Hoạt động cấp chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm

Một phần của tài liệu Pháp luật về an toàn thực phẩm từ thực tiễn thực hiện tại tỉnh hòa bình (Trang 54 - 56)

4.1 .Đối tượng nghiên cứu

7. Kết cấu của luận văn

2.3. Thực tiễn thực hiện pháp luật về an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh

2.3.3. Hoạt động cấp chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm

Theo quy định của pháp luật, giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an tồn thực phẩm do cơ quan có thẩm quyền cấp chính là cơ sở pháp lý để đảm bảo cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm đảm bảo các điều kiện về an toàn thực phẩm. Để được cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP theo quy định cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm phải đảm bảo các điều kiện về cơ sở vật chất; điều kiện về trang thiết bị dụng cụ; điều kiện về con người và nguồn gốc nguyên liệu thực phẩm. Nghị định 15/2018/NĐ-CP quy định:

1. Cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm khi hoạt động.

2. Điều kiện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 34 Luật an toàn thực phẩm.

49

"Cơ sở được cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an tồn thực phẩm khi có đủ các điều kiện sau đây:

a) Có đủ điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm phù hợp với từng loại hình sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo quy định tại Chương IV của Luật;

b) Có đăng ký ngành, nghề kinh doanh thực phẩm trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh."

Hoạt động cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm đối với cơ sở còn hiệu lực thuộc phạm vi quản lý của ngành Y tế: Tuyến tỉnh đạt 88%; tuyến huyện đạt 72%. Kết quả được nêu trong Bảng 2.1

Tuy nhiên cũng theo Nghị định này (Điều 12):

Các cơ sở sau đây không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm:

a) Sản xuất ban đầu nhỏ lẻ;

b) Sản xuất, kinh doanh thực phẩm khơng có địa điểm cố định; c) Sơ chế nhỏ lẻ;

d) Kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ; đ) Kinh doanh thực phẩm bao gói sẵn;

e) Sản xuất, kinh doanh dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm;

g) Nhà hàng trong khách sạn;

h) Bếp ăn tập thể khơng có đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm; i) Kinh doanh thức ăn đường phố;

Điều đáng nói là đối với Bếp ăn tập thể khơng có đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm ( bếp ăn bán trú của các trường học, bếp ăn tập thể khu công nghiệp) thuộc diện không phải cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm. Trong khi các cơ sở này cung cấp rất nhiều suất ăn/ngày ( có khi lên đến hàng nghìn suất/ ngày), nguy cơ xảy ra ngộ độc rất lớn nếu không đảm bảo các điều kiện về ATTP.

Việc quản lý các cơ sở thức ăn đường phố chưa được chú trọng. Đối với người kinh doanh, vì mưu sinh, vì lợi nhuận nên họ bất chấp nhập về

50

những loại thực phẩm kém chất lượng, ôi thiu, quá đát hay những loại thịt, rau, quả được ni lớn bằng chất kích thích tăng trưởng, chất tạo nạc. Họ tiếp tục vào vai những người phù thủy hóa phép để tất cả trở nên trắng sáng, xanh tươi và ngon ngọt bằng những loại hóa chất rẻ tiền. Dụng cụ chứa thức ăn thì khơng đạt tiêu chuẩn, thức ăn phần lớn không được che đậy, hay che đậy sơ sài, người bán hàng đều dùng tay bàn tay trần bốc thức ăn rồi đếm tiền. Các địa điểm bày bán thức ăn phần lớn được đặt ngay trên mặt đất, gần với cống rãnh, hố ga, nhà vệ sinh công cộng, bệnh viện, Quán ăn vỉa hè mọc lên kéo theo nhiều nguy cơ tiềm ẩn, dịch tiêu chảy cấp, dịch tả, ngộ độc thực phẩm luôn chực chờ để bộc phát bất cứ lúc nào. Nhiệm vụ này được giao cho chính quyền các xã, phường, thị trấn tuy nhiên do quản lý số lượng lớn cơ sở thức ăn đường phố, trong khi cán bộ phụ trách chỉ có 01 cán bộ lại khơng có chun mơn, nghiệp vụ, lại phải kiêm nhiệm nhiều công việc khác nên việc quản lý và xử lý các vấn đề đặt ra rất hạn chế, gần như là bỏ ngỏ.

Việc kiểm soát các nguy cơ gây mất ATTP: Thông qua hoạt động kiểm nghiệm mẫu giám sát mối nguy gây ô nhiễm thực phẩm và thanh tra, kiểm tra, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm đều có báo cáo đánh giá nguy cơ, trực tiếp xử lý và kiến nghị xử lý đối với các sản phẩm thực phẩm và cơ sở thực phẩm gây mất an toàn. Tuy nhiên hoạt động này chưa triển khai rộng và thường xun do kinh phí hạn hẹp. Ngồi ra, giám sát nguy cơ phần lớn dựa vào test kiểm nghiệm nhanh thực phẩm thường khơng có giá trị trong việc xử lý vi phạm hành chính.

Về tình hình ngộ độc thực phẩm, các bệnh truyền qua thực phẩm, việc khắc phục các sự cố về ATTP: Giai đoạn 2015-2019, tồn tỉnh Hịa Bình xảy ra 24 vụ ngộ độc thực phẩm và các ca lẻ tẻ, tổng 1.114 người mắc trong đó 04 người tử vong. Nguyên nhân do vi sinh vật có 241 ca; do hóa chất 205 ca; thực phẩm bị biến chất 576 ca; độc tố tự nhiên có 92. Trong đó, các trường hợp tử vong do sử dụng thịt cóc 02 người; rượu 01 người; nấm 01 người17

Một phần của tài liệu Pháp luật về an toàn thực phẩm từ thực tiễn thực hiện tại tỉnh hòa bình (Trang 54 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)