ƢỚC LAO ĐỘNG TẬP THỂ

Một phần của tài liệu Những điểm mới về thỏa ước lao động tập thể theo bộ luật lao động năm 2019 và tác động đến quan hệ lao động (Trang 61 - 64)

Việc đổi mới, nâng cao chất lượng thương lượng, ký kết và thực hiện thoả ước lao động tập thể là vấn đề cấp bách và cần thiết nhằm tạo bước chuyển biến tích cực trong hoạt động của các cấp cơng đồn, đồng thời góp phần thực hiện tốt Chỉ thị số 22/CT-TW ngày 05/6/2008 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về

“Tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo việc xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ trong doanh nghiệp”. Bên cạnh đó, Nghị quyết Đại hội

XI Cơng đồn Việt Nam đề ra 4 chương trình trọng tâm của tổ chức Cơng đồn, trong đó có chương trình "Nâng cao chất lượng thương lượng, ký kết, thực hiện

có hiệu quả Thỏa ước lao động tập thể". Đây là cơ sở quan trọng để các cấp công

đoàn tập trung chỉ đạo, hướng dẫn cơ sở đẩy mạnh việc đối thoại, đàm phán thương lượng tập thể, xây dựng Thỏa ước lao động tập thể (TULĐTT) trong doanh nghiệp có chất lượng tốt, đảm bảo thực thi tối đa quyền, lợi ích của người lao động, người sử dụng lao động, góp phần xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ trong doanh nghiệp

Trên cơ sở phân tích quy định của pháp luật, đánh giá thực trạng về thương lượng, ký kết và thực hiện TƯLĐTT, chỉ ra những ưu điểm, bất cập của quy định pháp luật và hạn chế cũng như nguyên nhân của việc thực thi pháp luật lao động về TƯLĐTT ở nước ta hiện nay. Qua đó, tiếp tục kiến nghị, hồn thiện pháp luật, giải pháp nâng cao chất lượng thực hiện pháp luật về TƯLĐTT trong thời gian tới.

3.1. Kiến nghị hoàn thiện pháp luật về thỏa ƣớc lao động tập thể

Thứ nhất, cần quy định cụ thể và rõ ràng hơn các nguyên tắc trong thương lượng tập thể và ký kết TƯLĐTT doanh nghiệp.

Các nguyên tắc trong thương lượng và ký kết TƯLĐTT được BLLĐ 2012 và BLLĐ 2019 ghi nhận là những nguyên tắc quan trọng và phù hợp trong việc điều chỉnh, định hướng hoạt động thương lượng và ký kết thỏa ước. Tuy

56

nhiên, pháp luật mới chỉ dừng lại ở việc ghi nhận nguyên tắc mà chưa có những quy định cụ thể về nội hàm nguyên tắc và những bảo đảm trong việc thực hiện nguyên tắc đó,

Việc quy định khơng cụ thể các ngun tắc đó cũng có thể dẫn đến những vi phạm trên thực tế, vi phạm các nguyên tắc thương lượng tập thể. Do vậy, pháp luật nên ban hành các văn bản dưới luật hướng dẫn, làm rõ ràng hơn nội dung của các nguyên tắc đó và có những quy định cụ thể, đảm bảo thực hiện và đồng thời quy định chế tài xử phạt với những hành vi vi phạm nguyên tắc cũng như những vi phạm việc đảm bảo thực hiện các nguyên tắc đó. Xác định rõ ràng, cụ thể và bảo đảm các nguyên tắc cơ bản chi phối tồn bộ q trình thương lượng là ký kết thỏa ước là một yếu tố hết sức quan trọng để đạt được hiệu quả thực sự của TƯLĐTT trong việc bình ổn QHLĐ.

Đặc biệt, với nguyên tắc thiện chí - nguyên tắc này được ghi nhận tại BLLĐ 2012 và BLLĐ 2019, tuy nhiên chưa có sự làm rõ về mặt nội dung của nguyên tắc này cũng như quy định những hành vi vi phạm nguyên tắc thương lượng thiện chí, đồng thời có những chế tài xử phạt đối với các hành vi đó, đảm bảo nguyên tắc được thực hiện trên thực tế. Mặc dù biểu hiện của sự ko thiện chí trong thương lượng là ký kết TƯLĐTT là rất đa dạng, tinh vi nhưng pháp luật cung nên quy định những vi phạm điển hình của ngun tắc thiện chí để có hướng xử lý những vi phạm đó trên thực tế như khống chế, kiểm soát NLĐ và Cơng đồn, tổ chức đại diện tập thể lao động tham gia thương lượng tập thể; cản trở; gây khó khăn trong quá trình TLTT như việc NSDLĐ có ham gia nhưng khơng hợp tác khi thương lượng dẫn đến việc thương lượng không đạt kết quả.

Thứ hai, hoàn thiện các quy định của pháp luật về thỏa ước lao động tập thể vô hiệu

Hiện nay, theo quy định của pháp luật, trong BLLĐ 2012 cũng như BLLĐ 2019 thì TƯLĐTT vơ hiệu được chia làm hai loại là TƯLĐTT vô hiệu từng phần và TƯLĐTT vơ hiệu tồn bộ, Tuy nhiên TƯLĐTT vơ hiệu thì quyền, nghĩa vụ và lợi ích của các bên ghi trong thỏa ước tương ứng với tồn bộ hoặc phần bị tun

57

bố vơ hiệu được giải quyết theo quy định của pháp luật. Nhưng hiện nay, chưa có quy định cách xử lý TƯLĐTT vô hiệu. Do đó, cần bổ sung các quy định về quyền và nghĩa vụ của các bên khi tham gia TƯLĐTT, khi phần nội dung của thỏa ước bị tuyên bố vô hiệu từng phần thì quyền và nghĩa vụ của các bên sẽ tuân thủ theo quy định của pháp luật lao động tương ứng với phần nội dung TƯLĐTT vô hiệu, hoặc tiến hành sửa đổi, bổ sung nội dung của TƯLĐTT. Đối với trường hợp TƯLĐTT vô hiệu tồn bộ, cần có văn bản dưới luật hướng dẫn chi tiết cách xử lý TƯLĐTT vô hiệu đối với từng trường hợp. Cụ thể, đối với trường hợp TƯLĐTT có nội dung trái với quy định pháp luật, cơ quan nhà nước có thẩm quyền cần có trách nhiệm hướng dẫn các bên tiến hành thương lượng và xây dựng lại một bản TƯLĐTT mới. Với trường hợp TƯLĐTT vô hiệu do người ký không đúng thẩm quyền, hướng dẫn các bên xác định đúng chủ thể có thẩm quyền ký kết TƯLĐTT và tiến hành ký lại TƯLĐTT, trong trường hợp chủ thể ký kết TƯLĐTT được ủy quyền cần tuân thủ đúng về điều kiện ủy quyền theo luật định. Với trường hợp TƯLĐTT vô hiệu do khơng đúng quy trình thương lượng, cần tiến hành thương lượng tập thể lại để ký lại thỏa ước.

Bên cạnh đó, đối với vấn đề vơ hiệu về TƯLĐTT ngành và TƯLĐTT có nhiều doanh nghiệp, BLLĐ 2012 cũng như BLLĐ 2019 chưa có sự quy định cụ thể về cơ quan có thẩm quyền tuyên bố TƯLĐTT ngành cũng như TƯLĐTT có nhiều doanh nghiệp vơ hiệu. Theo đó, TƯLĐTT ngành và TƯLĐTT có nhiều doanh nghiệp có phạm vi rộng lớn, các thành viên của thỏa ước có thể nằm rải rác ở nhiều địa phương khác nhau trong cả nước, đồng thời, nội dung của các thỏa ước trên cũng có sự tác động một cách trực tiếp và to lớn đến sự ổn định về kinh tế - xã hội, đồng thời sau khi các TƯLĐTT ngành cũng như TƯLĐTT nhiều doanh nghiệp có hiệu lực đều được gửi lên Bộ Lao động – Thương binh và xã hội. Do đó, pháp luật lao động nên bổ sung quy định cơ quan có thẩm quyền tun bố các loại hình TƯLĐTT trên vơ hiệu phù hợp với bản chất, mức độ và phạm vi trên thực tế.

58

Thứ ba, sửa đổi, bổ sung các quy định liên quan đến kết quả hoà giải của Hoà giải viên lao động

Theo đó, kết quả hồ giải thành TCLĐ tập thể về lợi ích có giá trị như thoả ước lao động tập thể của doanh nghiệp được quy định tại Khoản 2 Điều 196 BLLĐ 2019 nhưng BLLĐ 2019 lại quy định trường hợp HGVLĐ đã hoà giải thành nhưng một trong các bên không thực hiện thoả thuận trong biên bản hồ giải thành thì các bên tranh chấp có quyền yêu cầu HĐTTLĐ giải quyết hoặc tập thể lao động tiến hành các thủ tục để đình cơng (Khoản 3 Điều 196 BLLĐ năm 2019). Có thể nhận thấy rằng quy định cho phép tập thể lao động tiến hành các thủ tục để đình cơng là khơng phù hợp với quy định về giá trị pháp lý của kết quả hoà giải thành TCLĐ tập thể về lợi ích, do đó pháp luật cần có sự sửa đổi nhằm nâng cao giá trị pháp lý của kết quả hoà giải thành TCLĐ tập thể về lợi ích, đồng thời cũng là nâng cao tính hiệu lực và giá trị của thoả ước lao động tập thể của doanh nghiệp trên thực tế.

Một phần của tài liệu Những điểm mới về thỏa ước lao động tập thể theo bộ luật lao động năm 2019 và tác động đến quan hệ lao động (Trang 61 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)