Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về an toàn

Một phần của tài liệu Pháp luật về an toàn thực phẩm từ thực tiễn thực hiện tại tỉnh hòa bình (Trang 52 - 54)

4.1 .Đối tượng nghiên cứu

7. Kết cấu của luận văn

2.3. Thực tiễn thực hiện pháp luật về an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh

2.3.2. Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về an toàn

vệ sinh thực phẩm

Sau khi Luật An toàn thực phẩm được ban hành, Chi cục An toàn thực phẩm được giao tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh Hịa Bình tổ chức hội nghị phổ biến, quán triệt các nội dung cơ bản của Luật An toàn thực phẩm đến Thủ trưởng các cơ quan, ban, ngành, mặt trận, đoàn thể tỉnh; Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, thành phố; Hội Cựu chiến binh, Hội Phụ nữ, Hội Nơng dân, Đồn Thanh niên… Đồng thời in phát tờ rơi, thông điệp tuyên truyền Luật An toàn thực phẩm, đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, phổ biến rộng rãi Luật An toàn thực phẩm đến các tầng lớp nhân dân trên địa bàn.

Xác định vai trò quan trọng của công tác đảm bảo ATTP, tỉnh Hịa Bình nghiêm túc triển khai phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực an toàn thực phẩm tới các ban, ngành, đoàn thể của tỉnh, huyện, thành phố và phường, xã, các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực

47

phẩm trên địa bàn tỉnh, đồng thời, tổ chức các đợt tuyên truyền cao điểm truyền thơng về an tồn thực phẩm vào các dịp Tết Nguyên đán, Tháng hành động vì an tồn thực phẩm, Tết Trung thu và các lễ hội được tổ chức trên địa bàn. Tăng cường tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng nhằm hướng dẫn nhân dân lựa chọn và sử dụng thực phẩm đảm bảo chất lượng ATTP, góp phần bảo vệ sức khỏe, quyền lợi người tiêu dùng, đáp ứng yêu cầu phát triển và hội nhập trong thời kỳ mới.

Công tác truyền thông về ATTP đã được quan tâm thường xuyên, đa dạng hóa hình thức tun truyền như qua Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, hệ thống phát thanh của các phường, xã, treo băng rơn, phát tờ rơi, áp phích, đĩa hình, đĩa tiếng; nói chuyện chuyên đề về ATTP, Hội nghị, hội thảo, họp ban chỉ đạo, họp các đoàn thể và cộng đồng dân cư…, chú trọng tuyên truyền có trọng tâm, trọng điểm trên các phương tiện thơng tin đại chúng về Luật An toàn thực phẩm và các văn bản hướng dẫn thực hiện, các kiến thức về ATTP đối với các nhóm đối tượng. Bên cạnh đó, các phịng, ban, ngành, đồn thể tỉnh đều lồng ghép nội dung tuyên truyền thực hiện các quy định của pháp luật về ATTP cho cán bộ, đoàn viên, hội viên trong các hoạt động chuyên mơn nhằm phịng ngừa ngộ độc thực phẩm và bệnh truyền qua thực phẩm; tổ chức tập huấn kiến thức cho cán bộ làm công tác ATTP từ tỉnh đến xã, phường, các chủ cơ sở và người sản xuất, kinh doanh, chế biến thực phẩm... Đặc biệt, đã phát huy vai trò của người tiêu dùng trong việc giám sát chất lượng thực phẩm, cung cấp thông tin về thực phẩm không đảm bảo ATTP để góp phần phát hiện, ngăn chặn, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về ATTP, ảnh hưởng đến sức khỏe của nhân dân trên địa bàn.

Trong giai đoạn từ năm 2015 - 2019, tỉnh đã tổ chức nhiều chiến dịch truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng. Cụ thể, hàng năm tổ chức lễ phát động Tháng hành động vì chất lượng vệ sinh an tồn thực phẩm với hơn 50.800 người tham dự; tổ chức phát thanh trên Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh với 48.450 lượt, 115 phóng sự, 370 bài viết về công tác đảm bảo ATTP.

Cùng với chiến dịch truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng, cơng tác tập huấn, nói chuyện, truyền thơng trực tiếp về các quy định

48

của pháp luật trong lĩnh vực đảm bảo ATVSTP cũng được đẩy mạnh. Từ năm 2015 - 2019, tỉnh đã thực hiện 507 buổi nói chuyện, 150 hội thảo, hội nghị với hơn 7.500 người tham dự.

Qua công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật ATTP đã từng bước nâng cao nhận thức của người dân về ATTP, về tầm quan trọng của công tác bảo đảm ATTP, giúp cho người tiêu dùng hiểu biết về quyền lợi của mình và tác hại của việc sử dụng thực phẩm khơng an tồn. Tuy nhiên cơng tác này vẫn chưa được thực hiện thường xuyên, chỉ tập trung vào những tháng cao điểm trong năm; nội dung tuyên truyền chưa phong phú; trách nhiệm của một số địa phương, cơ quan, đơn vị trong tuyên truyền còn hạn chế nên nhận thức của người dân về ATTP vẫn chưa cao. Hịa Bình là tỉnh miền núi, mặt bằng dân trí thấp, địa bàn sinh sống của nhiều dân tộc anh em, với phong tục, tập quán, văn hóa đa dạng, đời sống kinh tế cịn khó khăn, đặc biệt là đối với đồng bào dân tộc thiểu số vùng đặc biệt khó khăn. Do đó, hiệu quả cơng tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về an tồn thực phẩm cịn hạn chế, chưa tạo được sự chuyển biến trong nhận thức làm thay đổi hành vi chấp hành các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm.

Một phần của tài liệu Pháp luật về an toàn thực phẩm từ thực tiễn thực hiện tại tỉnh hòa bình (Trang 52 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)