thực tiễn đời sống và tình cảm, tâm lý người dân và cộng đồng, định hướng và chuyển hóa từng bước những yếu tố văn hóa đó trong từng bối cảnh cụ thể. Tính phù hợp thể hiện ở việc phát huy được những tinh hoa văn hóa truyền thống, vượt qua được rào cản của các hủ tục, hướng đến cuộc sống mới văn minh, hiện đại, phát triển nhưng vẫn giữ gìn được bản sắc văn hóa của dân tộc mình.

Một phần của tài liệu Những điểm mới về thỏa ước lao động tập thể theo bộ luật lao động năm 2019 và tác động đến quan hệ lao động (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)