Nội dung chủ yếu của pháp luật về an toàn thực phẩ mở Việt

Một phần của tài liệu Pháp luật về an toàn thực phẩm từ thực tiễn thực hiện tại tỉnh hòa bình (Trang 25 - 27)

4.1 .Đối tượng nghiên cứu

7. Kết cấu của luận văn

1.2. Những vấn đề cơ bản của pháp luật về an toàn thực phẩm

1.2.3. Nội dung chủ yếu của pháp luật về an toàn thực phẩ mở Việt

Nam

Pháp luật về ATTP quy định về quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân trong bảo đảm an toàn thực phẩm; Những hành vi bị cấm; Điều kiện bảo đảm an toàn đối với thực phẩm, sản xuất, kinh doanh thực phẩm và nhập khẩu, xuất khẩu thực phẩm; quảng cáo, ghi nhãn thực phẩm; kiểm nghiệm thực phẩm; phân tích nguy cơ đối với an tồn thực phẩm; phịng ngừa, ngăn chặn và khắc phục sự cố về an tồn thực phẩm; thơng tin, giáo dục, truyền thơng về an tồn thực phẩm; Thanh tra, kiểm tra ATTP; chế tài xử phạt vi phạm trong lĩnh vực ATTP và trách nhiệm quản lý về an toàn thực phẩm7

.

Sau khi Luật An tồn thực phẩm có hiệu lực thi hành, Đảng, Nhà nước, Chính phủ, các bộ, ngành đã ban hành nhiều văn bản lãnh đạo, chỉ đạo, hướng dẫn, làm cơ sở cho việc tổ chức triển khai thực hiện Luật, cụ thể:

- Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa XI ban hành Chỉ thị số 08-CT/TW ngày 21/10/2011 về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với vấn đề an

tồn thực phẩm trong tình hình mới”. Các cấp ủy Đảng, chính quyền, các ban

ngành đoàn thể từ Trung ương đến các tỉnh, quận, huyện, phường, xã đã vào cuộc quyết liệt để triển khai có hiệu quả các quy định của pháp luật về ATTP. - Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt chiến lược Quốc gia an toàn thực phẩm giai đoạn 2011-2020 và tầm nhìn 2030 (Quyết định 20/QĐ-TTg ngày 04/01/2012); phê duyệt chương trình mục tiêu quốc gia vệ sinh an toàn thực phẩm giai đoạn 2012-2015 (Quyết định 1228/QĐ-TTg ngày 07/9/2012); Chỉ thị 34/CT-TTg ngày 11/12/2014 về việc tiếp tục đẩy mạnh công tác bảo đảm an toàn thực phẩm và phịng chống ngộ độc thực phẩm trong tình hình mới; Chỉ thị số 13/CT-TTg ngày 09/5/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng

7

20

cường trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm; Chỉ thị số 20/CT- TTg ngày 17/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc chấn chỉnh hoạt động thanh tra, kiểm tra đối với doanh nghiệp; Chỉ thị số 17/CT-TTg ngày 13/4/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước về an tồn thực phẩm trong tình hình mới ;

- Chính phủ ban hành nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 02/02/2018 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm ( thay thế nghị định 38/2012/NĐ-CP ngày 25/4/2012 về quy định chi tiết một số điều của Luật An toàn thực phẩm); Nghị định số 115/2018/NĐ-CP ngày 04/9/2018 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm (thay thế Nghị định số 178/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về an tồn thực phẩm); Nghị định số 155/2018/NĐ-CP ngày 12/11/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế;

- Bộ Y tế ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, trong đó đáng chú ý là: Thơng tư số 15/2012/TT-BYT quy định về điều kiện chung bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm; Thông tư số 26/2012/TT- BYT quy định cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm chức năng, thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, nước khoáng thiên nhiên, nước uống đóng chai; dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của Bộ Y tế; Thông tư số 30/2012/TT-BYT quy định về điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, kinh doanh thức ăn đường phố. Trong đó có quy chuẩn kỹ thuật quốc gia của Bộ Y tế về chất lượng nước ăn uống, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia của Bộ Y tế về chất lượng nước sinh hoạt; Thông tư số 47/2014/TT-BYT ngày 11/12/2014 của Bộ Y tế hướng dẫn quản lý an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống... hiện tại các thông tư này đã khơng cịn hiệu lực, các nội dung trên được quy định trong Nghị định số 67/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định về điều kiện sản xuất, kinh doanh thuộc lĩnh vực quản lý chuyên ngành của Bộ Y tế;

21

- Bộ Công thương và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành văn bản quy phạm pháp luật như: Thông tư số 45/TT-BNNPTNT ngày 03/12/2014 quy định việc kiểm tra cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp và kiểm tra, chứng nhận cơ sở sản xuất kinh doanh nông lâm thủy sản đủ điều kiện an tồn thực phẩm; Thơng tư số 51/TT-BNNPTNT ngày 27/12/2014quy định điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm và phương thức quản lý các cơ sở sản xuất ban đầu nhỏ lẻ; Thông tư 38/2018/TT-BNNPTNT ngày 25/12/2018 quy định việc thẩm định, chứng nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông, lâm, thủy sản đủ điều kiện ATTP thuộc phạm vi quản lý của Bộ nông nghiệp phát triển nông thôn. Thông tư số 46/TT-BCT ngày 28/12/2012 của Bộ Công thương quy định về hoạt động kiểm tra chất lượng, an toàn thực phẩm trong quá trình sản xuất thực phẩm thuộc trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ Công thương; Thông tư số 58/2014/TT-BCT ngày 22/12/2014 của Bộ Công thương quy định cấp, thu hồi giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công thương; Thông tư số 57/2015/TT-BCT ngày 31/12/2015 của Bộ Công thương quy định điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm trong sản xuất thực phẩm nhỏ lẻ thuộc trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ Công thương; Thông tư 43/2018/TT-BCT ngày 15/11/2018 quy định về quản lý ATTP thuộc trách nhiệm của Bộ Công thương.

- Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công thương ban hành Thông tư liên tịch số 13/2014/TTLT-BYT-BNNPTNT-BCT ngày 09/4/2014 hướng dẫn việc phân công, phối hợp trong quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm.

Cùng với các văn bản theo hệ thống pháp luật về an toàn thực phẩm, nhiều luật mới hoặc sửa đổi bổ sung có liên quan tới công tác quản lý ATTP như: Luật Thương mại, Luật Chất lượng sản phẩm hàng hóa; Luật Quảng cáo... Hệ thống các văn bản trên đã tạo hành lang pháp lý để kiểm soát chất lượng ATTP, đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước về ATTP và yêu cầu hội nhập quốc tế.

Một phần của tài liệu Pháp luật về an toàn thực phẩm từ thực tiễn thực hiện tại tỉnh hòa bình (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)