Vai trò và ý nghĩa của pháp luật về an toàn thực phẩm trong đờ

Một phần của tài liệu Pháp luật về an toàn thực phẩm từ thực tiễn thực hiện tại tỉnh hòa bình (Trang 27 - 34)

4.1 .Đối tượng nghiên cứu

7. Kết cấu của luận văn

1.2. Những vấn đề cơ bản của pháp luật về an toàn thực phẩm

1.2.4. Vai trò và ý nghĩa của pháp luật về an toàn thực phẩm trong đờ

22

Bảo đảm an toàn thực phẩm là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu, vừa cấp bách, vừa lâu dài của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, của cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền các cấp, trước hết là của người đứng đầu; là chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội hằng năm ở các cấp. Hệ thống pháp luật bảo đảm ATTP bằng việc thể chế hóa các chủ trương, chính sách của Đảng, chiến lược, kế hoạch nhà nước trong công tác bảo đảm ATTP và quy định các phương tiện, biện pháp, nhân lực,... để đảm bảo thực hiện các chính sách, kế hoạch đó. Chính vì thế, pháp luật về ATTP đã trở thành công cụ hữu hiệu để quản lý lĩnh vực này.

Đặc biệt thời gian qua, pháp luật về ATTP ở nước ta đã từng bước được xây dựng và hồn thiện, góp phần điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh, liên quan đến lĩnh vực an toàn thực phẩm. Nắm vững pháp luật về ATTP là trách nhiệm của nhà nước cùng các bộ, ngành liên quan, mỗi doanh nghiệp, mỗi cá nhân để nâng cao chất lượng đời sống cho người dân Việt Nam. Trong đó các doanh nghiệp đóng vai trị then chốt qua đó tiến đến mục tiêu xuất khẩu hàng thực phẩm Việt Nam ra toàn khu vực cũng như thế giới. Nhìn chung có thể đánh giá vai trị và ý nghĩa của pháp luật về ATTP ở Việt Nam qua những điểm sau:

Một là, pháp luật về an tồn thực phẩm đóng vai trị quan trọng trong

việc đảm bảo thực hiện các quy chuẩn, tiêu chuẩn về an tồn thực phẩm, đồng thời cơng nhận những thực phẩm đạt chuẩn bảo đảm an toàn

Những quy định cụ thể điều kiện bảo đảm an toàn đối với thực phẩm, luật an toàn thực phẩm 2010 và các văn bản hướng dẫn thi hành có vai trị không thể thay thế được trong việc đảm bảo thực hiện các quy định về tiêu chuẩn, quy chuẩn an toàn thực phẩm. Cụ thể, Điều 10 Luật An toàn thực phẩm năm 2010 quy định điều kiện chung về bảo đảm an toàn đối với thực phẩm như sau:“1. Đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật tương ứng, tuân thủ quy định về giới hạn vi sinh vật gây bệnh, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, dư lượng thuốc thú y, kim loại nặng, tác nhân gây ô nhiễm và các chất khác trong thực phẩm có thể gây hại đến sức khỏe, tính mạng con người; 2. Tùy từng loại thực phẩm, ngoài các quy định tại khoản 1 Điều này, thực phẩm còn phải đáp ứng một hoặc một số quy định sau đây: Quy định về sử dụng phụ gia thực phẩm,

23

chất hỗ trợ chế biến trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm; Quy định về bao gói và ghi nhãn thực phẩm;Quy định về bảo quản thực phẩm”.

Nhằm đánh giá được mức độ bảo đảm an toàn cho thực phẩm trước khi đến tay người tiêu dùng, pháp luật về an toàn thực phẩm đã đặt ra những tiêu chuẩn nhất định cho thực phẩm và cả quá trình chế biến, phân phối thực phẩm an toàn. Những tiêu chuẩn này thường do Bộ Y tế ban hành và được gọi là các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia ATTP. Cụ thể, những quy chuẩn này quy định cho các vấn đề của thực phẩm an toàn như sau:

+ QCVN 01/2009/BYT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ăn uống

+ QCVN 02/2009/BYT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt

+ QCVN 6-1:2010/BYT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia Đối với nước khoáng thiên nhiên và nước uống đóng chai

+ QCVN 6-2: 2010/BYT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia Đối với sản phẩm đồ uống không cồn

+ QCVN 6-3: 2010/BYT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia Đối với sản phẩm đồ uống có cồn

+ QCVN 8-1: 2011/BYT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia Đối với giới hạn độc tố vi nấm trong thực phẩm

+ QCVN 8-2:2011/BYT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia Đối với giới hạn ô nhiễm kim loại nặng trong thực phẩm

+ QCVN 8-3: 2012/BYT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia Đối với ô nhiễm vi sinh vật trong thực phẩm

+ Quyết định số 46/2007/QĐ-BYT ngày 19/12/2007 của Bộ Y tế quy định giới hạn tối đa ô nhiễm sinh học và hóa học trong thực phẩm. (Các chỉ tiêu khơng được quy định tại các QCVN, TCVN thì áp dụng theo Quyết định này này).

+ Thông tư số 24/2019/BYT ngày 30/8/2019 của Bộ Y tế quy định về quản lý và sử dụng phụ gia thực phẩm.

24

+ Thông tư số 50/2016/TT-BYT ngày 30/12/2016 của Bộ Y tế quy định giới hạn tối đa dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong thực phẩm.

+ Thông tư số 24/2013/TT-BYT ngày 14/8/2013 của Bộ Y tế quy định mức giới hạn tối đa dư lượng thuốc thú y trong thực phẩm…

Nhờ đặt ra những quy chuẩn này, việc đánh giá mức độ an toàn của thực phẩm trở nên thuận tiện hơn rất nhiều. Cũng từ đó, có thể cơng nhận danh hiệu cho những sản phẩm thực phẩm đạt chuẩn để chúng tạo dựng được niềm tin với người tiêu dùng; đẩy lùi những thực phẩm không rõ nguồn gốc, kém an tồn và có thể gây nguy hại đến sức khoẻ con người.

Hai là, pháp luật về an tồn thực phẩm có vai trị quan trọng trong

việc ngăn chặn các hành vi vi phạm an toàn thực phẩm

Với việc quy định các điều cấm và hình thức xử phạt các cá nhân, tổ chức vi phạm, luật an tồn thực phẩm 2010 có vai trò quan trọng trong việc ngăn chặn các hành vi vi phạm an toàn thực phẩm. Cụ thể Điều 5, Luật An toàn thực phẩm 2010 quy định các hành vi nghiêm cấm như sau:“1. Sử dụng nguyên liệu không thuộc loại dùng cho thực phẩm để chế biến thực phẩm; 2. Sử dụng nguyên liệu thực phẩm đã quá thời hạn sử dụng, không rõ nguồn gốc, xuất xứ hoặc khơng bảo đảm an tồn để sản xuất, chế biến thực phẩm; 3. Sử dụng phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm đã quá thời hạn sử dụng, ngoài danh mục được phép sử dụng hoặc trong danh mục được phép sử dụng nhưng vượt quá giới hạn cho phép; sử dụng hóa chất khơng rõ nguồn gốc, hóa chất bị cấm sử dụng trong hoạt động sản xuất, kinh doanh thực phẩm; 4. Sử dụng động vật chết do bệnh, dịch bệnh hoặc chết không rõ nguyên nhân, bị tiêu hủy để sản xuất, kinh doanh thực phẩm; 5. Sản xuất, kinh doanh:Thực phẩm vi phạm quy định của pháp luật về nhãn hàng hóa; Thực phẩm không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng;Thực phẩm bị biến chất; Thực phẩm có chứa chất độc hại hoặc nhiễm chất độc, tác nhân gây ô nhiêm vượt quá giới hạn cho phép; Thực phẩm có bao gói, đồ chứa đựng khơng bảo đảm an toàn hoặc bị vỡ, rách, biến dạng trong q trình vận chuyển gây ơ nhiêm thực phẩm;Thịt hoặc sản phẩm được chế biến từ thịt chưa qua kiểm tra thú y hoặc đã qua kiểm tra nhưng không đạt yêu cầu; Thực phẩm không được phép sản xuất, kinh doanh để phòng, chống dịch bệnh;

25

Thực phẩm chưa được đăng ký bản cơng bố hợp quy tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong trường hợp thực phẩm đó thuộc diện phải được đăng ký bản công bố hợp quy; Thực phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ hoặc quá thời hạn sử dụng; 6. Sử dụng phương tiện gây ô nhiễm thực phẩm, phương tiện đã vận chuyển chất độc hại chưa được tẩy rửa sạch để vận chuyển nguyên liệu thực phẩm, thực phẩm; 7. Cung cấp sai hoặc giả mạo kết quả kiểm nghiệm thực phẩm; 8. Che dấu, làm sai lệch, xóa bỏ hiện trường, bằng chứng về sự cố an toàn thực phẩm hoặc các hành vi cố ý khác cản trở việc phát hiện, khắc phục sự cố về an toàn thực phẩm; 9. Người mắc bệnh truyền nhiễm tham gia sản xuất, kinh doanh thực phẩm; 10. Sản xuất, kinh doanh thực phẩm tại cơ sở khơng có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật;11. Quảng cáo thực phẩm sai sự thật, gây nhầm lẫn đối với người tiêu dùng; 12. Đăng tải, công bố thông tin sai lệch về an toàn thực phẩm gây bức xúc cho xã hội hoặc thiệt hại cho sản xuất, kinh doanh; 13. Sử dụng trái phép lòng đường, vỉa hè, hành lang, sân chung, lối đi chung, diện tích phụ chung để chế biến, sản xuất, kinh doanh thức ăn đường phố”.

Việc quy định rõ các hành vi phạm làm cơ sở cho các cơ quan chức năng căn cứ xử lý hành vi vi phạm, mặt khác giúp cho các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm biết và không vi phạm.

Ba là, pháp luật về an tồn thực phẩm có vai trị quan trọng trong việc nâng cao nhận thức của xã hội về vấn đề an toàn thực phẩm.

Luật An toàn thực phẩm 2010 và các văn bản hướng dẫn thi hành có các quy định cụ thể về việc thông tin, giáo dục, truyền thơng về an tồn thực phẩm từ đó góp phần nâng cao nhận thức của xã hội về vấn đề an toàn thực phẩm. Mục đích của thơng tin, giáo dục, truyền thông về ATTP nhằm nâng cao nhận thức về an toàn thực phẩm, thay đổi hành vi, phong tục, tập quán sản xuất, kinh doanh, sinh hoạt, ăn uống lạc hậu, gây mất an tồn thực phẩm, góp phần bảo vệ sức khỏe, tính mạng con người; đạo đức kinh doanh, ý thức trách nhiệm của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh với sức khỏe, tính mạng của người tiêu dùng thực phẩm. Luật quy định rõ yêu cầu, nội dung, đối tượng tiếp cận, hình thức thơng tin, giáo dục, truyền thông về ATTP cũng như trách

26

nhiệm của các bộ, ban, ngành, chính quyền các cấp, các cơ quan, đơn vị có liên quan trong thơng tin, giáo dục, truyền thơng về ATTP.

An tồn thực phẩm trong cả nước nói chung và của địa bàn tỉnh Hịa Bình nói riêng đang đặt ra nhiều vấn đề cần quan tâm bàn luận. Trên thực tế, nhiều sự kiện như việc tiếp tục sử dụng những hố chất cấm dùng trong ni trồng, chế biến nông thủy sản, thực phẩm, việc sản xuất một số sản phẩm kém chất lượng hoặc do quy trình chế biến hoặc do nhiễm độc từ mơi trường, đang gây ảnh hưởng xấu đến xuất khẩu và tiêu dùng. Các vụ ngộ độc thực phẩm do một số bếp ăn tập thể cung cấp, nhiều thơng tin liên tục về tình hình an tồn thực phẩm ở một vài nước trên thế giới, cộng thêm dịch cúm gia cầm tái phát, bệnh lở mồm long móng của lợn ở một số nơi trên đất nước càng làm bùng lên sự lo âu của cộng đồng.

27

Tiểu kết Chương 1

Trong chương 1, khi thực hiện nghiên cứu những vấn đề lý luận của pháp luật về an toàn thực phẩm, luận văn đã tập trung làm rõ những khái niệm cơ bản của liên quan đến an toàn thực phẩm và làm rõ những vấn đề cơ bản của pháp luật về an toàn thực phẩm, như khái niệm, các nguyên tắc và nội dung cơ bản của pháp luật về an toàn thực phẩm. Xuất phát từ vai trò và ý nghĩa quan trọng của pháp luật về an toàn thực phẩm, tác giả cũng đã tập trung phân tích, làm rõ sự cần thiết của pháp luật về an toàn thực phẩm cũng như vai trò của pháp luật về an toàn thực phẩm trong đời sống xã hội Việt Nam hiện nay.

Với những vấn đề lý luận cơ bản về an toàn thực phẩm được trình bày ở chương 1, là cơ sở cho việc phân tích pháp luật về ATTP tại Việt Nam và đánh giá thực hiện pháp luật về an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh Hịa Bình ở chương 2.

28

Chương 2

PHÁP LUẬT VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM TẠI VIỆT NAM VÀ THỰC TIỄN THỰC HIỆN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HỊA BÌNH

2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến thực hiện pháp luật về an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh Hịa Bình

Một phần của tài liệu Pháp luật về an toàn thực phẩm từ thực tiễn thực hiện tại tỉnh hòa bình (Trang 27 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)