Điểm mới về các quy định liên quan đến loại hình thỏa ước lao động tập thể.

Một phần của tài liệu Những điểm mới về thỏa ước lao động tập thể theo bộ luật lao động năm 2019 và tác động đến quan hệ lao động (Trang 39 - 41)

động tập thể.

Thỏa ước lao động tập thể là cơ sở pháp lý quan trọng để xem xét giải quyết tranh chấp lao động tập thể, một khi có tranh chấp lao động tập thể xảy ra. Khi thỏa ước lao động tập thể nếu được ký kết đúng theo quy định của pháp luật sẽ góp phần xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ, tăng cường kỷ luật trong doanh nghiệp thì sẽ là cơ sở quan trọng để doanh nghiệp tiến hành ký hợp đồng lao động với người lao động, phù hợp với điều kiện, khả năng của doanh nghiệp, đảm bảo quyền lợi của hai bên.

Theo đó, khoản 1 Điều 73 BLLĐ 2012 có quy định các loại hình TƯLĐTT bao gồm: “Thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp, thỏa ước lao động tập thể ngành và hình thức thỏa ước lao động tập thể khác do Chính phủ quy định”. Hiện nay, pháp luật chỉ quy định hai loại hình TƯLĐTT chính là

TƯLĐTT doanh nghiệp và TƯLĐTT ngành, bên cạnh đó, pháp luật cũng quy định mở về một số loại hình TƯLĐTT khác “do Chính phủ quy định”. Điều đó đặt ra một thực tế là trong quá trình áp dụng các quy định của BLLĐ 2012, đã xuất hiện thêm những loại hình TƯLĐTT mới mà pháp luật chưa có sự ghi nhận, cụ thể đó là sự kiện Thỏa ước Lao động tập thể nhóm Doanh nghiệp du lịch tại Đà Nẵng được thương lượng và ký kết lần đầu vào tháng 01 năm 2016 với sự tham gia của 4 doanh nghiệp (DN) và 750 người lao động (NLĐ). Từ năm 2017, Thoả ước LĐTT Nhóm DN du lịch tiếp tục được thương lượng và mở rộng. Ngày 22/12/2018 Nhóm thí điểm Liên đồn Lao động (LĐLĐ) và Hiệp hội Du lịch thành phố Đà Nẵng đã hoàn tất thương lượng và ký kết Thoả ước LĐTT Nhóm DN mở rộng, tăng số lượng các DN du lịch tham gia lên 10 DN với gần 2,400 NLĐ (trong đó 46% là lao động nữ). Sự kiện này đánh dấu

34

một bước phát triển mới trong thực tiễn thương lượng và ký kết Thoả ước LĐTT Nhóm DN tại Việt Nam10

.

Loại hình TƯLĐTT nhiều doanh nghiêp này thường được sử dụng ở nhiều những quốc gia có nền kinh tế phát triển với hoạt động sản xuất, kinh doanh thường được tổ chức thành những khu vực như khu công nghiệp, khu chế xuất, vùng công nghiệp. Để xây dựng được loại TƯLĐTT này cũng đòi hỏi các tổ chức đại diện của hai bên chủ thể cần được trang bị về mọi mặt như kiến thức pháp lý, tạo sự cân bằng trong điều kiện kinh tế giữa các thành viên tham gia thỏa ước.

Với sự hình thành của TƯLĐTT nhiều doanh nghiệp nêu trên, một yêu cầu được đặt ra là pháp luật cần có sự sửa đổi, bổ sung như thế nào để đáp ứng được nhu cầu nêu trên, đồng thời cũng cần phải có sự điều chỉnh của pháp luật một cách cụ thể để cho các TƯLĐTT nhiều doanh nghiệp được thương lượng, ký kết, thực hiện một cách có hiệu quả trên thực tế, đảm bảo được các quyền và lợi ích hợp pháp của các bên khi tham gia vào TƯLĐTT nhiều doanh nghiệp nêu trên. Khắc phục được những bất cập, hạn chế của BLLĐ 2012 thì tại khoản 1 Điều 75 BLLĐ 2019 đã bổ sung thêm hình thức TƯLĐTT có nhiều doanh nghiệp, theo đó: “Thỏa ước lao động tập thể bao gồm thỏa ước lao động tập thể

doanh nghiệp, thỏa ước lao động tập thể ngành, thỏa ước lao động tập thể có nhiều doanh nghiệp và các thỏa ước lao động tập thể khác”. Bên cạnh đó, để

tạo cơ sở cho loại thoả ước lao động tập thể có nhiều doanh nghiệp và thỏa ước lao động tập thể ngành ra đời và hoạt động đúng pháp luật, bảo đảm quyền tự do liên kết, thúc đẩy thương lượng tập thể và kí kết thoả ước lao động tập thể, Bộ luật Lao động năm 2019 quy định cụ thể về nguyên tắc, nội dung, quy trình tiến hành thương lượng, chủ thể đại diện thương lượng các loại thỏa ước này. Theo đó, nguyên tắc, nội dung thương lượng tập thể ngành, thương lượng tập thể có nhiều doanh nghiệp tham gia thực hiện như nguyên tắc thương lượng tập thể nói chung. Quy trình tiến hành thương lượng tập thể ngành, thương lượng tập thể có

10

35

nhiều doanh nghiệp tham gia do các bên thỏa thuận quyết định, bao gồm cả việc thỏa thuận tiến hành thương lượng tập thể thông qua Hội đồng thương lượng tập thể. Trường hợp thương lượng tập thể ngành thì đại diện thương lượng là tổ chức cơng đồn ngành và tổ chức đại diện người sử dụng lao động cấp ngành quyết định. Trường hợp thương lượng tập thể có nhiều doanh nghiệp tham gia thì đại diện thương lượng do các bên thương lượng quyết định trên cơ sở tự nguyện, thỏa thuận.

Một phần của tài liệu Những điểm mới về thỏa ước lao động tập thể theo bộ luật lao động năm 2019 và tác động đến quan hệ lao động (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)