Sử dụng và đánh giá nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng nhân lực của trung tâm mạng lưới mobifone miền bắc (Trang 40 - 42)

1.4. Nội dung các hoạt động nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong tổ chức

1.4.5. Sử dụng và đánh giá nguồn nhân lực

Sử dụng và đánh giá nguồn nhân lực là một trong các khâu quan trọng giúp hoạt động nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chức.

- Sử dụng nguồn nhân lực

Sử dụng nguồn nhân lực chính là việc bố trí nhân lực vào các vị trí trong tổ chức để họ có thể thực hiện các nhiệm vụ mà nhà quản lý đề ra ở các vị trí mà họ đảm nhiệm.

Để nguồn nhân lực phát huy tốt nhất khả năng của mình thì sử dụng nhân lực phải đảm bảo nguyên tắc đúng người, đúng việc, đúng vị trí cơng tác. Nếu nhân lực được bố trí sử dụng vào các vị trí phù hợp với trình độ chuyên môn, khả năng của từng người lao động để từ đó họ có thể phát huy hết sở trường, năng lực, nâng cao khả năng sáng tạo trong tổ chức thì hiệu quả hoạt động của tổ chức sẽ được nâng lên. Như vậy hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực mới phản ánh hết được chất lượng của nguồn nhân lực trong tổ chức.

- Đánh giá nguồn nhân lực

Đánh giá nguồn nhân lực là q trình nghiên cứu, phân tích và so sánh giữa tiêu chuẩn đã đề ra với kết quả công việc thực hiện của nhân lực trong một thời gian nhất định.

Việc đánh giá nguồn nhân lực có ý nghĩa rất lớn trong việc sử dụng nhân lực cũng như trả thù lao cho nhân lực, cụ thể là:

Thứ nhất, việc đánh giá nguồn nhân lực giúp cung cấp các thông tin về mức độ thực hiện công việc của nhân lực so với các tiêu chuẩn đề ra hoặc giúp so với nhân lực khác.

Thứ hai, việc đánh giá nguồn nhân lực giúp nhân lực điều chỉnh, sữa chữa các sai lầm trong quá trình làm việc.

Thứ ba, việc đánh giá nguồn nhân lực giúp kích thích, động viên nhân viên thực hiện cơng việc ngày càng tốt hơn. Nếu nhân lực nào đó bị đánh giá là làm việc chưa tốt thì họ sẽ cố gắng làm tốt hơn để đáp ứng yêu cầu của tổ chức. Nếu nhân lực được đánh giá là tốt thì cũng là nguồn động viên tinh thần thể hiện tổ chức ghi nhận sự cố gắng của họ, từ đó người lao động cũng phấn chấn hơn trong cơng tác.

Thứ tư, việc đánh giá nguồn nhân lực giúp cung cấp các thông tin làm cơ sở cho các vấn đề có kế hoạch đào tạo, trả lương, khen thưởng, thuyên chuyển nhân viên, cải tiến cơ cấu tổ chức,...

Việc đánh giá nguồn nhân lực trong tổ chức cần phải được thực hiện một cách thường xuyên, liên tục, định kỳ. Để xác định được chất lượng nguồn nhân lực của tổ chức hiện đang ở mức nào thì việc đánh giá phải chính xác. Do đó cần phải có các tiêu chí đánh giá cụ thể, rõ ràng, hoàn chỉnh.

Việc đánh giá nguồn nhân lực cịn là hoạt động quan trọng giúp khích lệ nhân lực trong tổ chức làm việc tốt hơn, đồng thời giúp tổ chức thấy được thành tích của người lao động để khen thưởng, động viên một cách nhanh chóng, kịp thời.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng nhân lực của trung tâm mạng lưới mobifone miền bắc (Trang 40 - 42)