Công tác tổ chức bộ máy, con người, cơ sở vật chất, tài chính để

Một phần của tài liệu Pháp luật về an toàn thực phẩm từ thực tiễn thực hiện tại tỉnh hòa bình (Trang 51 - 52)

4.1 .Đối tượng nghiên cứu

7. Kết cấu của luận văn

2.3. Thực tiễn thực hiện pháp luật về an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh

2.3.1. Công tác tổ chức bộ máy, con người, cơ sở vật chất, tài chính để

để triển khai thực hiện

Tuyến tỉnh với ngành Y tế, Công Thương, Nông nghiệp và Phát triển nơng thơn, cơng tác an tồn thực phẩm được giao cho các Chi cục trực thuộc Sở với số công chức được giao thực hiện công tác thanh tra chuyên ngành an toàn thực phẩm từ 15-17 biên chế. Về trình độ chun mơn, gồm bác sỹ chun khoa, dược sĩ, cơng nghệ hóa thực phẩm và chuyên ngành lĩnh vực Y tế. Ngành Y tế cịn có hệ thống các Trung tâm Y tế huyện/thành phố, trong đó, có khoa an tồn thực phẩm, các viên chức thực hiện nhiệm vụ theo chế độ kiêm nhiệm.

Tại tuyến xã, phường, chỉ riêng ngành Y tế mới có hệ thống quản lý nhà nước về ATTP tại tuyến xã, phường trong đó 151 UBND xã, phường (quản lý nhà nước) và 151 Trạm Y tế (thực hiện chuyên môn, nghiệp vụ). Số lượng nhân lực làm công tác ATTP tại Trạm y tế phường, xã là 01 người/phường, xã nhưng chủ yếu là kiêm nhiệm. 151/151 phường, xã đều có Ban chỉ đạo an toàn thực phẩm do Chủ tịch Ủy ban nhân dân làm Trưởng ban. Hàng năm, Sở Y tế chủ trì tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh triển khai đầy đủ các nhiệm vụ về an toàn thực phẩm sau khi lấy ý kiến góp ý của các Sở, ngành bao gồm: Xây dựng Kế hoạch triển khai thực hiện cơng tác an tồn thực phẩm Tết Nguyên đán, Tháng cao điểm trong năm, Tết Trung thu, công tác hậu kiểm. Tổ chức họp Ban chỉ đạo an toàn thực phẩm; Giao Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tổ chức hội nghị về ATTP; tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ về ATTP cho tuyến huyện/TP; tập huấn kiến thức hoặc phổ biến văn bản mới về ATTP cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm; triển khai công tác tuyên truyền về ATTP; triển khai hoạt động kiểm tra về ATTP tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm; triển khai hoạt động giám sát ATTP phòng chống ngộ độc thực phẩm; báo cáo thống kê đầy đủ và kịp thời;

46

triển khai hoạt động cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP; hoạt động kiểm tra, cấp giấy xác nhận kiến thức về ATTP; ký cam kết bảo đảm ATTP; triển khai hoạt động kiểm tra, chỉ đạo tuyến tại các huyện/TP.

Tỉnh Hịa Bình có 02 cơ sở kiểm nghiệm là Trung tâm Kiểm soát bệnh tật và Trung tâm Kiểm nghiệm dược phẩm, mỹ phẩm (thuộc Sở Y tế) với nhu cầu đánh giá, chứng nhận sự phù hợp quy chuẩn kỹ thuật về ATTP như hiện nay, thì cả 02 cơ sở kiểm nghiệm này chưa thể đáp ứng được nhu cầu thực tế của địa phương.

Những năm trở lại đây, tỉnh Hịa Bình đã quan tâm đầu tư ngân sách cho công tác quản lý ATTP. Trong giai đoạn 2015 – 2019, ngân sách trung ương cấp là 8,753 tỷ đồng (kinh phí chương trình mục tiêu quốc gia ATTP cấp cho tỉnh Hịa Bình); ngân sách địa phương cấp là 1,356 tỷ đồng, ngồi ra, cịn có nguồn thu từ phí quản lý ATTP; tiền thu từ xử lý vi phạm hành chính được trích lại để phục vụ trực tiếp cho công tác quản lý ATTP.Tuy nhiên, thực tế nguồn kinh phí dành cho hoạt động trong lĩnh vực này chưa đáp ứng nhu cầu đặt ra.

Một phần của tài liệu Pháp luật về an toàn thực phẩm từ thực tiễn thực hiện tại tỉnh hòa bình (Trang 51 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)